Tiêm vắc xin viêm phổi có chống được COVID – 19?
Tôi nghe nói COVID-19 tấn công vào phổi người mắc bệnh, vậy tiêm vắc xin phòng viêm phổi có chống được COVID-19 không? Hoặc dù không chống được nhưng nếu lỡ mắc COVID-19 thì sẽ không bị virus này tấn công vào phổi?
Ảnh minh họa: Internet
Tôi nghe nói COVID-19 tấn công vào phổi người mắc bệnh, vậy tiêm vắc xin phòng viêm phổi có chống được COVID-19 không? Hoặc dù không chống được nhưng nếu lỡ mắc COVID-19 thì sẽ không bị virus này tấn công vào phổi?
BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: tiêm vắc xin phòng chống viêm phổi thì giúp phòng được một số căn nguyên như phế cầu, HI nhưng không giúp ngăn được lây nhiễm COVID-19 hoặc virus SARS-CoV2 tấn công vào phổi.
Xét nghiệm PCR mấy lần và mỗi lần cách nhau bao nhiêu ngày thì sẽ chắc chắn là mình không bị nhiễm COVID-19, thưa bác sĩ?
BSCKII Nguyễn Trung Cấp trả lời: Hầu hết người nhiễm virus SARS-CoV2 sẽ phát bệnh trong 14 ngày. Tuy nhiên, vẫn có tỉ lệ rất nhỏ phát bệnh muộn hơn. Bởi vậy, việc xét nghiệm sớm trong vòng 14 ngày chỉ nhằm phát hiện ra ca dương tính. Còn để khẳng định chắc chắn trường hợp âm tính ở các đối tượng nguy cơ cần phải đảm bảo cách ly ít nhất 14 ngày và xét nghiệm sau khi hoàn thành thời gian cách ly vẫn âm tính.
Bác sĩ có thể cho biết gần đây có những ca bệnh rất lạ, như một số ca tái dương tính ở Hà Nội, Quảng Bình, Ninh Bình sau khi ra viện, hay có ca hơn hai mươi ngày về nước mới phát hiện dương tính là lý do nào?
BSCKII Nguyễn Trung Cấp trả lời: Những trường hợp tái dương tính kéo dài đã từng được ghi nhận cả ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Những trường hợp này được cho rằng tái dương tính do tồn tại các mảnh xác virus chứ không phải virus còn sống nên không gây lây nhiễm.
Video đang HOT
Đa số bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV2 thường phát bệnh trong vòng 14 ngày nhưng vẫn có những trường hợp rất nhỏ phát bệnh muộn hơn. Bởi vậy, Bộ Y tế đã quy định những trường hợp trở về từ vùng có dịch hoặc tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đều phải cách ly tập trung 14 ngày và tự cách ly theo dõi tại nhà thêm 14 ngày nữa.
Ngược xuôi 3 bệnh viện lo cho 3 thế hệ gia đình vì COVID-19
Một người phải căng mình xoay sở chăm lo chuyện điều trị cùng lúc cho ba thế hệ trong gia đình đang yêu cầu chính quyền Vũ Hán chịu trách nhiệm về COVID-19.
Anh Cheng Pan - một kế toán 30 tuổi đang yêu cầu chính quyền TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trả lời và chịu trách nhiệm về cách ứng phó với đại dịch COVID-19 mà anh cho là chậm chạp và kém cỏi đã khiến cả gia đình ba thế hệ của anh nhiễm bệnh dịch này.
Câu chuyện này được phóng viên báo South China Morning Post ghi nhận khi quay lại Vũ Hán, một năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở đây.
Căng mình chăm sóc ba thế hệ
Thời điểm bắt đầu năm 2020 anh Cheng đang chờ đón đứa con trai ra đời. Nhưng rồi thay vì hân hoan mong chờ thì anh phải bước vào một cuộc chiến gian nan để cứu ba thế hệ gia đình mình khỏi lưỡi hái của COVID-19.
Tháng 1, chỉ 10 ngày trước khi sinh đứa con thứ hai, người vợ đang mang thai của anh Cheng - cô Zhou Xiaomen - nhiễm COVID-19 khi vô tình bị lây từ người cha chồng 51 tuổi.
Đầu tháng 2, toàn bộ thành viên gia đình anh Cheng bị tách riêng vì COVID-19. Cha anh nằm ở một bệnh viện dã chiến. Vợ anh nằm ở một bệnh viện dành cho thai phụ nhiễm COVID-19. Con trai mới sinh của anh nằm ở một bệnh viện nhi với chứng nhiễm trùng sau sinh cùng nỗi lo bị nhiễm COVID-19 từ mẹ. Con gái đầu hai tuổi của anh ở mới mẹ vợ. Mẹ ruột của anh thì cách ly ở nhà trong nỗi lo bị lây nhiễm.
Một phụ nữ nhiễm COVID-19 sinh con tại một bệnh viện Vũ Hán ngày 4-2. Ảnh: GETTY IMAGES
"Cô ấy chưa bao giờ xa con gái. Cô ấy không được nhìn con trai một giây nào sau khi sinh nó ra vì nó được chuyển ngay đến bệnh viện nhi. Điều này quá khó chịu đựng và cô ấy trở nên rất nhạy cảm" - anh Cheng kể lại tình hình vợ mình sau khi sinh con.
