Tiêm vắc xin cho trẻ 12-17 tuổi để đảm bảo miễn dịch cộng đồng
Đến 17-7 có gần 4 triệu người Việt được tiêm vắc xin COVID-19, mục tiêu đến tháng 4-2022 sẽ tiêm chủng cho 70% dân số có chỉ định tiêm chủng, trong số này chưa có trẻ em. Sắp tới, Việt Nam sẽ nhận 20 triệu liều vắc xin cho vị thành niên 12-17 tuổi.
Vận chuyển vắc xin Pfizer đến kho của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Đây là loại vắc xin có chỉ định tiêm cho nhóm 12-17 tuổi – Ảnh: T.C
Ngày 14-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino – tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam.Tại cuộc họp, Bộ Y tế đã thỏa thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ vị thành niên từ 12 – 17 tuổi.
Việt Nam hiện có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này. Phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vắc xin này sớm, sớm nhất là trong quý 4-2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng.
Vắc xin cho trẻ em để năm học mới an toàn
Năm học 2020-2021 theo lệ thường đã kết thúc khoảng 2 tháng, nhưng có nhiều trẻ em ở nhiều tỉnh thành vẫn chưa nhận được “Giấy khen” và chưa thi học kỳ 2, do các em đã phải tạm ngưng đến trường từ cuối tháng 4 vừa qua.
Học sinh Việt Nam cũng như khắp thế giới đã quen với việc “học online” từ khi dịch COVID-19 mới bắt đầu bùng phát, nhưng trẻ thì luôn thích đến trường. Đến trường có bao bạn bè, thầy cô, có không khí trường học vui tươi, chứ không phải “lớp học” nhìn nhau qua màn hình như lớp online.
Nhưng trong tình hình diễn biến dịch phức tạp như hiện nay, chỉ có tiêm chủng cho tất cả nhóm có chỉ định tiêm, đạt miễn dịch cộng đồng, trẻ mới có thể thoải mái đến trường.
Vì thế nỗ lực để sớm có vắc xin cho trẻ em là nỗ lực đáng trân trọng. Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, đã có một số quốc gia tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ vị thành niên 12-17 tuổi.
Hiện trong các loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới phê chuẩn, duy nhất vắc xin Pfizer có chỉ định này và đây cũng là loại vắc xin Việt Nam có thỏa thuận được cung cấp 20 triệu liều dành riêng cho nhóm trẻ này.
Video đang HOT
Vinamilk là một trong số doanh nghiệp tham gia đóng góp vắc xin cho trẻ em với ngân sách cam kết 10 tỷ đồng – Ảnh: VNM
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 9 triệu trẻ vị thành niên ở lứa tuổi 12-17. Về đáp ứng miễn dịch, hiệu quả đáp ứng miễn dịch khi tiêm cho trẻ vị thành niên cũng tương tự như tiêm cho người lớn, nhưng thời gian bảo vệ thì còn phải theo dõi thêm do đây là vắc xin mới.
Về tính an toàn, qua theo dõi Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết các nước đã triển khai tiêm chủng cho lứa tuổi 12-17 cũng đạt các yêu cầu về an toàn. Về thời gian triển khai tiêm chủng cho nhóm 12-17 tuổi, hiện phải đợi nhà cung cấp vắc xin nhưng theo thỏa thuận ban đầu giữa hai bên, vắc xin sẽ được cung cấp vào quý 4 năm nay.
“Hiện mới có Pfizer có chỉ định tiêm chủng cho trẻ em, nhưng tới đây có thể có thêm các nhà sản xuất nghiên cứu và có thể có thêm vắc xin cho trẻ em” – Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết.
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho con/em ngay khi có thể
Theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ, vắc xin ngừa COVID-19 đã được sử dụng dưới sự giám sát an toàn chuyên sâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, bao gồm các nghiên cứu đối với trẻ vị thành niên, trong đó mũi thứ hai ít nhất 3 tuần sau mũi tiêm đầu tiên.
Chuẩn bị gì cho cuộc hẹn tiêm vắc xin?
- CDC Hoa Kỳ cũng cho biết trước khi tiêm chủng, cha mẹ, người giám hộ có thể hỗ trợ con/em trước, trong và sau cuộc hẹn tiêm chủng, thông qua việc nói chuyện với con/em quý vị trước cuộc hẹn tiêm chủng về những nguy cơ có thể xảy ra.
- Thông báo cho bác sĩ hoặc y tá về bất kỳ loại dị ứng nào mà con/em có thể có.
- Để tránh bị ngất choáng và thương tích liên quan tới việc bị ngất choáng, nên để trẻ ngồi hoặc nằm xuống trong khi tiêm chủng và chờ 30 phút sau khi tiêm chủng.
