Tiêm vắc xin Combe Five hơn 200 trẻ miền Tây nhập viện theo dõi
Có 66 trẻ ở Tiền Giang và 158 trẻ ở Bến Tre sau khi tiêm vắc xin Combe Five 5 trong 1 phải nhập viện theo dõi sốc phản vệ.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre có 158 ca có phản ứng bất lợi sau khi tiêm chủng vắc xin Combe Five đang được theo dõi. Trong đó có 6 ca sốc phản vệ, 4 ca được cho là nặng được bác sĩ tiếp tục theo dõi.
Còn ở tỉnh Tiền Giang, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, có hơn 66 trẻ dưới năm tuổi sau khi tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 phải nhập viện do có nhiều dấu hiệu bất lợi sau tiêm. Trẻ nhập viện có triệu chứng sốt, một số ca bệnh nặng phải chuyển qua Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang để tiếp tục theo dõi biểu hiện viêm màng não. Hiện, một số ca sau khi uống thuốc điều trị đã ổn định sức khỏe và được cho xuất viện
Bệnh nhi được tiêm chủng Combe Five tại một cơ sở y tế – Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Văn Ngưu, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Cai lậy cho biết, đây là phản ứng miễn nhiễm thường gặp sau khi tiêm chủng, không có bất thường. Bệnh viện đã từng tiếp nhận điều trị một vài trường hợp tương tự.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh sau khi tiêm chủng vắc xin cho trẻ phải theo dõi sức khỏe của trẻ nếu có biểu hiện bất thường phải đưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet
Các phản ứng nào được coi là nặng sau tiêm vắc xin ComBE Five
Khi trẻ có những biểu hiện sốt cao từ 39C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, chân tay lạnh... cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần được lưu lại đủ 30 phút tại cơ sở y tế. Ảnh: TTXVN
Vừa qua có một số phản ứng nặng được ghi nhận sau tiêm vắc xin ComBE Five khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Đã tiêm vắc xin là có phản ứng, đa phần là phản ứng thông thường cho thấy thuốc có hiệu lực. Tuy nhiên không có vắc xin nào là an toàn tuyệt đối, vì vậy phụ huynh cần biết cách nhận biết các phản ứng nặng nếu xảy ra sau khi tiêm.
Theo TS. Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, những phản ứng nguy hiểm thường xảy ra ngay trong vòng 30 phút đầu sau tiêm vắc xin nên phụ huynh cần lưu trẻ lại đủ 30 phút tại điểm tiêm chủng; đồng thời trẻ vẫn cần phải được theo dõi sát trong vòng 48 giờ để kịp thời phát hiện nếu có phản ứng nặng xảy ra.
Dưới đây là cách xử lý khi trẻ có phản ứng sau tiêm vắc xin:
Nếu sau khi tiêm, phụ huynh thấy trẻ có những biểu hiện: Sốt cao từ 39 độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, chân tay lạnh... cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nên đưa trẻ đến ngay trạm y tế trước, không đưa đi xa lên bệnh viện tuyến trên vì hiện nay các trạm y tế xã đã được tập huấn phác đồ chống sốc, tiêm thuốc Adrenalin. Sau khi xử trí ban đầu rồi mới đưa trẻ lên tuyến trên.
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng cần nắm chắc tình hình sức khỏe của con, loại thuốc đang sử dụng để việc khám sàng lọc được kỹ lưỡng và cán bộ y tế phối hợp với gia đình theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ.
Đối với các phản ứng thông thường như: Sốt dưới 38.5 độ C thì chườm ấm hạ sốt hoặc sốt cao hơn 38,5 độ C thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol; nếu sưng đau tại chỗ tiêm thì hạn chế sờ vào, không chườm đắp gì lên vết tiêm. Các phản ứng thông thường có thể tự khỏi.
TN
Theo Báo Tin tức
Tiêm vắc xin: Biện pháp phòng bệnh hiệu quả Những ngày vừa qua, thông tin liên quan tới việc nhiều trẻ phải nhập viện sau khi tiêm vắc xin ComBE Five đã khiến không ít phụ huynh lo lắng, thậm chí trì hoãn việc cho trẻ đi tiêm. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Phản ứng sau tiêm là bình thường...