Tiềm năng đầu tư BĐS khi Gia Lâm lên Quận 2023
Đất tại Gia Lâm đang biến động không ngừng, giới đầu tư đang khấp khởi về một “cú bứt phá” cho thị trường BĐS phía Đông Hà Nội.
Cơ hội sẽ đến từ đâu?
Sở hữu nhiều lợi thế nổi bật
Gia Lâm là huyện có diện tích đất rộng, nguồn lực đất đai lớn, sự thay đổi tích cực về mặt dân số, hệ thống giao thông và hạ tầng xã hội được đầu tư phát triển bài bản, đồng bộ. Mặt khác, là đơn vị đi sau nên Gia Lâm có điều kiện thuận lợi để xây dựng đô thị xanh, thông minh, hiện đại.
Mới đây nhất, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được UBND TP. Hà Nội công bố cho thấy sẽ có 6 cây cầu mới nối hai bờ sông Hồng gồm cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (dự kiến 2023 hoàn thành), cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở ở phía Nam hay cầu Thượng Cát, Hồng Hà ở phía Bắc và cầu Trần Hưng Đạo ở nội đô. Đây là động lực mạnh mẽ tạo ra tính kết nối hoàn hảo cho BĐS phía Đông Hà Nội, đặc biệt là BĐS Gia Lâm. Nơi vốn đã giữ vị trí chiến lược gần kề với 2 tỉnh lân cận Hưng Yên, Bắc Ninh – 2 khu vực luôn được xem như miền đất “thủ phủ” khu công nghiệp của miền Bắc, tạo ra nguồn cầu khổng lồ về hạ tầng nhà ở.
Không những vậy, là cửa ngõ nối Thủ đô với tam giác kinh tế Đông Bắc gồm: Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh, Gia Lâm là điểm đến của chiến lược di cư “hướng đông”, giải quyết bài toán quá tải hạ tầng nội đô.
Thông tin huyện Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025 kèm theo đó là sự xuất hiện của những công trình giao thông “nghìn tỷ” đã đưa Gia Lâm trở thành tâm điểm thu hút đầu tư
Dư địa rộng mở cho nhà đầu tư
Video đang HOT
Trước dấu mốc “khoác áo mới” về cơ chế, lẽ tất yếu Gia Lâm chứng kiến sự sôi động và diễn biến không ngừng của thị trường địa ốc. Thực tế, với vị trí đặc biệt và cú hích mạnh mẽ từ việc nâng cấp hạ tầng, mặt bằng giá bất động sản huyện vùng ven này đã liên tục tạo “đồ thị” đi lên những năm qua.
Ghi nhận thị trường cho thấy, cuối năm 2021, bất động sản Gia Lâm (Hà Nội) dậy sóng sau khi đón nhận hàng loạt thông tin tích cực về hạ tầng giao thông. Đơn cử, nút giao kết nối trực tiếp đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khánh thành, cầu Vĩnh Tuy 2 triển khai rầm rộ hay việc Gia Lâm được Hà Nội đồng ý đề xuất đầu tư ba cầu vượt tại nút giao đường Ngô Xuân Quảng với QL5, nút giao QL5 với đường Đông Dư – Dương Xá, nút giao đường Yên Viên – Đình Xuyên – Phù Đổng,…
(Ảnh nguồn: Vietnamnet)
Hạ tầng Gia Lâm đang phát triển sôi động không ngừng
Trước đó, bất động sản Gia Lâm chỉ thực sự sôi sục từ năm 2018 khi một đại dự án có quy mô lên tới 420 ha bắt đầu triển khai, khiến giá đất nhảy vọt. Việc góp mặt của các khu đô thị lớn trong vài năm qua cũng đã thúc đẩy hạ tầng khu vực này phát triển để đáp ứng.
