Tiệm vàng đìu hiu chờ khách
Sau khi Thông tư 22 của Bộ KH&CN về Quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ có hiệu lưc, tại TP Cần Thơ thị trường vàng trầm lắng hẳn, thậm chí nhiều điểm mua bán đã đóng cửa vì việc kinh doanh ế ẩm.
Tiệm vàng Minh Oanh sáng 5/6 đóng cửa
Theo thống kê của sở Công thương TP Cần Thơ hiện Cần Thơ có gần 1.000 điểm kinh doanh vàng lớn nhỏ và gia công tại nhà. Trong đó đa phần sản xuất bằng thủ công nên việc đáp ứng theo quy định của Thông tư 22 về sai số chỉ từ 0,1-0,3%o tùy theo tuổi vàng là rất khó thực hiện. Trong khi đó trước thông tin về thông tư 22 lan rộng người dân e ngại việc mua sắm nữ trang, vàng trong lúc này. Nếu mua thì cũng đòi hỏi thẩm định chất lượng đàng hoàng thì mới chịu mua nên các tiệm vàng rất khó khăn.
Chị Phùng Thanh Mỹ Lệ chủ tiệm vàng Mỹ Thành, Tung Tâm TM Cái Khế, cho biết, từ trước đến nay thì các cơ sở vàng gia công theo phương pháp thủ công, cho nên để đạt được sai số theo của Thông tư 22 là rất khó và các doanh doanh nghiệp sẽ chịu lỗ. Ví Dụ: gia công 1 chỉ vàng, khi qua quá trình gia công (kéo, cắt, mài, làm bóng…) thì 1 chỉ sẽ còn được 9,3 phân thôi, và 0,7 phân mà trong quá trình gia công đó mình gom lại để tái chế thì chỉ thu được một nữa vậy doanh nghiệp phải chịu lỗ 0,35 phân. Còn nếu gia công đúng theo sai số của Thông tư sai số 0,03 thì các cơ sở rất khó đạt được vì vừa chịu lỗ và chỉ số đó quá khắt khe.
Các tiệm vàng ở Cần Thơ thưa thớt khách
Cũng theo chị Lệ: “nếu sử dụng các máy móc tân tiến theo tiêu chuẩn Châu Âu thì việc sai số là không đáng kể, nhưng để có thể nhập được những máy móc như vậy thì chỉ có một số doanh nghiệp lớn mới đủ khả năng. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đang sử dụng phương pháp gia công bằng thủ công và lượng thợ Bạc cũng rất nhiều, một doanh nghiệp vừa cũng khoảng 30 người, doanh nghiệp lớn thì có vài trăm người mà giờ áp dụng máy móc vào gia công thì thợ Bạc sẽ mất việc và không có việc làm, và khi áp dụng máy móc hiện đại đồng nghĩa với tiền công sẽ tăng lên, tiền công tăng lên thì người dân sẽ không dám mua vàng, trang sức…và việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn”- Chị Lệ nói.
Chị Đỗ Thị Kim Yến, chủ tiệm Vàng Kim Yến, ở Trung Tâm Thương mại Cái Khế, cho biết: Thông tư 22 cần quy định chi tiết hơn nữa về tỷ lệ sai số vàng cho phép giữa các loại trang sức bọng và đúc. Thay vì trước đây, các tiệm vàng chỉ niêm yết hai loại là vàng 24k và 18 k. thì nay, tiệm đã chia bảng chi tiết hơn: vàng 98%, 96%, vàng 75% và 68%.
Hiện nay tiệm vẫn chưa có con dấu đóng tuổi vàng, để đối phó với thông tư 22, trước mắt phải chủ động hạ tuổi vàng trên bảng báo giá, vàng 24k (9.999) còn 23k, vàng trang sức 18k hạ còn 16k… “tôi nghĩ Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp có thể thực hiện đúng theo thông tư, cũng như có cuộc họp để đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho các doanh nghiệp”. Chị Yến nói.
Video đang HOT
Tiệm vàng Thảo Lực, sáng 5/6 đìu hiu khách
Còn anh Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực, cũng ở Trung Tâm TM Cái Khế, cho biết, để đạt được sai số như thông tư 22 đưa ra là điều rất khó. Với lại, hiện nay số lượng vàng tồn kho rất nhiều nếu đem đi gia công lại thì doanh nghiệp sẽ lỗ và mất rất nhiều thời gian. Còn để xác định độ tuổi, cũng như hàm lượng kim loại quý thì hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa có máy móc để xác định được, điều này rất khó cho các doanh nghiệp vì chi phi máy móc khá đắt tiền, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng để nhập về. “Theo tôi, trước mắt Nhà nước nên đầu tư mỗi vùng một có một khu kiểm định chất lượng đúng theo tiêu chuẩn, để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp rồi từ từ khắc phục”-anh Lực cho biết.