- Sau khi tiêm chủng COVID-19 cho con/em mình, cha mẹ, người giám hộ sẽ được yêu cầu ở lại khoảng 15-30 phút để có thể quan sát phòng trường hợp chúng bị dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay.
- Có một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm, như đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, sốt, mệt mỏi, những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng khả năng của trẻ trong thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày.
- Một số người không có tác dụng phụ. Tuy nhiên trong trường hợp có bất thường sau tiêm, cần báo ngay cho cơ quan y tế.
Bạn khoẻ mạnh, Việt Nam khoẻ mạnh
Chung tay cùng Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và mọi nguồn lực xã hội đang cùng nỗ lực để đưa vắc xin đến với nhiều người dân hơn, trong đó có vắc xin cho trẻ em, để hình thành miễn dịch cộng đồng, Vinamilk là đơn vị đang thực hiện việc đóng góp để mua vắc xin cho trẻ em từ 12-17 tuổi, với ngân sách cam kết 10 tỉ đồng ngay khi điều kiện về vắc xin cho phép.
Hoạt động này được Vinamilk triển khai trong khuôn khổ chiến dịch “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh” từ ngày 22-6 đến 22-7-2021, có mục tiêu là lan tỏa lối sống khỏe mạnh, tích cực đến cộng đồng trong dịch bệnh.
Bên cạnh góp tiền mua vắc xin cho trẻ em, qua chiến dịch này, Vinamilk cũng cam kết dành một phần ngân sách hỗ trợ chăm sóc các em đang là các trường hợp F0, F1…
Bà bầu hoặc người cho con bú có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19?
Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? Câu trả lời sẽ có thông qua phần giải đáp của chuyên gia WHO.
Video khoa học thường thức của WHO giải đáp thắc mắc bà bầu, phụ nữ mang thai, và phụ nữ đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19
Thế giới đang bước vào chiến dịch tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 với quy mô chưa từng có nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. An toàn tiêm chủng cũng như điều kiện nào đủ để tiêm chủng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương thường xuyên giải đáp thắc mắc về tiêm phòng COVID-19 thông qua chương trình khoa học thường thức Science in 5 (Giải đáp khoa học trong 5 phút).
Trong chương trình lần này, TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO sẽ giải đáp thắc mắc liên quan tới tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 đối với bà bầu, mẹ cho con bú và phụ nữ đang bị kinh nguyệt.
Phụ nữ cho con bú hoàn toàn yên tâm tiêm vắc xin phòng COVID-19
"Tôi đang mang bầu....", "Tôi đang cho con bú....", "Vậy tôi có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không?"
Theo chuyên gia WHO, câu trả lời là có.
Phụ nữ vừa sinh con, hoặc đang cho con bú nên tiêm vắc xin phòng COVID-19. Bạn không cần phải lo lắng bởi không có rủi ro nào. Tất cả các loại vắc xin ngừa COVID-19 được sử dụng hiện nay không chứa "virus sống" (live virus), bởi thế rất an toàn, nó không thể gây ra nguy cơ truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ được.
TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO
Trên thực tế, kháng thể (anti-body) mà người mẹ có có thể truyền sang trẻ sơ sinh và có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh. Vắc xin phòng COVID-19 hoàn toàn không gây hại mà rất an toàn. Vì vậy, phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với phụ nữ mang thai
Thế còn phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai thì sao?
Ồ, điều đó rất quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, TS. Soumya chia sẻ, không chỉ với sức khỏe bà mẹ mà còn vì sức khỏe thai nhi.
Những loại thuốc hoặc vắc xin tiêm cho bà bầu theo chỉ định đã được đảm bảo không có tác dụng phụ, an toàn đối với bà bầu và thai nhi. Trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta biết rằng bà bầu có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn và nguy cơ sinh non. Trong trường hợp có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì những đối tượng như nhân viên y tế tuyến đầu, phụ nữ mang thai sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Vì vậy, lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 lớn hơn nguy cơ rất nhiều.
Đối với cơ chế sản xuất vắc xin, không có vắc xin nào chứa virus sống (viral) nên không có nguy cơ virus sinh sôi trong cơ thể được. Vì vậy mà mọi quốc gia cũng như phụ nữ mang thai nên được tuyên truyền về lợi ích của vắc xin. Bởi phụ nữ mang thai nằm trong đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 và do đó tiêm phòng vắc xin mang lại lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
"Tôi có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi đang bị kinh nguyệt?"
Xét về góc độ khoa học, không có lý do gì để hoãn tiêm phòng nếu bạn đang bị kinh nguyệt. Tất nhiên, ngày đèn đỏ sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu ngày đó trùng với lịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, bạn vẫn nên đi tiêm bình thường.
Phát triển vắc xin COVID-19 cho trẻ nhỏ Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng là phải tiêm phòng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra vắc xin ở trẻ nhỏ hơn. Dự kiến vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi sẽ có vào tháng 9 hoặc...