Tiêm quá sớm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 không thực sự hữu ích
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ, vi sinh quốc gia Nga Gamaleya (nơi bào chế vaccine Sputnik V), ông Alexander Gintsburg ngày 24/10 cho rằng việc tiêm quá sớm mũi vaccine tăng cường trong thời gian dưới 6 tháng kể từ mũi đầu tiên sẽ không gây hại cho cơ thể, nhưng có thể không đặc biệt hữu ích.
Ông nói thêm rằng mốc 6 tháng là thời gian tối ưu để tiêm mũi tăng cường, khi hệ miễn dịch có thể phản ứng đúng với vaccine.
Theo chuyên gia trên, cơ thể người không chỉ có các cơ chế cho phép chúng ta sản xuất ra một lượng lớn kháng thể, mà còn có các cơ chế kiểm soát mức kháng thể này. Chính vì vậy, nếu một người có lượng kháng thể cao tiêm thêm một kháng nguyên dưới dạng vaccine thì mức kháng thể chỉ tăng nhẹ. Trong trường hợp này, sẽ không có gì hại “nhưng cơ thể cũng không có lợi hơn, mà sẽ chỉ có cùng mức kháng thể như trước khi tiêm mũi tăng cường”.
Ông Gintsburg cũng giải thích rằng 6 tháng là thời gian tốt nhất để quyết định tiêm mũi tăng cường vì đây là thời gian tối thiểu để lượng kháng thể được tạo ra trước đó duy trì ở mức cao, giúp bảo vệ cơ thể trước virus. Chuyên gia này nhấn mạnh rằng sau khi xuất hiện biến thể Delta, mọi người cần đảm bảo duy trì mức kháng thể cao.
Toàn thế giới vượt 239,1 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 12/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 239.177.209 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4.875.901 ca tử vong.
Video đang HOT
Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 216.424.254 người.
Xe cứu thương chở các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện tại Kommunarka thuộc thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 77,29 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với 60,62 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận 54,47 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 38,04 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 8,46 triệu ca và châu Đại Dương 260.529 ca nhiễm.
Tại châu Âu, Nga đã ghi nhận thêm 973 ca tử vong, con số cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu ở nước này và 28.190 ca nhiễm mới, đưa tổng số người nhiễm bệnh kể từ đầu đại dịch lên khoảng 7,8 triệu người. Do sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, nhiều địa phương ở Nga đã thắt chặt các hạn chế. Bên cạnh đó, chính phủ Nga đang đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ mắc bệnh nặng.
Tại Italy, luật quy định tất cả người lao động phải xuất trình "thẻ xanh COVID-19" khi đến nơi làm việc sắp có hiệu lực từ ngày 15/10, nhằm khuyến khích người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, dữ liệu được văn phòng của quan chức phụ trách phòng chống đại dịch COVID-19 của Chính phủ Italy công bố ngày 11/10 cho thấy trong tuần tính đến ngày 8/10, chỉ có khoảng 410.000 người đã đi tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên, giảm 36% so với tuần trước đó và là con số hàng tuần thấp nhất kể từ đầu tháng 7.
Đạo luật trên ban đầu dường như đã khuyến khích nhiều người đi tiêm vaccine hơn, tăng 11% trong tuần đầu tiên sau ngày 16/9. Trong tuần tiếp theo từ 24/9 - 1/10, số người đi tiêm cũng tăng 15%, nhưng sau đó giảm mạnh trong tuần tính đến ngày 8/10. Trong khi đó, các chủ lao động ở khu vực công nghiệp miền Bắc Italy cảnh báo họ sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và người đứng đầu một số chính quyền vùng cho biết sẽ không thể cung cấp đủ các xét nghiệm cho những người lao động từ chối tiêm chủng. Bên cạnh đó, quy định nói trên vấp phải sự phản đối của một bộ phận người lao động.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Á, nhiều nước tiếp tục ghi nhận thêm số ca mắc và tử vong do COVID-19, như Lào với 549 ca mắc và 3 ca tử vong; Thái Lan 9.445 ca mắc và 84 ca tử vong; Philippines 8.615 ca mắc và 236 ca tử vong... trong khi Campuchia và Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy tiêm liều vaccine tăng cường.
Cụ thể, Campuchia đã khởi động chiến dịch tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh chiến dịch tiêm phòng cho 10 triệu người trưởng thành tại nước này đã hoàn thành trên 99%. Quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận thêm 267 ca mắc mới và 17 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh lên 115.335 ca và 2.544 ca tử vong. Như vậy, ngày 12/10 là ngày thứ 11 số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia dao động quanh mức 200 ca/ngày, thấp hơn nhiều so với mức trên 800 ca/ngày vào cuối tháng 9. Mặc dù điều kiện để mở cửa trở lại kinh tế - xã hội của Campuchia ngày càng thuận lợi, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng vẫn cảnh báo người dân thận trọng hơn để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan và để tiến tới mở cửa tất cả các lĩnh vực sớm nhất có thể.
