Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, Khánh Hoà sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế
Có số ca mắc COVID-19 cao nhưng Khánh Hòa đã nhanh chóng bao phủ vaccine cho các đối tượng, kể cả trẻ em.
Đồng thời sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế đến địa phương.
Tính riêng trong ngày 21/12, toàn tỉnh Khánh Hòa tiêm thêm 13.658 liều vaccine COVID-19. Tổng số liều đã được tiêm ở Khánh Hòa là 1.965.589 liều.
Trong đó tiêm mũi 1 là 1.061.577 đối tượng, mũi 2 là 987.238 đối tượng, mũi 3 là 540 đối tượng.
Đối với trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 110.513 em, chiếm 96,71%. Đã tiêm mũi 2 là 78.507 em, chiếm 68,70%.
Theo lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa, việc tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng diễn ra an toàn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19 an toàn
Cùng với phòng, chống dịch Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống COVID-19 Khánh Hòa” đã đánh giá trong toàn tỉnh có 557 thôn, tổ dân phố bình thường mới “vùng xanh”. Có 114 thôn, tổ dân phố nguy cơ “vùng vàng”, 118 thôn, tổ dân phố vùng nguy cơ cao “vùng cam”, 179 thôn, tổ dân phố nguy cơ rất cao “vùng đỏ”.
Video đang HOT
Khánh Hòa khắc phục ảnh hưởng của bão Rai
Không chủ quan phòng dịch COVID-19 ở các chợ Khánh Hòa
Nha Trang dỡ bỏ chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến hết 21/12), số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 26.344 ca, trong đó có 14.721 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có tổng cộng 143 trường hợp tử vong. Đã và đang điều trị tại nhà cho 9.506 F0.
Hướng đến thích ứng an toàn, linh hoạt với COVID-19, theo kế hoạch, đến hết năm 2021, cùng với khách du lịch nội địa, Khánh Hòa sẽ đón nhiều đoàn khách quốc tế.
Sau đoàn khách đầu tiên là các Việt kiều có quốc tịch Mỹ, Canada có “hộ chiếu vaccine” được Khánh Hòa đón đến thăm quan du lịch ở Nha Trang thì những ngày sắp tới sẽ đón thêm khách ở một số quốc gia khác.
Khánh Hòa sẵn sàng đón khách du lịch
Trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 mới vẫn tiếp tục gia tăng thì việc đón khách quốc tế cần đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 chặt chẽ. Theo lộ trình tỉnh Khánh Hòa đưa ra, đến hết năm 2021 đón khách quốc tế theo chương trình du lịch trọn gói thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế.
Từ 1/1/2022 mở rộng phạm vi, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế thường lệ. Khách quốc tế có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp các điểm đến tại Khánh Hòa và các địa phương khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận…
Khách quốc tế đến Khánh Hòa phải đáp ứng một số điều kiện như: Đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 (thời gian tiêm mũi 2 có hiệu lực đủ 14 ngày và chưa quá 12 tháng); Tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành; Đã khỏi bệnh COVID-19 (thời gian xuất viện đến lúc xuất cảnh chưa quá 6 tháng); Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19; Có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19…
TPHCM phát hiện gần 15.000 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine
Trong số gần 350.000 người thuộc nhóm nguy cơ rà soát được, TPHCM phát hiện đến 14.816 người vẫn chưa tiêm vaccine Covid-19.
Hàng trăm trường hợp dương tính được điều trị ngay với thuốc Molnupiravir.
Tối 18/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, sau 10 ngày phát động chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", địa phương ghi nhận có 349.126 người thuộc nhóm nguy cơ khi nhiễm Covid-19 .
TPHCM đã triển khai thực hiện xét nghiệm tầm soát Covid-19 được cho hơn 80.600 người, kết quả phát hiện 647 người dương tính SARS-CoV-2 và được điều trị ngay với thuốc kháng virus Molnupiravir. Hiện các quận, huyện đang khẩn trương xét nghiệm tầm soát cho tất cả người dân thuộc nhóm nguy cơ trong thời gian tiếp theo và cho uống ngay thuốc kháng virus khi phát hiện ra F0.
Đáng chú ý trong số những người thuộc nhóm nguy cơ rà soát được, TPHCM phát hiện có 14.816 trường hợp chưa tiêm vaccine. Hiện, các quận huyện, TP Thủ Đức đang khẩn trương thuyết phục những người này tiêm vaccine ngay. Với một số người gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.
Các bác sĩ vào tận nhà kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ cao (Ảnh: HL).
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, HCDC khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt nhất có thể các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt là biện pháp 5K, cố gắng thực hiện các thói quen tốt như đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn. Cần giảm bớt việc tụ tập, giảm ngồi với khoảng cách gần để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong ngày 18/12, UBND TPHCM đã có văn bản thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn TP.HCM theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế. Theo đó, tình hình dịch tại của TPHCM vẫn được đánh giá đạt cấp độ 2.
Đối với cấp quận huyện, có 10 địa phương đạt cấp độ 1, bao gồm quận 3, 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú và các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn; 11 địa phương cấp độ 2, bao gồm quận 1, 4, 5, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức, huyện Nhà Bè và có 1 địa phương đạt cấp độ 3 là Quận 10.
So với tuần trước, 3 địa phương giảm cấp độ dịch là quận 3, huyện Cần Giờ (từ cấp 2 xuống cấp 1), quận 4 (từ cấp 3 xuống cấp 2) và một địa phương tăng cấp độ dịch là quận 10 (từ cấp 2 lên cấp 3).
Sở Y tế TPHCM yêu cầu phải cấp phát thuốc sớm nhất cho F0 là người thuộc nhóm nguy cơ (Ảnh: Hoàng Lê).
Sở Y tế TPHCM cũng vừa có văn bản khẩn chấn chỉnh việc cấp phát thuốc cho F0 là người thuộc nhóm nguy cơ. Cụ thể qua quá trình giám sát, Sở Y tế nhận thấy một số địa phương chỉ cấp thuốc Molnupiravir cho người cách ly tại nhà mà không cấp cho F0 chuyển vào cơ sở thu dung, điều trị, cách ly tập trung.
Sở Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương phải cấp phát ngay thuốc Molnupiravir cho người bệnh nằm trong nhóm nguy cơ ngay khi có kết quả dương tính SARS-CoV-2 và hướng dẫn rõ người bệnh cách sử dụng thuốc. Mục đích cuối cùng nhằm đảm bảo tất cả các F0 thuộc nhóm nguy cơ được chăm sóc và điều trị sớm nhất.
Cả nhà là F0, một cụ ông chưa tiêm vaccine phải thở máy, lọc máu Đa số các bệnh nhân phải thở máy tại Bệnh viện Thanh Nhàn là người già có bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc không tiêm vaccine. Phần lớn F0 nặng là người cao tuổi, nhiều bệnh nền Bệnh viện Thanh Nhàn là "tuyến cuối" trong điều trị Covid-19 tại Hà Nội. Thời gian vừa qua, khi tình hình dịch tại...