Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung khi nào thì hiệu quả nhất?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26.
Em nay năm 22 tuổi, chưa có gia đình nhưng đã quan hệ tình dục với bạn trai. Vậy em có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung nữa được hay không? Em có nghe bạn bè nói rằng khi đi tiêm ngừa người ta có hỏi mình là đã quan hệ tình dục hay chưa nên em rất lo lắng. Vì có mẹ đi cùng nên em sẽ nói là chưa quan hệ tình dục. Em nói dối như vậy thì có ảnh hưởng gì đến quá trình tiêm phòng cũng như cách sử dụng và tác dụng của thuốc khi bác sĩ tiêm cho em không? Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp cho em. Em xin cảm ơn bác sĩ! (N. Uyên)
Trả lời:
Bạn N. Uyên thân mến!
Đã từ lâu, virus HPV (Human Papilloma Virus) được cho là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung. Phụ nữ có thể bị nhiễm loại virus “thầm lặng” và dễ lây này thông qua các con đường quan hệ tình dục. HPV có đến hơn 100 loại khác nhau, trong đó có hơn 40 loại lây lan dễ dàng thông qua tiếp xúc sinh dục; và trong số này chỉ khoảng 30 loại có khả năng gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục, gây ra mụn cóc, u nhú lành tính hoặc ác tính (ung thư).
Video đang HOT
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26. Ảnh minh họa
Chỉ một số ít virus thuộc nhóm lây qua đường tình dục có khả năng gây ung thư cao và tương đối nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Điều này cho thấy bạn có thể dễ dàng nhiễm HPV nhưng tỷ lệ virus có nguy cơ gây ung thư rất thấp.
Tiêm vắc-xin HPV được coi là phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26. Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tình dục vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy vắc-xin vẫn có hiệu quả rất tốt cho các đối tượng này. Thuốc chỉ không có tác dụng với những người đã bị ung thư mà thôi.
Tuy nhiên, trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV. Ngoài ra, đây cũng là 1 dịp để kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người phụ nữ, biết được tình trạng bệnh tật của bạn ở thời điểm hiện tại để dễ theo dõi sau này. Một vài nước trên thế giới vẫn áp dụng tiêm ngừa cho lứa tuổi trên 26. Hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng. Cho dù tiêm phòng hay không, việc khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết.
Bạn không nên chần chừ nữa mà hãy tới các cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn và tiêm sớm.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có gây khó thụ thai
Em 26 tuổi. Trước khi cưới em đi chích ngừa ung thư cổ tử cung, mũi cuối cùng sau ngày cưới.
Em lấy chồng được 7 tháng. 3 tháng đầu vợ chồng em ngừa thai bằng cách xuất tinh ngoài. Mấy tháng sau vợ chồng em không giữ nữa, quan hệ tình dục tự nhiên nhưng sao tới giờ vẫn không có thai. Liệu việc chích ngừa có ảnh hưởng gì tới chuyện thụ thai của em không? Nhờ bác sĩ giải đáp giùm. (Khánh Vân)
Ảnh minh họa: Soulsrebel.wordpress.com.Trả lời:
Chào bạn,
Trước hết, tôi rất chia sẻ với nỗi niềm mong con hiện nay của hai bạn. Thực tế, chích ngừa ung thư cổ tử cung không ảnh hưởng gì tới khả năng thụ thai. Vì vậy, việc bạn chưa có thai không phải vì trước đó có tiêm văcxin này.
Ngoài ra, việc vợ chồng bạn mới "thả" 3 tháng mà chưa có thai là hết sức bình thường. Thông thường, các bác sĩ khuyên các cặp vợ chồng sau một năm quan hệ tự nhiên, không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà không có con, mới cần đi khám hiếm muộn.
Bạn nên cố gắng để tinh thần thoải mái, tận hưởng cuộc sống vợ chồng son ít vướng bận. Sau 9 tháng nữa vẫn chưa đậu thai thì đi khám và làm các xét nghiệm kiểm tra tổng thể sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng, tìm nguyên nhân khó thụ thai và điều trị.
Chúc bạn sớm có tin vui.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung _ Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội
Theo VNE
9 câu hỏi về ung thư cổ tử cung chị em cần biết Ung thư cổ tử cung là môt bênh ác tính thường gặp nhất ở đường sinh dục nữ, là " kẻ giết người thứ hai" sau ung thư vú, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ. Theo các chuyên gia nghiên cứu, ung thư cổ tử cung là một loại ung thư có nguyên nhân rõ ràng, có thể phát hiện...