Các chuyên gia dự báo, Gia Lâm sẽ đạt đến “độ chín” về hoàn thiện hạ tầng trong 1, 2 năm tới. Như vậy cơ hội đang mở ra cho giới đầu tư khi BĐS khu vực này sắp bước vào đợt sóng mới. Mặt khác, theo giới đầu tư lâu năm việc giá nhà đất huyện Gia Lâm tăng mạnh trước thông tin lên quận là kịch bản hoàn toàn có thể tiên lượng trước. Bên cạnh đó, khu vực Gia Lâm đang nhận rất nhiều dự án bất động sản “khủng” đổ bộ, từ đó sẽ là động lực để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho sự phát triển bất động sản trong tương lai.
Theo bản Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2030 – 2050, khu vực phía Đông được định hướng phát triển trở thành Trung tâm Hành chính, thương mại Quốc tế, công nghệ kỹ thuật cao, đô thị hiện đại. Vì thế, Gia Lâm sẽ trở thành vùng trọng tâm phát triển trong 30 năm tới của Hà Nội
Hiện tại, giá đất khu vực phía Đông Hà nội ghi nhận mức tăng kỉ lục. Các nhà đầu tư sẵn tiềm lực tài chính và sự thức thời đang bắt đầu săn đón cơ hội đầu tư khu vực này. Dư địa được cho là còn rộng mở. Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, so với mặt bằng chung của thị trường bất động sản, khu vực đất ở tại Gia Lâm tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, nhưng không có dấu hiệu sốt ảo hoặc tạo thành bong bóng bất động sản. (Nguồn: DânViệt)
Mặc dù có triển vọng tích cực, nguồn cung BĐS Gia Lâm hiện tại lại khá hạn chế do chính sách siết chặt pháp lý. “Các dự án sở hữu vị trí đón đầu quy hoạch đô thị và đáp ứng tiêu chí pháp lý thời điểm này thực sự là của hiếm. Đơn cử thông tin hé lộ về một dự án do VLand Việt Nam phát triển và chuẩn bị ra mắt tại Gia Lâm đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư”, giám đốc một sàn môi giới chuyên về BĐS vùng ven cho biết.
Nhà đầu tư 'mắc kẹt' trong những lô đất lớn
Nhiều người "ôm" đất lô lớn mong mua nhanh bán nhanh nhưng chưa thể bán được trong giai đoạn này.
Nhà đầu tư có kinh nghiệm nhận định thị trường hiện tại có nhiều bất lợi cho giao dịch lô lớn như thanh khoản kém, dòng tiền bị chặn, cả người bán và người mua đều gặp khó trong thu xếp tài chính...
Buôn đất lô lớn gặp khó
Cách đây 2 năm, ông T.V.Tường (Quận Bình Thạnh, TP HCM) mua lô đất khoảng 1.000 m2 tại xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP HCM. Tất cả đều là đất ở tại nông thôn, còn lại một phần rất nhỏ diện tích đất trồng cây lâu năm và đất chuyên trồng lúa nước. Khi người người, nhà nhà gom mua đất lô lớn, ông kỳ vọng có thể phân lô, giá lên là bán.
Tuy nhiên, vướng phải dịch Covid-19, thị trường tạm thời gián đoạn, kinh tế có phần khó khăn, số tiền lãi vay ngân hàng hàng tháng khó có thể chi trả, ông quyết định rao bán tài sản với giá 27 tỷ đồng (thấp hơn 2 tỷ đồng so với giá ngân hàng định giá). Song, từ đầu năm tới nay, thị trường có nhiều yếu tố bất lợi, khách mua gặp khó với thủ tục vay ngân hàng nên ít người hỏi mua, ông đành chào giá thương lượng còn 26 tỷ đồng, hi vọng chốt được. Nhưng, hàng tháng trời trôi qua, khách thì chưa tới mà ông vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đều.
Ông N.Đ.Sinh (quận 12, TP HCM) rao bán 35.000 m2 đất khu công nghiệp trong KCN Tân Bình, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương với giá 200 tỷ đồng. Ông chủ này cho biết đang cho thuê với số tiền 1,6 tỷ đồng mỗi tháng. Vì một vài lý do, ông muốn bán đi, có thể chấp nhận thương lượng 190 tỷ đồng. Mặc dù liên hệ với nhiều môi giới cũng như đăng tin bán ở các diễn đàn nhà đất nhưng nửa năm trôi qua, miếng đất vẫn chưa thể đổi chủ.
Một nhà đầu tư bất động sản cá nhân có kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường (đề nghị giấu tên) nói nhiều người chọn hình thức đầu tư lô đất lớn để dễ phân lô, bán nền. Nếu thị trường thuận lợi, trong vòng 3-6 tháng thực hiện các thủ tục chia lô đất lớn thành các lô nhỏ, chủ đất đã có thể rao bán và thu về lợi nhuận cao, từ 50% trở lên, thậm chí giai đoạn cao điểm có thể lên tới 100%. Tuy nhiên ở giai đoạn hiện nay, khi thị trường chững lại, thanh khoản kém, dòng tiền bị chặn, cả người bán và người mua đều gặp khó trong thu xếp tài chính... thì việc đầu tư lô lớn lại có rủi ro. Chưa kể, nhiều địa phương "siết" phân lô bán nền, quy định chặt chẽ hơn với việc tách thửa đất thì việc chia lô cũng không còn thuận lợi như trước.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam cho biết việc nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thị trường rao bán giảm giá đất không thể đại diện cho số đông. Một khu đất có thanh khoản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hạ tầng, vị trí, tiện ích, khả năng giao dịch của thị trường.... Do đó, việc bán được hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vậy. Ngoài ra, về mức giá, ông Khương nhận định sẽ rất ít người phải cắt lỗ, họ chỉ giảm phần lợi nhuận chênh lệch.
Nhà đất, đất nền dự án vẫn được quan tâm ở nhiều địa phương. Ảnh minh họa: Thu Hằng
Nhà đất vẫn được quan tâm ở nhiều nơi
Theo báo cáo của Batdongsan.com, đất nền dự án và nhà đất trong 5 tháng đầu năm vẫn được quan tâm ở nhiều địa phương. Dữ liệu cho thấy tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đất nền dự án có diện tích 100 - 200 m2 được tìm kiếm nhiều nhất, mức giá dao động 10 - 30 triệu đồng/m2. Mặt bằng giá rao bán đất nền nhiều nơi tăng so với cùng kỳ năm trước, như thị xã Phú Mỹ tăng 22%, Vũng Tàu, Long Điền, Bà Rịa cũng tăng lần lượt ở mức 13%, 10% và 6%.
Tại Đồng Nai, đất nền dự án cũng được quan tâm nhiều, với diện tích 100 - 200 m2, giá 20 - 30 triệu đồng mỗi m2. Điều này được lý giải bởi nguồn cung tại TP HCM khan hiếm, quỹ đất ngày càng hạn hẹp khiến các nhà đầu tư, doanh nghiệp đổ về các thị trường vệ tinh mà nổi bật là Đồng Nai.
Còn theo báo cáo của DKRA Việt Nam, trong tháng 5, đất nền dự án mới chào bán phía Nam tập trung chủ yếu tại Bình Dương, Long An, chiếm 92% nguồn cung thị trường. Chi phí nguyên vật liệu tăng và việc siết tín dụng tiếp tục đẩy mặt bằng giá sơ cấp nhà phố, biệt thự tại các tỉnh phụ cận này tăng 10-20% so với đợt mở bán trước đó (mỗi đợt cách nhau 3-5 tháng).
Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Thắng Lợi Group nói các dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản liền thổ hiện nay có thời gian chờ khá lâu. Nhà đầu tư thường phải nắm giữ trên dưới 3 năm mới bắt đầu ghi nhận biên lợi nhuận tốt và có nhiều cơ hội chốt lời. Nhà đầu tư "lướt sóng" không phù hợp với thị trường đất nền, nhà phố, biệt thự.
Đừng sợ thị trường rơi vào kịch bản "đóng băng" 10 năm trước
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 sẽ được thanh lọc? Hoạt động siết chặt nguồn tín dụng vào bất động sản trong thời gian qua được dự báo sẽ giúp thanh lọc thị trường mạnh mẽ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Nhiều biến động Mặc dù thị trường bất động sản nửa đầu năm 2022 có nhiều biến động, đặc biệt đối mặt với không ít khó khăn về nguồn...