Tiêm phòng 2 mũi Quinvaxem cách nhau 6 tháng có sao không?
Con tôi 9 tháng tuổi. Khi con 3 tháng tôi cho cháu tiêm phòng một mũi văcxin 5 trong 1, tháng tiếp theo cho cháu đi tiêm mũi thứ hai thì văcxin này tạm thời không tiêm nữa.
Bây giờ có đợt tiêm lại, tôi muốn cho con đi tiêm phòng từ mũi thứ 2 luôn có được không hay phải tiêm lại từ đầu? Liệu có ảnh hưởng tới miễn dịch của trẻ khi mũi đầu tiên cách xa mũi thứ hai là 6 tháng? Xin cảm ơn. (Nguyễn Thị Vinh)
Ảnh minh họa: Dương Ngọc.
Trả lời:
Video đang HOT
Chào bạn,
Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của không ít bà mẹ. Điều đầu tiên tôi muốn nói là bạn cứ yên tâm đưa con đi tiêm mũi thứ hai văcxin 5 trong 1 trong đợt tiêm chủng tới tại địa phương. Bé không cần tiêm lại mũi đầu nữa vì đã tiêm rồi, mà sẽ tiêm nhắc lại luôn mũi thứ 2, sau đó 1 tháng thì tiêm mũi 3.
Mũi tiêm đầu tiên cũng là lần đầu tiên tạo cho cơ thể khả năng ngừa 5 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Bình thường, loại văcxin 5 trong 1 này được tiêm 3 mũi, bắt đầu khi trẻ 2 tháng, sau đó nhắc lại lúc trẻ 3 và 4 tháng. Liều văcxin thứ 2 và 3 sẽ giúp gợi lại “bộ nhớ” của hệ miễn dịch sản xuất thêm kháng thể mà trước đó nó đã tạo ra sau đợt tiêm ngừa cơ bản.
Việc mũi thứ hai cách mũi đầu 6 tháng về cơ bản không ảnh hưởng tới miễn dịch của trẻ cũng như khả năng bảo vệ của văcxin. Ngược lại, nếu trẻ không được tiêm nhắc thì cơ thể sẽ không tạo đủ kháng thể để chống lại 5 bệnh này. Vì vậy, bạn nhớ đưa con đi tiêm đủ 3 mũi.
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển _ Chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia
Theo VNE
Có con sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?
Cho em hỏi, em có kinh nguyệt được 3 ngày thì vợ chồng quan hệ, bác sĩ nói khả năng mang thai có thể xảy ra nhưng thấp. Em cũng đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp.
Giờ em muốn biết nếu hơn tuần nữa em rụng trứng, em muốn có con thì có sao không? Thuốc ảnh hưởng gì không bác sĩ? Em rất phân vân. (Thúy)
Trả lời:
Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong trường hợp hai người quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp phòng tránh thai nào và sợ bị dính bầu. Đây được coi là biện pháp mang tính giải quyết tình huống là chính, bởi hiệu quả tránh thai không cao và việc sử dụng thuốc có thể lợi bất cập hại.
Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ trong vòng 72 giờ sau giao hợp. Do thuốc có tác dụng ức chế sự rụng trứng và nếu trứng đã rụng, được thụ tinh thì thuốc sẽ ngăn cản trứng làm tổ tại tử cung do làm biến đổi niêm mạc bên trong. Vì vậy, nếu trứng đã làm tổ ở tử cung rồi thì thuốc hầu như không mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, bản chất của thuốc tránh thai khẩn cấp là một dạng thuốc nội tiết, nên sau khi uống vào một thời gian sẽ được cơ thể điều hoà và không còn tác dụng. Kết hợp với cơ chế khái quát tác dụng của thuốc như đã nêu ở trên thì trong trường hợp của em, em không phải lo lắng đến việc ảnh hưởng tới dự định có bầu sắp tới.
Vấn đề đáng quan tâm hơn của em lúc này là để có thể giúp cho sức khoẻ của em và em bé được khoẻ mạnh khi mang bầu và sau này, em nên đến cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để kiểm tra và có thể sẽ nhận được một số lời khuyên giúp tăng cường sức khoẻ (như bổ sung vi chất dinh dưỡng, tiêm phòng văcxin...) nhằm chuẩn bị cho việc mang thai được an toàn.
Chúc em sớm có tin vui.
Theo VNE
Bí quyết bảo vệ chức năng gan Hạn chế bia rượu, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng cân đối với rau quả sạch, giàu vitamin, tiêm phòng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bổ sung dược chất hỗ trợ thiết yếu cho gan là các biện pháp chủ động phòng ngừa, tránh các bệnh về gan. Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng đầu...