Tiêm xong vaccine, nhiều người nước ngoài nóng lòng trở lại Việt Nam
Với chứng nhận đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19, nhiều người nước ngoài chờ mong nhập cảnh Việt Nam để tiếp tục công việc hoặc định cư lâu dài.
“Tôi đã được tiêm đủ vaccine Pfizer từ giữa tháng 2. Tôi rất mong sớm được trở lại Việt Nam”, Charlie Bowland, cựu chiến binh đang sinh sống tại Maryland, Mỹ, cho biết.
Ông càng háo hức hơn trong tháng này, sau khi giới chức Việt Nam công bố ba nhóm người có thể nhập cảnh bằng “hộ chiếu vaccine”, bao gồm người Việt ở nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế đã tiêm chủng.
Bowland đến Việt Nam từ năm 2011 để làm nhiều công việc từ thiện. Ông quyên góp cho người nghèo, dạy tiếng Anh cho trẻ em tại TP HCM, Đà Lạt, Phú Quốc. Ông cho biết đã kết bạn với nhiều người và cảm thấy Việt Nam như quê hương thứ hai.
Song đại dịch năm 2020 khiến cuộc sống và các kế hoạch của ông đảo lộn. Sau khi tiêm vaccine ở quê nhà, hồi tháng 4, Bowland gửi thư đến Đại sứ quán Việt Nam tại Washington, đề nghị được trở lại.
“Lần này tôi sẽ xem xét mua nhà ở Việt Nam để ở lại lâu hơn”, ông nói.
Charlie Bowland chụp ảnh tại một nhà thờ ở TP.HCM, năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Bowland sẵn lòng làm các xét nghiệm và thực hiện thủ tục cách ly (nếu có) để trở lại Việt Nam. Ông từng nhiễm nCoV, ông có giấy xét nghiệm âm tính và chứng nhận đã tiêm vaccine hai liều.
Hiện nay, khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cần cách ly tập trung 14 ngày. Hôm 15/4, Cục trưởng Y tế dự phòng Đặng Quang Tuấn đề xuất người nhập cảnh có hộ chiếu vaccine sẽ cách ly tập trung 7 ngày, xét nghiệm hai lần, nếu âm tính cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú thêm 7 ngày.
Tại Anh, Rebecca Jennings đã tiêm hai liều vaccine Pfizer hồi tháng 2. Cô muốn trở lại Việt Nam để làm giáo viên. Ở quê nhà, cô hiện làm nghề giữ trẻ.
“Tôi nhớ việc giảng dạy. Tôi nhớ một đất nước với những con người dễ mến, thời tiết và ẩm thực tuyệt vời”, cô nói.
Với chương trình thí điểm hộ chiếu vaccine mà Việt Nam đang xem xét triển khai, Jennings thấy tia hy vọng có thể quay lại Hà Nội. Nhưng cô cũng nhận ra sang Việt Nam ngay lúc này khá tốn kém. Cô hy vọng có thể trở lại vào tháng 7 hoặc tháng 8. Cũng như ông Bowland, cô nói sẵn sàng làm các xét nghiệm, cách ly hay “bất cứ điều gì khác” khi đến Việt Nam. Jennings hy vọng mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường.
Rebecca Jennings (trái) với những người bạn ở tỉnh Thanh Hoá, năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Là nhân viên tư vấn nhập cư tại TP HCM, Rey Concepcion, người gốc Philippines, biết rằng không dễ để tiêm phòng Covid-19 ở Việt Nam ngay lúc này. Vì vậy, anh đã bay đến Canada, tiêm vaccine Moderna hồi tháng 3 và được cấp chứng chỉ tiêm chủng. Anh đang chờ đợi trở lại Việt Nam và tiếp tục công việc kinh doanh của mình.
Concepcion mong muốn có thể bỏ qua kỳ cách ly vì đã tiêm chủng, song vẫn sẵn lòng thực hiện theo quy định nếu giới chức yêu cầu.
“Việt Nam đã kiểm soát được Covid-19 nhờ những quy định chặt chẽ. Tôi rất vui vì điều này”, anh nói.
Theo đề án thí điểm hộ chiếu vaccine dự kiến áp dụng ở tỉnh Quảng Nam, du khách quốc tế muốn nhập cảnh cần có giấy chứng nhận tiêm chủng, được các tổ chức quốc tế và cơ quan chức năng của Việt Nam công nhận, cấp trước khi nhập cảnh 3-5 ngày. Du khách cũng chỉ được phép ở các khu vực được chỉ định trong tỉnh trong thời gian lưu trú.
Yuliana Leon, một giáo viên ở Hà Nội, trở về quê nhà Mexico vào kỳ nghỉ hồi tháng 2 năm ngoái, muốn trở lại Việt Nam. Leon sẵn sàng cách ly, song hy vọng được lựa chọn khách sạn linh hoạt hơn. Cô dự định sẽ sang Mỹ tiêm chủng rồi xuất phát từ đó, nếu Việt Nam mở cửa biên giới.
“Tôi vẫn đang chờ đợi. Tôi nhớ Việt Nam rất nhiều”, cô nói.
Việt Nam sang ngày thứ 27 không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
6h ngày 29/9, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, số người nhiễm SARS-CoV-2 được công bố chữa khỏi là 999/1077.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, hiện có 16.829 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly tại nước ta. Trong đó, 272 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 10.995 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 5.562 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Việt Nam có 999/1.077 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, không còn bệnh nhân COVID-19 nặng. Trong số các bệnh nhân còn lại, 2 người có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần, 4 người âm tính 2 lần và 13 người âm tính 3 lần với SARS-CoV-2.
Số ca tử vong do COVID-19 ở nước ta là 35, đa số là người cao tuổi, có bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, tiểu đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Video: Quy trình lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới trong sáng 28/9 Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia sáng 28/9 cho biết Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới, như vậy đã 26 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Nhân viên y tế làm nhiệm vụ. (Ảnh: TTXVN) Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia sáng 28/9 cho biết Việt Nam không có...