Tiêm thuốc giảm đau, cụ ông bị đứt gân chân
Bệnh nhân Trần Văn B, 73 tuổi, quận 1, TPHCM cho biết, hơn 7 tháng trước, ông bị đau gót chân, nhât là buổi sáng khi bước xuống giường, đi lại đau đớn nên gia đình đưa ông đến một bệnh viện chuyên khoa về cơ xương khớp.
Chân bệnh nhân bị mưng mủ sau khi tiêm thuốc giảm đau
Thấy bệnh viện quá đông nên ông chọn khám tại phòng khám dịch vụ được giới thiệu có cách điều trị mới là tiêm thuốc, 3 mũi hết đau. Tuy nhiên, sau 2 tháng do thuốc không tiêu, tạo thành một khối đọng bầy nhầy gây viêm, hoại tử và đứt gân gót chân.
Ông B đã phải nhập viện phẫu thuật 3 lần để nối lại gân. Sau mổ, vết thương bị rò dịch kéo dài suốt mấy tháng, đau buốt và đi lại khó khăn. Vì vậy, ông phải tiếp tục vào viện để theo dõi điều trị hậu phẫu và tập đi tại khoa Ngoại – Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM.
Ngày 4/4, TS.BS Nguyễn Tiến Lý, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM cho biết, BS đã làm sạch khối thuốc đọng lại, làm sạch ổ mủ và làm nẹp chỉnh hình để hỗ trợ bệnh nhân khi đi lại. Hiện vết thương đã khô và hồi phục tốt, tuy nhiên để bệnh nhân đi lại bình thường thì phải mang nẹp chỉnh hình trong 1 thời gian để không bị đau gót.
Theo Bùi Hương
Kiến thức
Lá cối xay giảm đau sau chấn thương
Khi không may bị va đập hay chấn thương để lại những vết thương trầy xước hoặc bầm tím trên cơ thể khiến đau đớn, nhức nhối khó chịu, xin giới thiệu cùng bạn đọc kinh nghiệm từ lá cối xay có thể thay mật gấu hay thuốc giảm đau để điều trị và giảm đau sau chấn thương.
Cây cối xay còn gọi là nhĩ hương thảo hay kim hoa thảo, cây đằng, giăng xay, quýnh ma, ma mảnh thảo, ma bản thảo giàng xay, co tó ép (Thái), phao tôn (Tày) là một loại cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm mọc hoang và trồng hầu hết trên khắp nước ta, mọc thành bụi ở những bãi đất trống hay bờ rào, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây.
Bộ phận làm thuốc gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Thu hái quanh năm, tốt hơn cả là mùa hạ dùng tươi phơi hay sấy khô.
Lá cối xay có tác dụng giảm đau sau chấn thương (Ảnh minh họa)
Theo đông y, cối xay có vị ngọt, tính mát, vào kinh tâm, đởm. Có tác dụng giảm đau, thanh huyết nhiệt, hoạt huyết, làm tan máu tụ, giải độc lọc máu, khai khiếu tỉnh thần. Thường sử dụng điều trị chữa mụn nhọt, viêm đường tiết niệu, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, phù thũng, lở ngứa, dị ứng...
Ngoài chữa những chứng bệnh trên, theo kinh nghiệm cho thấy, ngay sau khi trật đả hay chấn thương, lấy độc vị lá cối xay tươi một nắm khoảng 20 - 30g sắc cho uống ấm sau một vài tiếng thì nạn nhân giảm đau rõ rệt và các vết máu tụ cũng nhanh chóng tan đi, sức khỏe bình phục. Thực tiễn cho thấy, càng áp dụng sớm thì hiệu quả càng cao. Còn theo kinh nghiệm của nhân dân Ấn Độ, cối xay ngoài sử dụng làm giảm đau còn làm thuốc nhuận tràng, trị bệnh phổi và làm thuốc an thần. Hoa được sử dụng để làm tăng tinh dịch ở nam giới.
Chú ý: Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bài thuốc này chỉ áp dụng được cho những nạn nhân sau khi chấn thương còn tỉnh táo, không cần can thiệp ngoại khoa.
Theo Lương y Chu Văn Tiến ( Báo sức khỏe đời sống)
Bệnh viện huyện Yên Thành sai quy trình Liên quan đến cái chết của chị Trần Thị Ngọc (31 tuổi, trú tại Hòn Nen, xã Mã Thành, Yên Thành), GĐ Sở Y tế Nghệ An khẳng định với Dân trí rằng: Cái sai nhận thấy rõ nhất của BVĐK huyện Yên Thành là làm sai quy trình. GĐ và PGĐ BVĐK Yên Thành làm việc với PV Sẽ xử lý nghiêm...