Tiến bộ mới trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Với việc ứng dụng và điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf có tỷ lệ thành công cao, hiệu quả trong điều trị giúp giảm tỷ lệ tai biến, biến chứng cho bệnh nhân.
Đặc biệt, bệnh nhân có thể vận động bình thường được ngay sau khi được bác sĩ can thiệp bằng thủ thuật.
Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Những tiến bộ mới trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf” do Bênh viện Đa khoa Hà Đông phối hợp với Công ty cổ phần Trang thiết bị Đại Dương tổ chức.
Tại hội thảo các bác sĩ đã thực hiện trực tiếp cho hai bệnh nhân. (Ảnh: Đào Hiền)
Theo các chuyên gia y tế, suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng để lại những biến chứng khó chữa như: Chàm da, loét chân không lành, ra máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu… Thậm chí người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu bị tắc động mạch do hình thành các cục máu đông.
Nhiều bệnh nhân được hưởng lợi từ kỹ thuật điều trị tiên tiến này (Ảnh: Đào Hiền)
Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bệnh nhân có cơ hội được điều trị hiệu quả căn bệnh này và có thể vận động bình thường được ngay sau khi được bác sĩ can thiệp bằng thủ thuật.
Tại Hội thảo khoa học các bác sĩ Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện trực tiếp hai ca bệnh là chị Đàm thị Hoài Thu 39 tuổi và bà Vũ Thị Dung 59 tuổi, đều ở Hà Nội bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới từ nhiều năm và đều ở mức nặng. Dưới sự chỉ đạo và giám sát của các chuyên gia đầu ngành về suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp Laser, Rf, ca thủ thuật đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Video đang HOT
Nguyễn Minh – Đào Hiền
Theo laodongthudo
7 thực phẩm ngăn ngừa cục máu đông chết người
Các cục máu đông bị kẹt sâu trong tĩnh mạch chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu, hay DVT, và chúng có thể gây chết người. Các cục máu đông không chỉ ngăn chặn dòng máu đến khu vực bị ảnh hưởng, đôi khi nó có thể bị đứt ra và di chuyển đến tim hoặc phổi nơi nó có khả năng gây tử vong.
Một số bệnh làm tăng nguy cơ mắc DVT, bao gồm ung thư, bệnh tim, bệnh viêm ruột và rối loạn đông máu di truyền. Nhưng có nguy cơ cho bất cứ ai, ngay cả khi không có các tình trạng bệnh này. Đó là lý do tại sao việc nhận thức được vai trò của chế độ ăn uống trong sự hình thành DVT là rất quan trọng. Thực sự có rất nhiều thứ mà bạn có thể làm để tạo sự khác biệt.
May mắn thay, DVT là có thể điều trị nếu bạn phát hiện đủ sớm. Nhưng tại sao phải mạo hiểm khi rất dễ dàng để giảm đáng kể tỷ lệ phát triển cục máu đông chỉ bằng cách ăn nhiều thực phẩm ngon hơn?
1. Uống thêm nước
Một yếu tố góp phần nghiêm trọng vào cục máu đông là mất nước. Khi bạn không có đủ nước trong máu, nó sẽ đặc lại. Điều này làm tăng nguy cơ đông máu. Mặc dù các chuyên gia gần đây đã nghi ngờ về khuyến nghị tiêu chuẩn về 6 đến 8 ly nước 230ml mỗi ngày, đảm bảo uống ít nhất là nhiều nước có thể giúp bạn yên tâm.
Một cách khác để kiểm tra xem bạn có nhận đủ nước hay không là nhìn vào màu của nước tiểu. Nước tiểu nên có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu. Nếu nước tiểu có màu cam hoặc nâu, thì nghĩa là bạn không nhận đủ nước để giảm nguy cơ mắc DVT.
2. Ăn một quả kiwi
Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau rất quan trọng đối với sức khỏe ở nhiều cấp độ, bao gồm cả việc phòng ngừa DVT. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oslo ở Na Uy cho biết quả kiwi ngăn ngừa cục máu đông nguy hiểm tốt hơn những loại quả khác. Nghiên cứu của họ cho thấy những người ăn 2-3 quả kiwi mỗi ngày có hoạt hóa tiểu cầu, một cơ chế làm đông máu, thấp hơn so với những người không ăn.
Giảm hoạt hóa tiểu cầu làm giảm nguy cơ đông máu và kiwi cũng được thấy là giảm mức cholesterol. Nhưng đừng lo lắng nếu bạn không thích như kiwi. Các loại trái cây khác có chứa salicylat, có tác dụng ức chế đông máu, bao gồm cam, dâu tây, quả việt quất, quả nam việt quất, nho, nho khô và mận khô.
3. Thêm gia vị
Một trong những cách dễ nhất và hương vị nhất để giảm nguy cơ DVT là ăn nhiều tỏi. Bắt đầu từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã sử dụng tỏi làm thuốc. Tỏi có khả năng đặc biệt làm loãng máu cùng với hương vị cay nồng.