Anh Lực cũng chia sẽ thêm, ngay sau khi Thông Tư 22 gửi về thì lượng khách hàng cũng giảm hẳn, thậm chí có nhiều khách hàng chỉ đến hỏi rồi đi, nhiều khách hàng sợ mua phải hàng tồn kho, vàng không đủ tuổi không đúng như tiêu chuẩn của thông tư chỉ có một số người thực cần vàng cho việc cưới hỏi hay quà tặng thì mới mua..
Hiện nay, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Thương mại Cái Khế (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều), là nơi tập trung nhiều điểm kinh doanh buôn bán vàng nhất TP Cần Thơ mấy ngày qua khách đìu hiu thưa thớt. Có một số tiệm vàng đã đóng cửa, tiệm lớn thì đóng bớt một hai gian, thu hẹp việc mua bán. Còn lại mở cửa cầm chừng cho có chứ cũng không có khách hàng giao dịch mua bán nhiều.
Phạm Tâm – Viết Bắc
Theo Dantri
Hà Nội: Người dân vẫn lúng túng khi đăng ký xe máy điện
Theo quy định của Thông tư 15/2014 của Bộ Công an, từ ngày 1/6, xe máy điện sẽ không được lưu hành nếu chưa đăng ký biển số và có thể bị xử lý như xe môtô, xe gắn máy.
Tuy nhiên, cho đến ngày 3/6, nhiều người dân Hà Nội sở hữu xe máy điện tỏ ra bối rối do còn mơ hồ, ngỡ ngàng với thông tin này về quy định này.
Một bộ phận không nhỏ người sở hữu những chiếc xe máy điện có ý thức chấp hành việc đăng ký lại bối rối do thủ tục không đủ. Nhiều trường hợp khác, bản thân là xe đạp điện, song đã được cải tạo thành xe máy điện, nên cũng không nằm trong diện đăng ký...
Đăng ký đông, nhưng đều thiếu giấy tờ
Ngay khi biết được quy định đi xe máy điện bị xử phạt, nếu lưu thông mà không đăng ký, sáng sớm ngày 2/6, chị Lan Hương (Hoàn Kiếm) đã lập tức mang xe đến cơ sở đăng ký xe của quận Hoàn Kiếm. Thế nhưng, khi đến nơi, chị mới biết rằng, chiếc xe đó bản chất là xe đạp điện, song đã được người bán "chế" lại để bán với giá cao hơn xe đạp, nhưng thấp hơn xe máy điện, nên không thể đăng ký.
Trước sự ngỡ ngàng của người dân, Thượng úy Đỗ Ngọc Lộc (Đội đăng ký xe quận Hoàn Kiếm) đã tận tình giải thích, hướng dẫn, chỉ rõ cho chị Hương những chỗ xe bị "chế" như bàn đạp đã bị tháo, chế thêm máy... Thượng úy Lộc cũng chỉ rõ cho chị cách phân biệt xe đạp điện và xe máy điện như xe máy điện có bàn đạp, nhưng không có đồng hồ công tơ mét...
Tương tự, sáng sớm 2/6, ông Nguyễn Văn Thành, nhà ở 44 Hàng Giấy, đã đem xe máy điện cùa mình đến cơ sở đăng ký xe của quận Hoàn Kiếm để làm thủ tục. Đến nơi, ông Thành mới ngớ người, rằng trường hợp của mình không thể làm thủ tục, vì khi mua xe tại cửa hàng số 3 (địa chỉ ở 213 Xã Đàn), thuộc Công ty cổ phần sản xuất xe điện Việt Nam, chủ cửa hàng chỉ trao cho ông duy nhất một tờ giấy gọi là phiếu thu. Trên phiếu thu ngày ghi rõ, tên địa chỉ người mua, người bán, số tiền, loại xe mua. Bản thân không biết gì về quy định đi xe máy điện phải đăng ký như thủ tục của xe máy, nên lúc mua, ông cũng không thắc mắc gì.
Khi được cán bộ Cảnh sát giao thông ở điểm đăng ký xe giải thích, ông Thành mới biết mình thiếu rất nhiều loại giấy tờ. Lập tức điện thoại ra cửa hàng bán xe, yêu cầu họ hoàn thiện thủ tục, ông Thành chỉ nhận được câu trả lời là ngày 10/6 ra cửa hàng sẽ được hướng dẫn. Không có cách nào khác, ông Thành đành dắt xe về.
Theo Thượng úy Đỗ Ngọc Lộc, cán bộ đăng ký xe công an quận Hoàn Kiếm, trong sáng 2/6, cũng có gần chục người dân mang xe đến đăng ký, song chưa trường hợp nào có đủ thủ tục như quy định.
Hầu hết, khi mua xe gần đây họ chỉ nhận mỗi phiếu thu, còn lại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe, chức bạ, biên lai thu phí, giấy tờ chứng minh chủ xe...đa phần là thiếu.
"Trước mỗi trường hợp như vậy,chúng tôi lại dành ra vài phút, giải thích, hướng dẫn những thủ tục cần thiết để người dân hiểu và về hoàn thiện hồ sơ" - Thượng úy Lộc cho hay.
