Tiêm vắc-xin phòng cúm và những điều cần lưu ý
“Không nhất thiết phải tiêm vắc – xin phòng cúm. Tuy nhiên, tiêm chủng vắc – xin cúm là cách tốt nhất để phòng bệnh”, Bác sỹ Đào Hữu Thân, trung tâm Y tế dự phòng, Sở y tế Hà Nội cho biết.
Về vấn đề tiêm phòng vắc – xin cúm, Bác sỹ Đào Hữu Thân, trung tâm Y tế dự phòng, Sở y tế Hà Nội cho biết: “Không nhất thiết phải tiêm vắc- xin phòng cúm. Tuy nhiên, tiêm chủng vắc- xin cúm là cách tốt nhất để phòng bệnh. Mọi lứa tuổi có thể tiêm phòng vắc – xin cúm. Riêng với những trường hợp đang bị mắc và điều trị bất kỳ một bệnh lý nào đều không thể tiêm vắc – xin phòng cúm”.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Với đối tượng từ 3 tuổi trở lên mỗi năm tiêm vắc – xin cúm một mũi. Bởi sau từng năm, các kháng thể bệnh biến đổi khác nhau. Vì thế, việc tiêm nhắc lại vắc – xin hàng năm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Vắc- xin phòng cúm hiện nay ở nước ta được nhập khẩu từ Pháp và Bỉ. Vì vậy, mức độ an toàn là rất cao.
Giống như thuốc, vắc – xin cũng có thể gây ra các phản ứng sau khi tiêm. Hầu hết các phản ứng xảy ra sau khi tiêm chủng thường nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn. Biểu hiện thường thấy đối với các đối tượng tiên chủng vắc – xin cúm như sốt nhẹ khoảng 38 độ C, kèm theo phát ban. Thời gian diễn ra phản ứng thuốc kéo dài nhất trong khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp phản ứng thuốc chỉ kéo dài từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Bên cạnh đó, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc.
Trong những trường hợp này, cha mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách mặc quần áo thoáng, cho trẻ uống nhiều nước. Đồng thời, lau khăn ấm toàn thân để hạ nhiệt và theo dõi trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ nhiệt không đỡ. Kèm theo đó, trẻ khóc thét dai dẳng trên 3 giờ. Khi quan sát thấy xuất hiện ban đỏ, mề đay, phù nề mặt hoặc toàn thân, khó thở (thở khò khè, ngắt quãng, nghẹt thở), trẻ quấy khóc nhiều, sốt trên 38,5 độ C phải đưa trẻ tới cơ sở y tế.
Video đang HOT
Ngoài ra, khi thấy trẻ đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ, mệt lả, xanh tái, mất ý thức, choáng váng, vật vã, giãy giụa hoặc co giật… các bà mẹ có trách nhiệm đưa trẻ tới cơ sở y tế và thông báo trình trạng sức khỏe của trẻ.
Bác sỹ Đào Hữu Thân, trung tâm Y tế dự phòng, Sở y tế Hà Nội khuyến cáo đối với các bậc cha mẹ: “Phải có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế tình trạng sức khỏe của trẻ như: đang ốm, sốt, trẻ sinh non, thiếu cân, hay tiền sử dị ứng của trẻ và bà mẹ, hoặc trẻ có phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước… Đặc biệt, cha mẹ phải theo dõi trẻ thường xuyên 30 phút sau khi tiêm”.
Theo bác sỹ Thân, hiện nay trường hợp trẻ có các biểu hiện phản ứng với vắc – xin cúm là rất hiếm. Đồng thời, vắc – xin phòng cúm ở Việt Nam chưa tự sản xuất mà phải nhập từ Pháp và Bỉ. Chính vì thế, mức độ an toàn của loại vắc – xin này là rất cao.
Theo Phạm Thùy (Kiến thức)
Khuyến cáo mới về tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo khuyến cáo mới đây của Trường Sản phụ khoa Hoa Kỳ thì hầu hết phụ nữ chỉ cần làm xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần thay vì hàng năm.
Ung thư cổ tử cung do một số chủng HPV gây ra. Hầu hết phụ nữ có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tự khỏi nếu bị nhiễm HPV, song một số ít trường hợp nhiễm HPV dai dẳng có thể phát triển thành các bất thường ở cổ tử cung dẫn tới ung thư, tiến sĩ David Chelmow, chủ tịch hội sản phụ khoa thuộc Trung tâm y tế Đại học Virginia Commonwealth cho biết.
Được đăng tải trên tạp chí Obstetrics & Gynecology, các khuyến cáo mới của Trường Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyên chị em độ tuổi từ 30-65 nên tiến hành xét nghiệm HPV đồng thời với xét nghiệm Pap.
Các khuyến cáo mới cho biết:
Phụ nữ từ 30-65 tuổi có kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường nên sàng lọc 5
năm/lần. Nếu chỉ có thể thực hiện xét nghiệm Pap thì nên làm xét nghiệm 3 năm/lần.
Phụ nữ độ tuổi từ 21-29 nên sàng lọc 3 năm/lần thay vì 2 năm/lần.
Phụ nữ dưới 21 tuổi không cần sàng lọc vì ung thư cổ tử cung xâm lấn là hiếm gặp ở nhóm tuổi này.
Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên không cần sàng lọc nếu không có tiền sử ung thư cổ tử cung và có 3 kết quả xét nghiệm Pap bình thường liên tiếp hoặc hai kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường liên tiếp trong giai đoạn 10 năm với xét nghiệm mới nhất được làm trong vòng 5 năm qua.
Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào đã phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần và không có tiền sử ung thư cổ tử cung không cần sàng lọc thường quy.
Phụ nữ đã tiêm vắc-xin phòng HPV nên tuân thủ các hướng dẫn sàng lọc tương tự như phụ nữ chưa tiêm vắc-xin này.
Một số phụ nữ cần sàng lọc thường xuyên hơn bao gồm những phụ nữ đã từng bị ung thư cổ tử cung, phụ nữ dương tính với HIV, phụ nữ suy giảm hệ miễn dịch hoặc những người bị phơi nhiễm với thuốc diethylstilbestrol từ trong bào thai.
TS Chelmow cho biết các hướng dẫn mới được đưa ra nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa việc bảo vệ chị em khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung cũng như tránh được các xét nghiệm không cần thiết có thể dẫn tới các biến chứng.
Tuy nhiên, TS Elizabeth Poynor thuộc bệnh viện Lenox Hill ở New York nói phụ nữ không nên hiểu rằng các khuyến cáo này đồng nghĩa với việc chị em không cần phải kiểm tra sức khỏe hàng năm. Việc khám sức khỏe định kỳ là cần thiết để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra chị em cũng nên thảo luận với bác sĩ của mình để áp dụng các khuyến cáo một cách phù hợp tùy theo tiền sử sức khỏe của bản thân.
Anh Khôi
Theo H.D
Tiêm vắc xin cho bé vào lúc nào là tốt nhất? Một nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng thời gian thực hiện các mũi chích ngừa trong ngày có thể tạo ra sự khác biệt trong cả giấc ngủ và phản ứng miễn dịch. Sốt, quấy khóc... là một trong những triệu chứng bình thường của trẻ sau khi được tiêm ngừa, Một số cha mẹ cho con tiêm từ sớm, một phần...