Tiềm năng của nọc rắn trong phát triển các loại thuốc cứu người
Tiến sĩ Michelle Yap Khai Khun, giảng viên tại trường Khoa học thuộc Đại học Monash Malaysia đang tập trung tìm hiểu dược lý học của độc tố nọc độc và liệu pháp sinh học để phát triển các loại thuốc từ nọc độc rắn trong tương lai.
Hàng năm, trên thế giới có từ 81.410 đến 137.880 người chết vì rắn cắn. Tại Malaysia, số liệu của Bộ Y tế nước này cho thấy, mỗi năm có từ 2.600 đến 3.700 người bị rắn cắn và nhiều trường hợp tử vong. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc bị rắn cắn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức liệt bị rắn cắn là bệnh nhiệt đới hay bị lơ là nhất vào tháng 6/2017.
Tiềm năng chưa được khai thác của nọc độc
Tiến sĩ Michelle Yap Khai Khun chia sẻ: “Mặc dù nọc rắn nguy hiểm chết người nhưng giá trị của nó cần được khám phá trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh tác dụng tiêu diệt con mồi, nọc độc còn mang lại lợi ích về mặt y học. Vì vậy, giới khoa học rất quan tâm tới việc phát triển các loại thuốc mới dựa vào đó”.
Đích nghiên cứu của tiến sĩ Yap là độc tố tế bào có trong nọc độc của rắn hổ mang Xích đạo (hoặc Sumatran), được WHO xếp vào loại rắn độc loại 1. “Do đó, loài rắn này được ưu tiên cao nhất để sản xuất kháng nọc độc”, TS. Yap giải thích.
Trong nghiên cứu của mình, TS. Yap đặt mục tiêu hiểu rõ hơn về hoạt động của thuốc gây độc tế bào, cách chúng hoạt động và được cơ thể xử lý, với mục đích sử dụng độc tố tế bào cho các mục đích khác. Các ứng dụng tiềm năng bao gồm điều trị tăng huyết áp cho đến các chất chống ung thư.
“Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi các tế bào ung thư tiếp xúc với độc tính, chúng sẽ chết. Hiện nay, chúng tôi đã biết chúng có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng tôi muốn biết các phân tử gây độc như thế nào, điểm mà chất độc tiếp xúc với tế bào, có thể được sử dụng trong việc chế tạo thuốc. Chúng tôi đang tìm cách làm thế nào để có thể biến tác nhân độc hại thành các hạt nano và đưa chúng đến các tế bào ung thư mục tiêu”.
Video đang HOT
Điều trị bệnh hoại tử da
Một trong những mục tiêu khác của TS. Yap là tìm ra một loại thuốc giải độc cho bệnh hoại tử da. Bà Yap cho biết: “Phương pháp trị độc hiện tại bao gồm việc các bác sĩ sử dụng thuốc kháng nọc độc có nguồn gốc từ các kháng thể do ngựa tạo ra. Thuốc giải độc này cần được tiêm vào máu để phát huy tác dụng. Nhưng trong trường hợp hoại tử da, nọc độc ở trên bề mặt da”. Vì thế, thuốc kháng nọc độc hiện tại không hiệu quả trong việc loại bỏ khối u trên da. Đây là một trong những hạn chế của nó.
Thuốc giải độc được tạo ra ở động vật cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, với trường hợp xấu nhất là nhiễm trùng huyết. Trong tình trạng chết người này, nhiễm trùng gây ra một phản ứng dây chuyền khắp cơ thể có khả năng dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng và tử vong.
Hứa hẹn một phương pháp điều trị rẻ hơn
“Nếu chúng ta có thể sản xuất kháng nọc không có nguồn gốc từ kháng thể, giá cả sẽ phải chăng hơn, vì chúng ta có thể nâng cao sản lượng và giảm chi phí. Nó cũng sẽ hiệu quả hơn trong việc phân phối thuốc và có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm”, TS. Yap nói.
“Rắn cắn được coi là một căn bệnh nhiệt đới bị bỏ quên nhưng tôi rất vui vì một số nhà tài trợ quốc tế như Wellcome Trust, Hiệp hội Y học và Vệ sinh Nhiệt đới Hoàng gia và Hamish Ogston Foundation, đang ngày càng quan tâm đến việc hỗ trợ nghiên cứu về vấn đề này”, TS. Yap cho biết. Theo đánh giá, nếu các thử nghiệm tiếp theo từ nghiên cứu này thành công, sẽ mở ra thêm một hướng điều trị bằng nọc rắn an toàn và rẻ hơn cho người bệnh.