Nhưng không phải chỉ có tỏi. Nhiều loại thảo mộc và gia vị khác có nhiều salicylat bao gồm húng tây, cà ri, nghệ, ớt cayenne, ớt paprika, cam thảo, bạc hà và gừng. Đừng mắc kẹt trong quan niệm rằng một chế độ ăn uống lành mạnh phải nhạt nhẽo - hãy thêm gia vị vào đó.
4. Chuyển sang dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu lành mạnh hơn nhiều so với các loại dầu thực vật đối với sức khỏe tim mạch nói chung, bao gồm nguy cơ phát triển cục máu đông. Tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition đã kết luận rằng phenol trong dầu ô liu nguyên chất có thể làm giảm mức độ của một số chất trong máu thúc đẩy cục máu đông.
Rất dễ sử dụng dầu ô liu để nấu ăn, nhưng bạn cũng có thể chưng nó với tỏi và các loại thảo mộc chống đông máu khác để tạo ra một loại nước sốt tuyệt vời cho salad và bánh mì.
5. Các loại hạt có vỏ cứng và ngũ cốc nguyên hạt
Cả hạt có vỏ cứng và ngũ cốc nguyên hạt đều giàu vitamin E, là chất chống đông máu tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều vitamin E không chỉ có thể làm giảm nguy cơ phát triển cục máu đông đầu tiên mà còn ngăn chặn những người đã bị DVT tái phát các cục máu đông.
Những lựa chọn tốt về thực phẩm bao gồm quả óc chó, hạnh nhân và hạt phỉ. Các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì và đậu lăng cũng rất giàu vitamin E.
6. Tập trung vào cá và hạt lanh
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp làm loãng máu và ngăn ngừa cả cục máu đông và đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung thêm 1,8g axit béo omega-3 vào chế độ ăn mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể lưu lượng máu và giảm độ dày của động mạch.
Nguồn omega-3 được biết đến nhiều nhất là cá, đặc biệt là cá hồi, cá trích, cá thu, và cá cơm. Nhưng cũng có những nguồn thực vật tuyệt vời dành cho những người không thích mùi vị của cá. Hạt lanh và hạt hướng dương là những nguồn omega-3 phong phú.
7. Rượu vang đỏ hoặc nước nho
Đây là tin tốt. Ly rượu vang mà bạn thưởng thức vào bữa tối thực sự có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của cục máu đông. Rượu vang đỏ đặc biệt tốt vì nó chứa một lượng cao flavonoid ngăn ngừa cục máu đông nhờ kiểm soát sản sinh tiểu cầu. Nếu bạn không uống rượu, nước nho đỏ cũng hữu ích.
Và ngay cả khi rượu vang không phải là thứ đồ uống ưa thích của bạn, thì rượu nói chung cũng là một chất làm loãng máu mạnh. Nó có vẻ hoạt động bằng cách giảm kết tập tiểu cầu và nồng độ fibrinogen (fibrinogen là một yếu tố gây đông máu), đồng thời làm tăng fibrinolysis, là quá trình làm tan cục máu đông.
Lời cuối cùng: Hạn chế chất béo trans
Chúng ta đã nói rất nhiều về các loại thực phẩm nên được thêm vào chế độ ăn để giảm nguy cơ đông máu và DVT nguy hiểm. Chúng đều là những thực phẩm ngon lành và không quá khó ăn. Nhưng không có gì là hoàn toàn dễ dàng khi nói đến sức khỏe. Bạn cũng phải chú ý đến việc giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo trans.
Chất béo bão hòa làm tăng viêm, và điều này khiến máu khó lưu thông tự do. Do đó, điều quan trọng là phải hạn chế các sản phẩm sữa nguyên kem, thịt mỡ và các loại snack cả mặn và ngọt. Thực phẩm đóng gói cũng che giấu một lượng chất béo đáng kể, vì vậy hãy chắc chắn đọc nhãn ghi trên bao bì.
Tin tốt là một khi bạn đã tăng hương vị thực phẩm bằng các loại thảo mộc và gia vị được đề nghị ở trên, uống nhiều nước hơn và thưởng thức nhiều trái cây và các loại hạt, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn với chế độ ăn hàng ngày và ít thèm các chất béo hơn. Và cuối cùng, một trong những nguy cơ lớn nhất đối với DVT là lối sống ít vận động, vì vậy hãy đảm bảo bạn vận động đủ mỗi ngày, cho dù không thể đi đến phòng tập thể dục.
Cẩm Tú
Theo HHD/Dân trí
Phẫu thuật nối tai gần đứt lìa cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã cấp cứu cho một bệnh nhận bị tai nạn giao thông trong tình trạng chấn thương vùng đầu mặt tai, nghiêm trọng hơn là phần tai phải bị đứt lìa gần như hoàn toàn. Sau khi khẩn trương sơ cấp cứu cho bệnh nhân, qua thăm khám các bác sĩ nhận định phần tai...