Tiêm phòng sởi đầy đủ, đúng lịch
Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn ghi nhận 290 ca mắc bệnh, tập trung nhiều ở các quận nội thành, tăng gần năm lần so với tổng số ca mắc bệnh năm 2017. Theo các chuyên gia y tế, nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả, số ca mắc bệnh sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
Tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ em tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Ảnh: CÔNG HÙNG
Theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, đối tượng mắc bệnh sởi chủ yếu là nhóm trẻ dưới 5 tuổi, chiếm đến 69%, trong đó nhóm trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Hầu hết trẻ bị nhiễm bệnh do chưa được tiêm vắc-xin hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ. áng lưu ý, bệnh sởi chủ yếu bùng phát mạnh vào thời điểm mùa đông – xuân, nhưng năm nay lại có dấu hiệu lây lan mạnh vào mùa hè, cho nên các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, tại Hà Nội, tuy chưa ghi nhận có ổ dịch lớn, nhưng vẫn đang là “mùa” của bệnh sởi, cho nên không thể loại trừ nguy cơ bùng phát dịch. Bệnh sởi có nhiều triệu chứng giống với rubella, sốt phát ban, cho nên nhiều cha mẹ chủ quan, khi trẻ mắc bệnh nặng mới được đưa đến bệnh viện (BV) chữa trị, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Thí dụ, cặp song sinh 11 tháng tuổi ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) bị bệnh sởi, tiên lượng nặng, hiện vẫn đang được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Trước đó, gia đình đưa bé trai đầu tiên đến nhập viện trong tình trạng sốt cao, phát ban trên cơ thể, không ăn uống được, khó thở. Tại BV, bé được chẩn đoán viêm phổi nặng trên nền bệnh sởi. Ba ngày sau, gia đình tiếp tục đưa bé trai còn lại đến cấp cứu cũng với biểu hiện tương tự. Cặp song sinh này ra đời khi mới 30 tuần tuổi, nhẹ cân; các bé vẫn chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi. Theo PGS, TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi của BV, sau khi tiếp nhận cặp song sinh, BV đã tiến hành truyền dịch, chống co giật, sử dụng kháng sinh mạnh. ồng thời, bác sĩ sử dụng phác đồ điều trị viêm phổi nặng. Tuy nhiên, sau tám ngày điều trị, hai bé vẫn trong tình trạng bị suy hô hấp.
Theo thống kê của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay, BV tỉnh tiếp nhận 34 bệnh nhi bị sởi nhập viện. Hầu hết là các bé dưới 5 tuổi, đến từ nhiều tỉnh như Hưng Yên, Nam ịnh, Thái Nguyên, Hà Tĩnh. Các bệnh nhi ở Hà Nội tập trung ở các quận Hai Bà Trưng, ống a, Hoàng Mai. Bác sĩ Huy cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút gây ra và có khả năng lây lan mạnh thành dịch. Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay, có khả năng bảo vệ lên đến hơn 90%.
Trước đó, nhận định tình hình bệnh sởi có thể diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn khẩn chỉ đạo các BV tăng cường công tác khám và điều trị cho người bệnh mắc sởi, rà soát lại các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế để bảo đảm công tác điều trị bệnh. Sở Y tế cũng yêu cầu các BV, trung tâm y tế tổ chức tập huấn các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi do Bộ Y tế ban hành cho nhân viên có tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, nhất là khu vực phòng khám, khu cấp cứu, điều trị bệnh nhân sởi. ể phòng lây nhiễm chéo, các BV phải có phòng khám phân loại riêng ngay tại khu vực phòng khám và có biển chỉ dẫn ngay tại cổng BV, bố trí khu điều trị cách ly theo quy định và tổ chức điều trị tốt cho người bệnh, cũng như bảo đảm chuyển tuyến an toàn với những người bệnh quá khả năng điều trị và tránh lây nhiễm trong quá trình vận chuyển bệnh nhân.
Video đang HOT
Đề cập đến căn bệnh này, ông Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo, cha mẹ cần chủ động đưa con từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc-xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm phòng. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà-phòng khi chăm sóc trẻ và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Nhật Hoàng
Theo nhandan.com.vn
Quy trình xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thế nào?
Kết quả test nhanh cho thấy mẫu máu của người xét nghiệm dương tính với HIV vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn bệnh nhân đó đã nhiễm HIV, mà còn cần thực hiện một số xét nghiệm khác.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết thông tin trên. Theo bác sĩ Cấp, trong xét nghiệm chẩn đoán HIV, có nhiều cấp độ khác nhau. Thứ nhất là test nhanh thì độ nhạy rất cao nhưng độ đặc hiệu thấp. Tức là những trường hợp có nguy cơ nhiễm HIV thì test nhanh có thể dương tính, tuy nhiên chưa thể khẳng định người đó đã nhiễm HIV. Bởi xét nghiệm này để sàng lọc chứ không khẳng định ai đó bị nhiễm HIV. Còn khẳng định thì phải ở các cấp độ xét nghiệm khác. Xét nghiệm này phải được thực hiện ở các labo chuẩn.