Tin vào quảng cáo "nhà 3 đời đắp thuốc nam" trên mạng, 2 người đàn ông bị hoại tử da, chảy mủ thối
Chỉ vì tin vào quảng cáo thuốc nam trên mạng rồi tự ý sử dụng thuốc, 2 người đàn ông bị hoại tử da nặng, chảy mủ hôi thối kèm sốt cao.
Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân (Ảnh - BVCC)
Các bác sĩ ở Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn - Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - vừa tiếp nhận 2 người đàn ông bị nhiễm trùng hoại tử da nặng (vết thương trên da tấy đỏ, chảy mủ hôi thối) kèm sốt cao sau khi tự ý sử dụng thuốc nam vì tin theo lời quảng cáo ở trên mạng.
2 bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, có dấu hiệu suy đa tạng nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp đầu tiên là anh Giàng A T., 28 tuổi, dân tộc H'mong, sống ở Trạm Tấu, Yên Bái. Trong một lần đi rừng bị côn trùng đốt làm sưng tấy đùi, anh T. không đi bệnh viện để khám mà tự lấy thuốc nam đắp. Không lâu sau, vết thương ở đùi anh T. lan rộng gây hoại tử da từ đùi đến bẹn và bìu, thậm chí hoại tử lộ cả tinh hoàn.
Khi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, anh T. rơi vào trạng thái lơ mơ. Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm phát hiện anh có dấu hiệu suy gan, thận. Vì thế, gia đình anh T. đã có ý định xin cho bệnh nhân về nhà.
Hình ảnh nhiễm trùng hoại tử da của 2 bệnh nhân (Ảnh - BVCC)
Sau khi hội chẩn và giải thích cho người nhà, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật trong cấp cứu cắt lọc rộng rãi, lấy bỏ tổ chức hoại tử, cầm máu, để hở vết thương. Sau mổ, bệnh nhân được hồi sức, truyền dịch, sử dụng kháng sinh mạnh. Mặc dù ca phẫu thuật đã thành công nhưng anh T. sẽ phải tiếp tục trải qua vài lần phẫu thuật cắt lọc, khép da và tạo hình da vùng bìu.
Trường hợp thứ 2 là anh Hà V T., 57 tuổi, sống ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Cách đây 1 tuần, anh T. có nhọt nhỏ ở vùng nách bên trái nên đã tự ý mua thuốc nam về đăp ở nhà. Từ một nhọt nhỏ, cả vùng và ngực bên trái của anh T. đã bị viêm tấy lan tỏa và hoại tử.
Ngay khi vào viện, anh T. đã được các bác sĩ phẫu thuật cắt lọc phần da hoại tử, để hở vết thương, dùng kháng sinh mạnh và thay băng thường xuyên bằng một loại băng đặc biệt.
Cả 2 trường hợp này đều đã được chuyển đến bệnh viện kịp thời, được phậu thuật bởi các bác sĩ là chuyên gia hàng đầu của Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - nên đã chiến thắng tử thần. Hiện, 2 bệnh nhân đang dần hồi phục.
Bác sĩ phẫu thuật cắt lọc phần da bị hoại tử cho bệnh nhân (Ảnh - BVCC)
PGS.TS. Nguyễn Đức Chính - nguyên Trưởng Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - cho biết: "Tôi và Ths.BS. Phạm Vũ Hùng trưởng khoa đã trực tiếp phẫu thuật cùng anh em trong khoa cố gắng hết sức để cứu sống bệnh nhân, đồng thời, tư vấn cho họ và gia đình để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này. Gần đây, báo chí đã đưa tin về 1 trường hợp bị biến chứng do tự ý dùng thuốc nam theo quảng cáo "nhà tôi ba đời dùng thuốc nam".
Thực tế, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục đưa ra khuyến cáo về những hậu quả đáng tiếc khi sử dụng thuốc đông y, thuốc nam không rõ nguồn gốc. Vì tin theo những lời quảng cáo "có cánh" trên mạng xã hội mà nhiều người đã sử dụng các sản phẩm được cho là "lành" này một cách tràn lan. Hậu quả, không ít người lâm vào cảnh "tiền mất tật mang".
Chính vì thế, PGS.TS. Nguyễn Đức Chính khuyến cáo: Người dân không thể coi thường bệnh tật. Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay những cơ sở y tế có uy tín để được các bác sĩ tư vấn và điều trị.
Ăn mộc nhĩ thế nào cho đúng? Mộc nhĩ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây chết người. Những lưu ý đặc biệt khi ăn mộc nhĩ Không ngâm mộc nhĩ quá lâu: Khi mua về, mộc nhĩ là sản phẩm khô nên trước...