Tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để phòng bệnh
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mới đây đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng sai lệch thông tin về các loại vắc xin và những chương trình sử dụng vắc xin, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết vấn đề này.
Việt Nam đang tích cực nghiên cứu thêm các loại vắcxin nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Nhandan.
Giám đốc điều hành của UNICEF – bà Henrietta Fore bày tỏ lo ngại khi thực tế đang có khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh bỏ lỡ các lợi ích từ việc tiêm phòng mỗi năm, khiến chúng có nguy cơ mắc các loại bệnh và đẩy các cộng đồng cùng nhiều nước vào nguy cơ bùng phát các đại dịch.
Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ, năm 2014 dịch sởi bùng phát mạnh, hàng trăm nghìn trẻ em mắc bệnh nghi do sởi, trong đó hơn 6.000 trẻ được xác định mắc sởi, gần 150 cháu tử vong. Khi đó các bậc phụ huynh mới đổ xô cho con đi tiêm phòng vắc xin sởi khiến các điểm tiêm chủng quá tải. Ngay sau đó, Bộ Y tế cũng tổ chức nhiều đợt tiêm phòng sởi cho trẻ đến 14 tuổi. Nhờ vậy đến năm 2016, các ca bệnh sởi được ghi nhận thấp nhất trong vòng 10 năm qua với chỉ hơn 46 bệnh nhân trên cả nước.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp và do virus sởi gây ra. Bệnh tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Virus sởi lây lan rất mạnh trên diện rộng nên có thể gây thành dịch lớn, chu kỳ 2-4 năm một lần. Tất cả những người cơ thể chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bởi vậy, tiêm phòng vắc xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh.
Video đang HOT
Lý do những năm trước nhiều bậc cha mẹ lo ngại không cho con đi tiêm phòng là do đã xảy ra tai biến với 3 em bé ở Quảng Trị sau khi tiêm vắc xin sởi. Mặc dù sau đó nguyên nhân xảy ra tai biến đã được xác định là do tiêm nhầm thuốc, song nhiều người vẫn quy kết do văcxin và quyết định không cho con tiêm phòng ngừa. Theo Bộ Y tế khi ấy, tỷ lệ trẻ được chủng ngừa vắc xin sởi rất thấp, thậm chí tại Hà Nội, 90% trẻ mắc bệnh sởi chưa được tiêm phòng ngừa.
Theo PGS, TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), việc phát minh ra vắcxin được đánh giá là thành tựu y học vĩ đại của loài người. Vắcxin ra đời đã thật sự trở thành một loại vũ khí sắc bén, hữu hiệu để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Không có bất cứ can thiệp y tế nào đem lại hiệu quả to lớn như vắcxin trong việc giảm tỷ lệ mắc và chết vì bệnh truyền nhiễm. Đến nay, khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắcxin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đưa vắcxin vào sử dụng phổ cập cho người dân. Nhờ vắcxin, hằng năm thế giới đã cứu được khoảng 2,5 triệu trẻ em không tử vong do các bệnh truyền nhiễm.
Chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của WHO và UNICEF. Đến năm 1985 chương trình được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Từ năm 1986, đây được coi là một trong 6 chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Qua kết quả khảo sát cho thấy nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng mà các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, sởi đã giảm từ hàng chục đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng. Tiêm chủng mở rộng cũng đã bảo vệ được hàng trăm nghìn trẻ không mắc, không bị tử vong cũng như bị các di chứng của các bệnh đó để lại, bảo vệ hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa…
Hiện nay nguy cơ của các dịch bệnh truyền nhiễm vẫn còn rất nhiều tiềm ẩn, cho nên việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ là hết sức quan trọng. Nếu không duy trì tỷ lệ tiêm chủng, chắc chắn dịch bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát, lúc đó hậu quả thật khó lường hết được.
Hương Giang
Theo daidoanket
20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) vừa công bố, trong năm 2018 có 20 triệu trẻ em trên thế giới, hoặc trong 10 trẻ thì có hơn 1 trẻ, chưa được tiêm vắc xin phòng sởi, bạch hầu, uốn ván.
20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván
Trong đó, có tới 60% số trẻ em chưa được tiêm vắc xin thuộc 10 quốc gia, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có 3 quốc gia: Indonesia (1 triệu); Philippines (750.000) và Việt Nam (390.000).
Trên thế giới, từ năm 2010, tỷ lệ tiêm phòng ba liều vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP3) và một liều vắc xin sởi đã chững lại ở mức 86%. Tỷ lệ này tuy là cao nhưng vẫn chưa đủ. Cần phải đạt được độ bao phủ tiêm chủng 95% trên thế giới, ở tất cả các quốc gia, các cộng đồng, mới có thể chống lại được sự bùng phát của những bệnh có thể phòng tránh được nhờ vắc- xin.
"Vắc-xin là một trong bốn công cụ quan trọng nhất để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và bảo vệ thế giới an toàn ," Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết. "Mặc dù hiện nay phần lớn trẻ em đã được tiêm chủng, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em khác bị bỏ lại phía sau. Thực tế này không thể chấp nhận được, vì những trẻ em có nguy cơ cao nhất như trẻ em nghèo nhất, thiệt thòi nhất, những trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc trẻ di cư, chinh là những trẻ em liên tục bị bỏ sót không được tiêm chủng.
Phần lớn những trẻ em chưa được tiêm chủng sống ở các quốc gia nghèo nhất, và rải rác ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột. Nếu những trẻ em này bị ốm, các em sẽ có nguy cơ chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất về sức khỏe, và ít có khả năng được điều trị và chăm sóc nhất.
Đặc biệt, vẫn còn có sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận với vắc-xin ở các quốc gia, cho dù là ở quốc gia thu nhập cao hay thu nhập thấp. Điều này đã dẫn đến việc dịch sởi bùng phát mạnh ở nhiều nơi trên thế giới - cả ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Năm 2018, trên thế giới có gần 350.000 ca nhiễm sởi, gần gấp đôi so với năm 2017.
"Sởi là một chỉ số thực cho thấy những khu vực nào chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để chống lại những bênh có thể phòng tránh được," Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết.
Theo bà Henrietta Fore, vì sởi là một bệnh lây nhiễm cao, dịch sởi bùng phát tấn công những cộng đồng chưa được tiêm chủng đầy đủ do không tiếp cận được, chi phí cao hoặc, ở một số nơi, do thái độ thờ ơ thấy không cần thiết của người dân. Chúng ta cần phải cố gắng hết sức để tiêm chủng được cho mọi trẻ em.
Ukraine dẫn đầu danh sách các quốc gia có số ca nhiễm sởi cao nhất năm 2018. Hiện nay, mặc dù Ukraine đã tiêm chủng được cho hơn 90% trẻ sơ sinh, độ bao phủ tiêm chủng đã từng ở mức thấp trong một vài năm, khiến cho một số lượng lớn trẻ em lớn và người lớn có nguy cơ."
Một số quốc gia khác có tỷ lệ ca nhiễm cao và độ bao phủ tiêm chủng cao vẫn có những nhóm người dân chưa được tiêm vắc-xin sởi. Điều này cho thấy độ bao phủ tiêm chủng vẫn thấp và một số cộng đồng người dân không được tiêm chủng có thể khiến dịch bệnh gây tử vong bùng phát.
Theo infonet
Coi nhẹ tiêm phòng, dịch bệnh gia tăng Cả nước đang bước vào cao điểm của dịch sốt xuất huyết, tay - chân -miệng, viêm não Nhật Bản, đặc biệt bất thường hơn là những dịch bệnh thường xuất hiện vào mùa đông - xuân như sởi, quai bị, thủy đậu, cúm nhưng nay lại có quanh năm. Di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản, viêm não - màng não,...