Test nhanh là phương pháp đầu tiên trong chuẩn đoán HIV
Theo quy định của Bộ Y tế, để chẩn đoán nhiễm HIV cho người từ 18 tháng tuổi trở lên, xét nghiệm cần làm là tìm kháng thể kháng HIV. Kháng thể này là những chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra khi bị nhiễm HIV và phải có thời gian mới có thể phát hiện được. Khoảng thời gian này thường là 4-6 tuần đến 3 tháng sau khi bị nhiễm HIV, được gọi là giai đoạn cửa sổ.
Theo bác sĩ Cấp, nếu xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV được thực hiện sớm trong giai đoạn cửa sổ thì dù người đó đã bị nhiễm HIV nhưng kết quả vẫn có thể âm tính. Những trường hợp này, khi qua giai đoạn cửa sổ, kiểm tra lại sẽ có kết quả dương tính.
Vì thế, để chẩn đoán nhiễm HIV ở những người từ 18 tháng tuổi trở lên bằng xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV, Bộ Y tế quy định là phải có kết quả dương tính của cả 3 xét nghiệm trên cùng một mẫu máu. Phương pháp này sử dụng 3 loại sinh phẩm khác nhau, trong đó 1 loại sinh phẩm có độ nhạy cao và 2 loại sinh phẩm còn lại có độ đặc hiệu cao. Các phương pháp đó gồm: Test nhanh, xét nghiệm ag/ab elisa và xét nghiệm anti HIV elisa. Chỉ cần 1 trong 3 xét nghiệm đó âm tính thì không được khẳng định nhiễm HIV mà phải kiểm tra lại sau 14 ngày.
Theo TS Hoàng Đình Cảnh, Cục phó Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), xét nghiệm HIV có thể được thực hiện tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và các viện khu vực đã được Bộ Y tế cấp phép. Chỉ có những cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì các kết quả xét nghiệm này mới được công nhận.
Nên đi xét nghiệm HIV lần 1 là sau 3 tháng từ khi có hành vi có nguy cơ lây nhiễm virus HIV
Theo Bộ Y tế, bản chất của xét nghiệm HIV là tìm kháng thể kháng virus HIV nên đòi hỏi cơ thể phải có thời gian đủ để sản sinh kháng thể - thời gian này gọi là giai đoạn cửa sổ, được tính khoảng từ 3 đến 6 tháng kể từ thời điểm nhiễm virus. Thời gian tốt nhất để đi xét nghiệm HIV lần 1 là sau 3 tháng từ khi có hành vi có nguy cơ lây nhiễm virus HIV - ví dụ quan hệ tình dục với người nhiễm HIV. Lần 2 sau lần 1 khoảng 3 tháng. Với trẻ sơ sinh bị lây truyền từ mẹ thì chỉ có thể xác định chính xác sau khi bé đủ 18 tháng tuổi.
Thời gian để cho kết quả xét nghiệm chính xác vào khoảng 3-6 tháng, vì lúc này cơ thể người bệnh mới sản sinh ra các kháng thể để chống lại virus HIV.
Thông thường, giai đoạn cửa sổ kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp kéo dài nhiều hơn nhưng không quá 6 tháng.
Theo Bộ Y tế, phát hiện sớm HIV sẽ tăng cơ hội điều trị, kìm hãm sự phát triển của virus bằng thuốc ARV và hạn chế lây bệnh cho người khác, vì thế những người có nguy cơ cao cần đi tư vấn, xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.
Như PNVN đã phản ánh, trên địa bàn xã Kim Thượng rộ thông tin nhiều người phải đi xét nghiệm máu vì nghi nhiễm HIV. Người đầu tiên là 1 nữ bệnh nhân trung tuổi (khu Chiềng 3, xã Kim Thượng) được phát hiện bị nhiễm HIV. Người này cho biết chỉ sinh sống ở địa phương. Tuy nhiên, bà bị bệnh nên đến nhà bác sĩ T., hiện làm việc tại BV Đa khoa Tân Sơn, để tiêm thuốc.
Sau khi nghe được thông tin trên, nhiều người dân nghi ngờ có thể bác sĩ T. đã sử dụng chung bơm kim tiêm nên họ đã bị lây bệnh. Vì vậy, họ đã đến Trung tâm y tế huyện Tân Sơn lấy máu làm xét nghiệm. Tổng cộng đã có gần 30 trường hợp tự nguyện đi xét nghiệm. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng, Trung tâm chưa đưa kết quả xét nghiệm mà sau đó lại lấy máu lần 2 khiến nhiều người lo lắng. Một số người đặt giả thuyết có khả năng nhiều người đã bị nhiễm HIV nên Trung tâm Y tế huyện mới phải lấy máu lần 2 để làm xét nghiệm.
Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế Phú Thọ làm rõ thông tin, đồng thời, xử lý cá nhân vi phạm (nếu có).
Chiều ngày 13/8, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức họp báo và cho biết, kết quả xét nghiệm, test nhanh 490 mẫu máu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh thực hiện và phát hiện 42 trường hợp mới nhiễm HIV.
Theo phunuvietnam.vn
Trẻ 11 tháng tuổi bị biến chứng nặng: Phải chăng do sự bất thường của dịch sởi 2018? Theo thông tin từ Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 bệnh nhi 11 tháng tuổi mắc sởi có biến chứng nặng hiện nay tiên lượng rất dè dặt. Xuất hiện sởi biến chứng nặng Mới đây, Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận trường hợp 2 trẻ nhỏ sinh đôi 11 tháng tuổi bị mắc sởi. Trẻ có tiền sử sinh non (30...