"Tôi cùng lúc phải căng mình xoay sở tìm giường bệnh cho người thân, tìm mua thuốc, và kiểm tra tình hình sức khỏe của họ. Tôi không có thời gian để nghĩ gì nữa, cảm giác thường trực là mệt mỏi và lo sợ tôi cũng sẽ bị nhiễm" - anh Cheng nhớ lại thời điểm khó khăn đầu năm nay.
Vì dịch, Vũ Hán bị phong tỏa nhưng anh Cheng được phép đi lại để chăm sóc người thân. Ngoài việc chạy đi chạy lại ba bệnh viện thì anh Cheng phải tranh thủ thời gian nói chuyện điện thoại với con gái và mua nhu yếu phẩm tiếp tế cho mẹ vợ lẫn mẹ ruột.
"Có khi đường phố ngoài xe cứu thương, xe mai táng, xe cảnh sát, và xe của tôi thì hoàn toàn chẳng có chiếc xe nào khác. Thật khó để quên được sự im lặng trên đường phố" - anh Cheng nhớ lại.
Xe cứu thương trên đường phố Vũ Hán vắng vẻ, ngày 28-2. Ảnh: GETTY IMAGES
Thời gian khó khăn này kéo dài tới cả tháng. May mắn người thân của anh Cheng sau thời gian điều trị đã bình an. Vợ anh xuất viện giữa tháng 2. Con trai anh xuất viện cuối tháng 2. Cha anh xuất viện vào tháng 3.
Một chi tiết là cả vợ chồng anh đều giấu cha anh việc vợ anh vô tình bị lây nhiễm từ ông và phải nhập viện, phải cách ly con khi điều trị. Người cha chỉ biết khi khỏe lại và đến thăm cháu trai vào tháng 5.
Yêu cầu chính quyền Vũ Hán chịu trách nhiệm
Không chỉ riêng gia đình anh Cheng, với rất nhiều gia đình ở Vũ Hán, năm 2020 bắt đầu trong thảm họa.
Thời điểm này nhìn lại, anh Cheng cho rằng sự mất mát to lớn mà người dân Vũ Hán phải chịu đựng lẽ ra đã có thể tránh được nếu người dân được cảnh báo sớm hơn. Anh Cheng cũng kêu gọi phải dùng công lý trừng phạt những người có thẩm quyền đã phản ứng kém trong giai đoạn đầu của đại dịch.
Chính quyền Vũ Hán đã không thông báo có bất kỳ ca nhiễm mới nào trong khoảng 12 ngày trong tháng 1. Tới ngày 19-1 thì người dân mới được thông báo virus gây bệnh có tính truyền nhiễm, trong bối cảnh người dân trước đó đã đổ tới bệnh viện khám chữa vì có triệu chứng viêm nhiễm ở phổi mà không giải thích được, theo South China Morning Post .
Y tá chăm sóc một em bé sơ sinh tại một bệnh viện phụ sản ở Vũ Hán ngày 12-3. Ảnh: GETTY IMAGES
Trước khi nhà chức trách Vũ Hán hoàn thành các bệnh viện dã chiến vào giữa tháng 2, các bệnh viện ở TP này cực kỳ quá tải, rất nhiều người bệnh không có giường điều trị phải về nhà.
Anh Cheng cho biết anh dành hết thời gian chầu chực ở các bệnh viện nơi cha và vợ anh điều trị để xem có chỗ trống thì đưa người thân mình thế vào để được điều trị.
"Nếu các quan chức từng đến các bệnh viện và chứng kiến từng hàng dài người xếp hàng hay từng trao đổi với các bác sĩ tuyến đầu thì họ sẽ biết tình cảnh thực và có quyết định đúng thay vì nói với dân rằng đó không phải bệnh truyền nhiễm, hay để mặc diễn ra lễ hội với cả hàng ngàn gia đình tham gia" - anh Cheng nói.
"Tôi ước chính quyền có thể nhìn lại, buộc trách nhiệm những người đã xử lý kém (khủng hoảng) và sửa đúng lại dữ liệu không chính xác về số người chết" - South China Morning Post dẫn lời anh Cheng.
Vào tháng 4, nhà chức trách Vũ Hán đã điều chỉnh con số tử vong vì COVID-19 ở TP này từ 2.579 người lên 3.869 người. Tuy nhiên anh Cheng cho rằng số người chết thật sự còn nhiều hơn vì anh thấy số bệnh nhân ở các bệnh viện rất đông, nhiều xe tải bên làm dịch vụ lễ tang cũng như các nhà mai táng từ các TP khác đến Vũ Hán thu thập thi thể.
Sai lầm chết người khiến trẻ nhỏ, người già nhập viện ồ ạt khi rét đậm Trời rét đậm khiến nhiều trẻ nhỏ và người cao tuổi phải vào viện vì bệnh đường hô hấp, tim mạch, huyết áp, đặc biệt là viêm phổi và đột quỵ. Những đối tượng này nhạy cảm với thời tiết nên nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng thêm, thậm chí đe dọa tính mạng. Điều dưỡng chăm sóc trẻ bị...