Tiêm vaccine ngừa COVID-19 không tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh
Kết luận trên vừa được các nhà nghiên cứu đưa ra sau khi xem xét và đánh giá tình trạng của hơn 8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine của các hãng AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sonthofen, Đức . Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu trên cũng bao gồm 735.870 người chưa tiêm vaccine – có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, cũng như những dữ liệu cũ hơn về 14,3 triệu người trong dân số nói chung nhằm đánh giá cơ bản về tình hình các bệnh lý thần kinh trước đại dịch.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 4 bệnh lý rối loạn thần kinh liên quan đến hệ miễn dịch. Kết quả cho thấy 3 bệnh lý gồm liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (Bells Palsy), viêm não và tủy sống và hội chứng Guillain-Barr (viêm đa dây thần kinh cấp tính) không phổ biến hơn ở những người tiêm vaccine ngừa COVID-19 so với dân số nói chung. Trong khi đó, số người mắc viêm tủy ngang quá ít để phân tích (chưa đầy 5 ca trong số 8,3 triệu người đã tiêm vaccine).
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện tỷ lệ mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, viêm não và tủy sống và hội chứng Guillain-Barr gia tăng ở những người đã khỏi COVID-19. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cần nghiên cứu sâu hơn về tác động lâu dài của vaccine và nhiễm virus SARS-CoV-2 và tác động của vaccine đối với các nhóm tuổi khác nhau. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khẳng định vaccine ngừa COVID-19 dường như không phải là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý liên quan đến thần kinh.
Toàn bộ nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành The BMJ.
Mũi vaccine tăng cường giúp giảm số ca nhập viện tại châu Âu
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) ngày 27/1 cho biết mũi vaccine tăng cường có thể giúp giảm ít nhất nửa triệu ca nhập viện vì COVID-19 tại châu Âu, ngay cả khi biến thể Omicron lây lan với tốc độ chưa từng thấy.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sonthofen, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố của mình, ECDC nêu rõ: "Chiến dịch mở rộng việc tiêm mũi vaccine tăng cường hoàn thành đầu tháng 1 này có thể giúp giảm từ 500.000 - 800.000 số ca phải nhập viện". Con số này là tính toàn bộ 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và cả Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
Hiện khoảng 70% trong 450 triệu dân số EU đã được tiêm đầy đủ mũi vaccine cơ bản và một nửa trong số này đã tiêm mũi tăng cường. ECDC cho biết việc mở rộng chương trình tiêm mũi tăng cường cho những người đã tiêm trước đó có thể giúp giảm thêm 300.000 - 500.000 ca nhập viện.
Các ca nhiễm biến thể Omicron tại châu Âu đang tăng với tốc độ nhanh chưa từng thấy, tỷ lệ nhiễm cao gấp 3 lần mức đỉnh từng ghi nhận và nhiều nước có thể đã ở các điểm bước ngoặt. Tuy nhiên, Ủy viên châu Âu về y tế Stella Kyriakides cảnh báo: "Dù tại một số nước thành viên dường như đã qua đỉnh dịch thời gian gần đây, song dịch vẫn chưa kết thúc".
Quốc hội Italy bỏ phiếu về vấn đề tăng ngân sách quốc phòng Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 16/3, Quốc hội Italy đã tiến hành bỏ phiếu về việc tăng chi tiêu quốc phòng của nước này lên mức 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), phù hợp với mong muốn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Italy tại Rome. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...