Rời điểm đăng ký biển số xe của Đội Cảnh sát giao thông-Trật tự- Phản ứng nhanh, Công an quận Cầu Giấy, anh Nguyễn Văn Kiên (ở Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy) cho hay, anh mua một xe máy điện từ năm 2011, khi biết quy định từ 1/6 nếu xe không đăng ký sẽ không được lưu thông, anh khá bối rối vì hiện không còn giấy tờ gì liên quan đến xe nên việc đăng ký rất khó khăn.
Hiện, anh đang phải đi xin lại giấy xác nhận chính chủ. "Tôi cứ nghĩ xe máy điện không phải đăng ký. Hiện tôi đã làm mất hết giấy tờ mua xe rồi. Tôi không biết phải làm những thủ tục gì để đăng ký xe. Tôi mong rằng cơ quan chức năng tạo điều kiện làm thủ tục nhanh gọn. Nếu phải xác nhận như đối với xe máy thì tôi thấy phức tạp quá" - Anh Kiên nói.
Trung tá Lương Minh Thuận, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông-Trật tự-Phản ứng nhanh, Công an quận Tây Hồ, cho biết, gần 1 tuần trở lại đây, cũng đã có nhiều người dân đến hỏi thủ tục, chứ chưa tiến hành đăng ký được chiếc xe máy điện nào.
Trong ngày 2/6, có tới 7 trường hợp người dân đi xe đạp điện đến, sau khi biết không thuộc diện phải đăng ký, họ đã ra về. "Trước khi Thông tư số 15/2014 của Bộ Công an có hiệu lực, Công an Hà Nội đã có buổi tập huấn cho công an các quận, huyện về các quy định, cũng như thủ tục đăng ký, cấp biển số mới theo mẫu cho xe máy điện.
Hiện, các cơ sở sẵn sàng tiếp bà con đến làm các thủ tục đăng ký, cũng như cấp biển số cho xe máy điện" - Trung tá Lương Minh Thuận cho biết .
Những ngày đầu tuyên truyền nhắc nhở là chính
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài việc xe mới mua thiếu giấy tờ, thì trong ngày 2/6/2014, nhiều người dân có xe máy điện mua trước thời điểm 2009 cũng tỏ ra lo âu.
Theo quy định, với những xe này, muốn đăng ký, chủ xe phải xin xác nhận của phường xã. Thế nhưng, có không ít trường hợp mua từ hồi đó, nay phiếu thu đã bị thất lạc, không biết làm thế nào để đăng ký xe.
Trước vấn đề này, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC 67) Công an thành phố Hà Nội cho hay: Theo quy định tại Thông tư 15, ôtô điện, xe máy điện đã sử dụng trước ngày 1/7/2009 không có chứng từ nguồn gốc hoặc chứng từ chuyển nhượng không bảo đảm theo quy định, nếu chủ xe có cam kết (có xác nhận của chính quyền địa phương) thì được giải quyết đăng ký, cấp biển số xe.
Với những trường hợp mua sau thời điểm 1/7/2009 bắt buộc phải có giấy tờ hợp lệ theo quy định mới được cơ quan công an cấp đăng ký. Trên thực tế, quy định về việc xe máy điện phải được đăng ký trước khi sử dụng là quy định đã được đề cập trong nội dung thông tư 36/2009/TT-BCA ngày 12/10/2010 có hiệu lực từ ngày 6/12/2010, song dường như cả người bán và người mua đều không quan tâm đến.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người dân đi đăng ký xe, đại diện phòng đăng ký xe, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt cho biết: Bộ Công an không thể hợp thức hóa một chiếc xe mà không rõ nguồn gốc, song Bộ Công an sẽ căn cứ báo cáo các địa phương và trao đổi với các bộ ngành liên quan như Tài chính, Hải quan để để xuất Chính phủ xem xét truy thu thuế hoặc có một biện pháp khác.
Về vấn đề xử phạt, Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện - Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật, tuyên truyền, điều tra và xử lý Tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt khẳng định, đối với những trường hợp xe máy điện vi phạm các quy tắc giao thông như: Vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm... lực lượng Cảnh sát giao thông vẫn xử lý bình thường.
Với các trường hợp xe máy điện mới mua, sau 30 ngày là phải đăng ký biển số theo quy định. Nếu sau 30 ngày chủ phương tiện không đưa phương tiện đi đăng ký, lực lượng chức năng sẽ xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu thực hiện Thông tư 15, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tuyên truyền nhắc nhở là chính, để người dân hiểu và thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi đi đăng ký xe.
Theo Hạnh Quỳnh
TTXVN
Thêm nhiều chính sách có hiệu lực Từ tháng 6-2014, hàng loạt quy định, chính sách quan trọng, sát sườn với người dân sẽ đi vào cuộc sống: Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố, áp trần giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, quy định mới về cấp biển số xe... Theo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật...