Tiêm vắc xin sởi thời điểm nào để đạt hiệu quả phòng bệnh?
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đã có 59/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận trường hợp mắc sởi ở người lớn.
Kiểm tra về bao phủ tiêm chủng tại cộng đồng
Không rõ lịch sử tiêm chủng
Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi.
Tỷ lệ tiêm chủng chung của cả nước đạt 95% nhưng vẫn còn những nơi chưa đạt, ước hằng năm có khoảng 5% (85.000 trẻ) chưa tiêm vắc xin sởi. Ngoài ra, trong số các trẻ đã tiêm (khoảng 1,6 triệu trẻ) sẽ có khoảng 10-15% không có miễn dịch cũng có nguy cơ mắc sởi do tỷ lệ bảo vệ của vắc xin đạt khoảng 85-90%.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, khuyến cáo người dân đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi. Gia đình phối hợp cùng nhà trường và cơ quan y tế cho trẻ lớn tiêm vắc xin trong chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella để củng cố miễn dịch.
Các gia đình cần lưu ý, các trẻ có biểu hiện nghi mắc sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm được đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để phát hiện, điều trị kịp thời phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi như: viêm màng não, viêm tai giữa); các trẻ mắc sởi nhẹ được nghỉ học, cách ly tại nhà, không tham gia các hoạt động tập thể, tránh những nơi tập trung đông người ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.
Video đang HOT
Trẻ cần tiêm đủ vắc xin sởi theo lịch
Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi; vắc xin sởi rubella) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.
Hiệu quả và lịch tiêm vắc xin sởi
Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, vắc xin sởi có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với vi rút. Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.
Iịch tiêm chủng đối với tiêm vắc xin sởi trong chương trình TCMR do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau: Trong tiêm chủng thường xuyên, mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Cần tiêm mũi thứ hai vào lúc 18 tháng tuổi bởi vì: các trường hợp sau tiêm mũi thứ nhất chưa có đáp ứng miễn dịch cần sớm được tiêm mũi thứ hai.
Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi là 1 tháng.
Đối với vắc xin sởi tiêm chủng dịch vụ: tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả các lứa tuổi đều có thể tiêm vắc xin sởi.
Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình TCMR trong trường hợp cần thiết. Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc xin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.
Theo Thanh niên
'Khôn' như muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Chỉ đẻ trứng ở nơi nước trong và "đeo bám" người để hút máu, các nhà khoa học đánh giá muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng tinh khôn hơn.
Nước ở các chậu cây cảnh là nơi đẻ trứng ưa thích của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (ảnh nhỏ) - Ảnh: Shutterstock - Tư liệu Cục Y tế dự phòng
Siêu đẻ trứng, không thích nước ao tù
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) Dengue (muỗi vằn) được gọi là muỗi "nhà vua" bởi chúng chỉ đẻ trứng ở nơi nước trong.
"Sự sống của muỗi vằn liên quan "mật thiết" với người bởi muỗi vằn cái chỉ hút máu người thì trứng mới phát triển tốt", một cán bộ nhiều năm kinh nghiệm trong "nghề" nuôi muỗi SXH trong phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư chia sẻ.
Đặc biệt, muỗi vằn cái là muỗi "siêu đẻ", trung bình một vòng đời sống được 1 - 2 tháng và sau mỗi lần hút máu no khoảng 3 ngày chúng lại đẻ trứng một lần. Như vậy, trung bình một muỗi cái có thể đẻ trứng khoảng 8 - 10 lần trong vòng đời của chúng. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp như vào mùa nóng ẩm, muỗi vằn cái có thể sống tới 3 tháng. Đây chính là lý do muỗi sinh sôi phát triển với mật độ rất cao.
Chịu khát chờ mưa
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đặc biệt lưu ý: "Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, hoàn toàn không đẻ nơi ao tù, nước thải cống hôi thối như nhiều người dân thường nghĩ. Muỗi vằn cái có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như ở đó có các vật dụng chứa nước sạch".
Các điều tra trong các hộ gia đình do chuyên gia y tế thực hiện những năm gần đây cho thấy, muỗi vằn ưa thích các dụng cụ chứa nước để đẻ trứng như: lọ hoa, các dụng cụ kê chân chạn cho khỏi kiến (nếu nước không cho muối), chậu hoa cây cảnh chứa nước, bể chứa nước mưa (nếu không thả cá để ăn bọ gậy) và đặc biệt các dụng cụ phế thải xung quanh nhà có khả năng chứa nước mưa (vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại).
Các chuyên gia về côn trùng lưu ý khả năng tồn tại rất bền bỉ của trứng muỗi vằn. Những đám trứng này có thể bám vào thành chum vại, bám lại những nơi nước vừa cạn đi và tồn tại trong tình trạng khát nước đến 6 tháng. Ngay khi một trận mưa xuống, chỉ cần có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành bọ gậy (lăng quăng) rồi hình thành muỗi.
Sở thích hút máu người và tập quán "sinh đẻ sạch" nên muỗi vằn thường sống trong nhà, xung quanh hộ gia đình. Đáng lưu ý, muỗi vằn đã xuất hiện ở trên các nhà cao tầng trong thành phố, nơi vẫn có các dụng cụ chứa nước mà muỗi có khả năng sinh sản và phát triển.
"Chúng tôi tìm ra các ổ bọ gậy ở những nơi kín đáo như khay chứa nước từ tủ lạnh ở góc khuất. Muỗi vằn truyền bệnh SXH đang ngày càng khôn và tinh ranh hơn, tìm đẻ trứng ở những nơi con người không ngờ tới", TS Trần Vũ Phong, chuyên gia về côn trùng (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), cho biết.
Cục Y tế dự phòng lưu ý do đặc tính chịu khát và ưa nước sạch, muỗi SXH có khả năng sinh sản mạnh và phát triển vào mùa mưa. Dịch bệnh SXH thường tăng cao từ tháng 4 - 10 và đỉnh dịch từ tháng 8 - 10 khi có mưa nhiều, đây là thời điểm lý tưởng cho muỗi truyền SXH sinh sôi. Cùng với diệt lăng quăng, muỗi truyền SXH, cần chú ý phòng muỗi đốt (nằm màn, bôi kem xua muỗi...).
Diệt tận gốc muỗi truyền sốt xuất huyết
Với đặc tính đẻ trứng nơi nước trong như muỗi vằn, để ngăn chặn loài muỗi này, giúp triệt đường lây truyền bệnh SXH, trong gia đình cần loại bỏ hoàn toàn các dụng cụ chứa nước đọng là môi trường thuận lợi để muỗi đẻ trứng và lăng quăng phát triển.
Nên thay nước bình hoa thường xuyên, dọn sạch các dụng cụ có thể đọng nước; thả cá vào bình, bể chứa nước; vệ sinh thường xuyên hoặc đậy kín khay nước thải điều hòa, tủ lạnh; diệt lăng quăng. Đảm bảo không còn bọ gậy, không còn SXH.
Phun hóa chất diệt muỗi cần bao phủ được tất cả các hộ gia đình, tất cả các tầng, phòng trong khu vực ổ dịch.
Theo Thanh niên
Không nên quá lo lắng khi cho trẻ tiêm vắc xin Những ngày vừa qua, thông tin về 2 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five đã khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, sử dụng vắc xin là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm vắc xin cho trẻ. Sau tiêm vắc...