Tiễn biệt nhà Việt Nam học kỳ cựu, chuyên gia Biển Đông nổi tiếng người Nga
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 11/9, tại Bệnh viện Lâm sàng thành phố số 79 mang tên Yudin ở thủ đô Moskva (Nga) đã diễn ra lễ viếng Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử Grigory Mikhailovich Lokshin, nhà Việt Nam học kỳ cựu, chuyên gia nổi tiếng của Nga về Biển Đông, nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga (RAN). Ông qua đời ngày 7/9 sau một thời gian dài lâm bệnh.
Đại sứ Việt Nam tại LB Nga phát biểu tại lễ tang.
Tham dự lễ viếng có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi cùng các cán bộ của Đại sứ quán, đại diện của Hội người Việt Nam tại LB Nga, Hội hữu nghị Nga – Việt, Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN trực thuộc Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga (RAN), gia đình thân quyến, các bạn bè Nga và Việt Nam của ông.
Đại sứ Đặng Minh Khôi đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến, bạn bè và đồng nghiệp của ông Lokshin. Đại sứ nhấn mạnh ông Lokshin là người bạn gần gũi của nhân dân Việt Nam, sẽ mãi mãi ở trong trái tim của tất cả những người bạn Việt Nam và những người quen biết ông như một chiến sĩ đấu tranh vì hòa bình và công bằng.
Video đang HOT
Ông Grigori M. Lokshin sinh ngày 1/4/1938. Năm 1961, ông tốt nghiệp Đại học quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO) và 3 năm sau bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ cũng tại trường này với đề tài “Phong trào giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1964″.
Tại Đại hội lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô (1961), ông Lokshin tham gia tổ phiên dịch tiếng Việt trực tiếp đầu tiên. Từ năm 2007, ông giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga – Việt và trở thành nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga (RAN) nay là Viện Trung Quốc và châu Á đương đại.
Ông Lokshin là tác giả rất nhiều bài khoa học và bài báo về các vấn đề của phong trào giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam, về chính sách của Mỹ và Liên Xô ở Đông Nam Á, là chuyên gia hàng đầu về Biển Đông và ASEAN không chỉ ở Nga mà còn nổi tiếng trên thế giới. Ông là thành viên không thể thiếu trong các diễn đàn về Đông phương học, nơi các báo cáo của ông luôn thu hút sự chú ý bởi tính độc đáo, khả năng phán đoán nhạy bén và sự sinh động trong cách trình bày.
Quang cảnh lễ tang ông Lokshin.
Ông Lokshin đã 2 lần được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Hữu nghị cũng như nhiều huy chương.
Quan chức Nhà Trắng nói Mỹ tặng thêm Việt Nam 4,1 triệu liều vaccine Pfizer
Mỹ đang vận chuyển thêm hơn 4,1 triệu liều vaccine Pfizer cho Việt Nam, nâng tổng số vaccine hỗ trợ Việt Nam lên hơn 17,5 triệu liều, AFP dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho hay.
Lô vaccine do Mỹ hỗ trợ Việt Nam thông qua cơ chế Covax ở sân bay Nội Bài, Hà Nội ngày 10/7 (Ảnh minh họa: UNICEF Việt Nam).
Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức cấp cao của Nhà Trắng ngày 23/11 cho biết, 4.149.990 liều vaccine Pfizer đang được Mỹ chuyển cho Việt Nam. Lô vaccine này bắt đầu được vận chuyển từ ngày 23/11, nâng tổng số vaccine Covid-19 mà Mỹ hỗ trợ Việt Nam lên gần 17,6 triệu liều.
Mỹ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 30,2 triệu USD nhằm ứng phó với Covid-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tiếp nối hoạt động hợp tác và đầu tư lâu dài của Mỹ vào cơ sở hạ tầng y tế của Việt Nam, Mỹ đã hỗ trợ mọi trụ cột thiết yếu nhằm giúp một quốc gia ứng phó với dịch bệnh.
Sự hỗ trợ của Mỹ bao gồm các khóa đào tạo trực tuyến dành cho hàng nghìn nhân viên y tế, công nghệ giải trình tự gen giúp Việt Nam phát hiện các biến thể của virus, cung cấp thiết bị xét nghiệm và thiết bị bảo quản vaccine cũng như các thiết bị thiết yếu cho bệnh nhân như máy thở, máy làm giàu ôxy và bình ôxy lỏng.
Đến nay, Mỹ đã hỗ trợ gần 270 triệu liều cho 110 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhiều hơn số vaccine của tất cả các nước khác chia sẻ. Đối phó đại dịch Covid-19 là một trong những ưu tiên chính của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1 năm nay. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng nhấn mạnh, việc cung cấp vaccine cho nước ngoài phải đi đôi với các nỗ lực trong nước.
Mỹ đang hợp tác với các nhà sản xuất vaccine của Mỹ nhằm tăng nguồn cung cho toàn thế giới, đồng thời hợp tác với các đối tác nhằm mở rộng năng lực sản xuất vaccine Covid-19 trên toàn cầu nhằm chấm dứt đại dịch Covid-19.
"Như Tổng thống đã nói, nước Mỹ sẽ trở thành kho vaccine trong cuộc chiến toàn cầu ứng phó Covid-19", quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết.
Việt Nam kêu gọi thúc đẩy tiến trình chính trị tiến tới bầu cử ở Libya Ngày 23/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về tình hình tại Libya. Cuộc họp có sự tham dự của ông Karim Khan, công tố viên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) và Đại sứ Taher El-Sonni, Trưởng Phái đoàn Libya tại LHQ. Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ. Ảnh:...