Còn tại Nhật Bản, Chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio đang thúc đẩy các bước để có thể sớm triển khai tiêm liều vaccine tăng cường kể từ tháng 12. Trước đó, trong cuộc họp diễn ra vào ngày 17/9, Hội đồng vaccine và tiêm chủng dự phòng thuộc Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản (MHLW) cũng nhấn mạnh sự cần thiết của mũi tiêm bổ sung do khả năng miễn dịch của người tiêm chủng giảm dần theo thời gian. MHLW cũng chủ trương triển khai mũi tiêm tăng cường cho các đối tượng là những nhân viên y tế - những người được tiêm mũi 1 từ tháng 2 và sẽ bắt đầu tổ chức tiêm cho những người cao tuổi từ đầu năm 2022.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Indonesia thông báo sẽ hoàn tất tiêm chủng phòng COVID-19 cho người cao tuổi trước lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới nhằm đề phòng nguy cơ bùng phát dịch sau các sự kiện tôn giáo và các kỳ nghỉ lễ dài ngày. Tổng thống Joko Widodo cũng đã chỉ đạo về chiến lược chuẩn bị cho Giáng sinh và Năm mới, theo đó lưu ý các bộ ngành liên quan nâng cao cảnh giác trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang giảm mạnh.
Tại Hàn Quốc, một số chợ truyền thống ở thủ đô Seoul - điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước - thời gian gần đây đang trở thành "điểm nóng" lây nhiễm mới, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị triển khai kế hoạch "sống chung với COVID-19" bất chấp làn sóng lây nhiễm thứ 4 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cụ thể, 4 khu chợ truyền thống nổi tiếng ở khu vực thủ đô Seoul đều có liên quan đến các đợt bùng phát dịch bệnh lớn kể từ tháng 7 vừa qua, thời điểm bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở nước này. Đó là các chợ Garak ở quận Songpa (phía Nam Seoul), chợ Cheongnyangni ở quận Dongdaemun, chợ Jungbu ở trung tâm Seoul và chợ Nông sản - Hải sản Mapo (thuộc quận Mapo). Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), số ca mắc COVID-19 liên quan đến các chợ truyền thống có thể còn tiếp tục tăng cao sau khi các cuộc điều tra dịch tễ kết thúc. Nguyên nhân ban đầu được cơ quan y tế Hàn Quốc đưa ra là từ công tác phòng dịch, trong đó bao gồm cả việc quản lý kém nhật ký ra vào của du khách.
Ấn Độ đã khuyến nghị sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 do công ty Bharat Biotech nước này sản xuất cho trẻ em dưới 12 tuổi. Với động thái này, Bharat Biotech trở thành công ty đầu tiên tại Ấn Độ được chấp thuận về vaccine cho trẻ em sau khi xem xét những dữ liệu thử nghiệm vaccine này ở nhóm tuổi 2-18. Khuyến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ đã chuyển trọng tâm sang tiêm phòng cho trẻ em ngừa COVID-19, sau khi đã tiêm hơn 950 triệu liều cho người trưởng thành ở đất nước có 1,4 triệu dân này.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan tới liều vaccine tăng cường, các hãng dược phẩm Moderna và Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ ngày 12/10 đều công bố dữ liệu về liều vaccine tăng cường của mình trong bối cảnh ủy ban cố vấn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ nhóm họp trong hai ngày 13 - 14/10 để thảo luận về vấn đề này.
Hãng Moderna cho rằng FDA nên cấp phép sử dụng liều vaccine tăng cường của hãng đối những người lớn tuổi và những người có nguy cơ lây nhiễm cao đã tiêm đầy đủ 2 liều. Theo Moderna, liều vaccine tăng cường của hãng hỗ trợ cho sức khỏe công cộng khi phục hồi phản ứng miễn dịch, đồng thời làm giảm số ca nhiễm ở những người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng. Trong khi đó, J&J cũng công bố dữ liệu cho thấy khả năng phòng chống COVID-19 được gia tăng sau khi tiêm liều vaccine tăng cường của hãng. Theo J&J, liều tăng cường có thể tiêm cách 2 tháng kể từ khi tiêm liều vaccine của hãng này (1 mũi).
WHO khuyến nghị về mũi vaccine tăng cường Ngày 11/10, nhóm tư vấn vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị nên tiêm liều vaccine tăng cường (mũi thứ 3) phòng COVID-19 cho những người bị suy giảm miễn dịch, áp dụng với tất cả các loại vaccine phòng COVID-19 đã được tổ chức này phê duyệt. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin...