“Tiêm ngay vaccine khi có cơ hội, đừng chờ đợi vì không có khái niệm vaccine xịn”
Những nghiên cứu hiện nay không cho phép chúng ta kết luận vaccine ngừa Covid-19 nào có hiệu quả cao hay hiệu quả thấp
Cả 3 vaccine Pfizer, Moderna, AstraZeneca (AZ) đều đã qua nghiên cứu cẩn thận, đã công bố, được giới khoa học đánh giá độc lập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine Pfizer có hiệu quả 95%, Moderna 94% và AstraZeneca (AZ) 72%. Liệu có thể dựa vào đó nói rằng vaccine AZ có hiệu quả thấp nhất, hay không “xịn” bằng vaccine của Mỹ? Câu trả lời dứt khoát là KHÔNG. Có rất nhiều lí do để không thể so sánh hiệu quả vaccine như vậy.
1. Thiết kế nghiên cứu không cho phép so sánh hiệu quả giữa các vaccine
Hiện nay, hiệu quả của mỗi vaccine được đánh giá qua các nghiên cứu độc lập với nhau. Ví dụ như vaccine Pfizer được đánh giá qua so sánh tỉ lệ nhiễm ở nhóm vaccine và nhóm chứng A, còn vaccine AZ thì lại so sánh với nhóm chứng B. Hai nhóm chứng A và B hoàn toàn độc lập, nên không thể so sánh hiệu quả của 2 vaccine được.
Để so sánh hiệu quả 2 vaccine một cách khoa học, người ta phải làm nghiên cứu “head-t-head”. Thiết kế ngày có nghĩa là hai vaccine so sánh với một nhóm chứng chung. Nhưng nghiên cứu như thế chưa bao giờ được thực hiện.
2. Đặc điểm của tình nguyện viên trong các nghiên cứu rất khác nhau
Bởi vì mỗi nghiên cứu có một nhóm tình nguyện viên, và 2 nghiên cứu (ví dụ như Pfizer và AZ) có 2 nhóm đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Ví dụ như nghiên cứu vaccine AZ thử nghiệm trên tình nguyện viên Brazil, Nam Phi, Anh, còn nghiên cứu vaccine Pfizer thì làm trên người ở Mỹ và Đức. Hai nhóm tình nguyện viên rất khác nhau về thành phần kinh tế và hệ thống y tế, nên hiệu quả của 2 thử nghiệm cũng chắc chắn sẽ khác nhau. Sự khác biệt về hiệu quả đó có thể chẳng liên quan gì đến vaccine.
Video đang HOT
3. Tiêu chuẩn chọn và loại trừ tình nguyện viên cũng rất khác nhau giữa các thử nghiệm vaccine
Không chỉ khác biệt về đối tượng nghiên cứu, mà tiêu chuẩn chọn và loại trừ cũng rất khác nhau giữa các nghiên cứu. Chẳng hạn như thử nghiệm vaccine AZ làm trên người từ 18-55 ở Anh, nhưng 18-65 ở Nam Phi, và không thấy đề cập đến tiêu chuẩn loại trừ liên quan đến bệnh đi kèm. Còn thử nghiệm vaccine Pfizer thì làm trên các nhân viên y tế và cộng đồng, nhưng loại trừ những người có một số bệnh đi kèm. Do đó, hiệu quả vaccine giữa 2 nghiên cứu không thể so sánh trực tiếp được.
4. Phương pháp phân tích dữ liệu rất khác nhau
Có nghiên cứu sử dụng mô hình Binomial (nhị thức), có nghiên cứu sử dụng mô hình Cox, thậm chí mô hình Poisson. Các mô hình này thích hợp cho mỗi tình huống. Nhưng vì các tham số kĩ thuật khác nhau, cho nên kết quả về hiệu quả vaccine cũng khác nhau. Ngay trong cùng một dữ liệu, 2 mô hình phân tích có thể cho ra 2 kết quả khác nhau. Vấn đề là nhà nghiên cứu phải có kiến thức chuyên ngành để chọn một mô hình thích hợp.
5. Tỉ lệ nhiễm virus rất khác nhau giữa các quần thể thử nghiệm
Một yếu tố có ảnh hưởng đến sự khác biệt về hiệu quả vaccine là tỉ lệ nhiễm trong quần thể. Tỉ lệ này dao động từ 0.9% (Pfizer) đến 1.8% (J&J vaccine). Tỉ lệ nhiễm khác nhau dẫn đến số ca nhiễm khác nhau giữa các nghiên cứu. Có nghiên cứu ghi nhận 130 ca nhiễm (AZ vaccine), nhưng cũng có nghiên cứu ghi nhận hơn 450 ca nhiễm (J&J vaccine). Số ca nhiễm khác nhau dẫn đến kết quả và độ tin cậy cũng khác nhau giữa các nghiên cứu.
Lại có người ngại tiêm vaccine AZ vì đọc tin tức thấy nhiều phản ứng phụ (thậm chí tử vong) sau khi tiêm vaccine này. Nhưng trên thực tế các vaccine khác như Pfizer và Moderna cũng có phản ứng phụ, kể cả tử vong, với tỉ lệ giống như vaccine AZ. Và đôi khi phản ứng và các ca tử vong có thể chẳng dính dáng gì đến vaccine.
Tóm lại, những nghiên cứu hiện nay không cho phép chúng ta kết luận vaccine nào có hiệu quả hơn hay vaccine nào có hiệu quả thấp vì những phân tích như đã nêu ở trên. Tất cả 3 vaccine đề cập đều đã qua nghiên cứu cẩn thận, dữ liệu minh bạch và đã công bố, được giới khoa học đánh giá độc lập, chúng ta có thể tin tưởng vào những vaccine này./.
Điểm mới trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết chiến dịch tiêm chủng Covid-19 triển khai trên quy mô tất cả địa phương, điểm tiêm ở các xã, phường và lưu động, ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi.
"Ngoài tiêm chủng tại các điểm tiêm đã triển khai lâu nay, lần này có khác là thêm các điểm tiêm lưu động tại nhà máy, trường học và một số khu vực để đảm bảo người dân được tiếp cận vaccine một cách thuận lợi nhất và dễ dàng nhất", Bộ trưởng nói, ngày 17/6.
Chiến dịch tiêm chủng lần này có sự tham gia của các bộ, ngành, đặc biệt là các bộ Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, cùng Bộ Y tế.
"Một điểm rất quan trọng của chiến dịch này là sự triển khai đồng loạt ở tất cả địa phương. Chúng tôi cho rằng đó là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho thành công của chiến dịch tiêm chủng lần này", Bộ trưởng nói.
Đặc biệt, lần này đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Việt Nam đã triển khai rất tốt công nghệ thông tin vào phòng chống dịch. Hiện Bộ Y tế đã phát triển Sổ sức khỏe điện tử đối với cá nhân. Theo đó, mỗi người dân khi đi tiêm chủng đều đăng ký lịch tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại. Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ chuyển tin nhắn đến người dân thông tin về địa điểm tiêm cũng như thời gian tiêm, tránh phải xếp hàng đợi chờ tiêm.
Đồng thời, cán bộ tiêm chủng cũng sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý người được tiêm chủng thông qua hệ thống phần mềm do Bộ Y tế phát triển cùng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tất cả các cơ sở tiêm chủng triển khai nội dung này.
"Sổ sức khỏe điện tử đồng bộ hóa cả kết quả tiêm chủng và thông tin về xét nghiệm. Đây chính là cơ sở dữ liệu để tiến tới áp dụng hộ chiếu vaccine", Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, người dân có thể khai báo triệu chứng và những phản ứng sau tiêm để cơ quan y tế quản lý xử trí kịp thời.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Ngọc Thành.
Bộ trưởng Long cho biết Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 - đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng. Muốn có miễn dịch cộng đồng, việc quan trọng là phải tiêm cho ít nhất khoảng 70% dân số. Đây là tiền đề để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Vì vậy, Bộ Y tế đã xây dựng, báo cáo Bộ Chính trị và Chính phủ về việc mua 150 triệu liều vaccine, triển khai chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc để đảm bảo khoảng 70 triệu người dân tiếp cận được vaccine.
Bộ trưởng nhấn mạnh "an toàn tiêm chủng là vấn đề Bộ Y tế đặc biệt quan tâm". Điểm khác biệt của chương trình tiêm chủng ở nước ta với các nước là tiến hành sàng lọc kỹ tất cả đối tượng tiêm. Nếu đối tượng tiêm không đảm bảo yêu cầu về sức khỏe thì sẽ được các điểm tiêm trì hoãn tiêm.
Các cơ sở tiêm chủng phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm
"Bộ Y tế đã lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực để sẵn sàng trợ giúp địa phương đảm bảo an toàn tiêm chủng", Bộ trưởng nói.
Kế hoạch triển khai tiêm chủng lớn nhất lịch sử diễn ra khi Việt Nam đã đàm phán thành công, sẽ có hơn 120 triệu liều vaccineCovid-19 trong năm 2021, từ các hãng AstraZeneca, Pfizer, Moderna, từ Nga và Cơ chế Covax. Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi Covid-19, giúp cuộc sống trở lại bình thường.
Hơn một triệu liều vaccine Covid-19 sắp về Việt Nam Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sáng 15/6 cho biết cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, Việt Nam có thể nhận thêm hơn một triệu liều vaccine từ Covax Facility. "Chính phủ đã có chủ trương mở rộng thêm nhóm người tiêm vaccine như công nhân các khu công nghiệp ở các tỉnh", ông Đức Anh...