Tiềm lực Quân sự: Mỹ trên cơ Nga, Thái qua mặt Đức
Bảng xếp hạng tiềm lực quân sự của Tập đoàn Credit Suisse, Thụy Sỹ đối với 20 nước lớn khẳng định Quân đội Nga đã thua Mỹ, Thái Lan vượt mặt Đức.
Business Insider dẫn kết quả bảng xếp hạng của Credit Suisse- Tập đoàn ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ công bố về danh sách 20 nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới.
Credit Suisse thừa nhận sự khó khăn trong việc so sánh sức mạnh quân sự của các nước. Để đưa ra bảng xếp hạng này, họ đã căn cứ vào 6 tiêu chí đánh giá gồm số quân nhân chính quy (chiếm 5% tổng số điểm), số xe tăng (10%), số trực thăng chiến đấu (15%), số máy bay (20%), số tàu sân bay (25%) và số tàu ngầm (25%).
F-22 và F-15 của Mỹ. Ảnh: Business Insider
Việc xếp hạng này mới chỉ đánh giá tiềm lực quân sự phần nhiều dựa theo định lượng mà chưa thể tính đến chất lượng thực sự của vũ khí, cũng như công tác huấn luyện của quân đội từng nước. Chính vì vậy vị trí của một số quốc gia trong danh sách xếp hạng có thể sẽ gây bất ngờ.
Mỹ đứng đầu thế giới, Nga kề cận
Theo Credit Suisse, bất chấp những cắt giảm, nước Mỹ vẫn đang chi nhiều tiền hơn các nước khác cho quân đội. Mỹ sở hữu 10 chiếc tàu sân bay.
Tới nay Mỹ cũng là nước có nhiều máy bay hơn bất cứ nước nào và một đội ngũ quân nhân đông đảo được huấn luyện bài bản. Đó là còn chưa kể đây là quốc gia đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, Quân đội Nga có số xe tăng lớn nhất và số máy bay nhiều thứ hai sau Mỹ, số tàu ngầm nhiều thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc.
Kể từ năm 2008, ngân sách chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gần 1/3 và dự kiến sẽ tăng hơn 44% trong 3 năm tới.
Video đang HOT
Thống kê của Credit Suisse cũng cho thấy, Mỹ đã dành ngân sách là 601 tỉ USD với số quân nhân chính quy: 1,4 triệu người cho 8.848 chiếc xe tăng, 13.892 chiếc máy bay và 72 chiếc tàu ngầm.
Nga đứng sau Mỹ về tiềm lực quân sự kể từ năm ngoái tới năm nay. Ảnh minh họa: Business Insider
Còn Nga về thứ hai khi dành ngân sách 84,5 tỉ USD, với 766 nghìn quân nhân chính quy cho 15.398 chiếc xe tăng, 3.429 chiếc máy bay, 55 chiếc tàu ngầm.
Thứ ba là Trung Quốc với ngân sách cho quân đội: 216 tỉ USD, số quân nhân chính quy là 2,3 triệu quân nhân cùng 9.150 chiếc xe tăng, 2.860 chiếc máy bay và 67 chiếc tàu ngầm.
Trung Quốc hiện nay đã phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực, là nước đứng đầu thế giới. Nước này cũng là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về số xe tăng sau Nga và đứng thứ 2 thế giới về số tàu ngầm sau Mỹ.
Thái Lan qua mặt Đức
Quân đội Thái Lan được đánh giá với những điểm số đáng kể từ tập đoàn Credit Suisse là vì có số lượng quân nhân chính quy lớn, số xe tăng nhiều và nước này sở hữu một tàu sân bay.
Dành 5,39 tỉ USD ngân sách cho số quân nhân 306 nghìn người với 722 chiếc xe tăng, 573 chiếc máy bay, Thái Lan đã được Credit Suisse xếp hạng thứ 16 và thậm chí còn vượt qua cả Đức. Đức hiện không có tàu sân bay và tương đối ít tàu ngầm và được Credit Suisse xếp vào top cuối.
Đức cũng đã đầu tư 40,2 tỷ USD, 179 nghìn quân nhân sử dụng 408 chiếc xe tăng, 663 chiếc máy bay cùng tàu ngầm 4 chiếc.
Huy Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tài liệu Panama lật tẩy sự mờ ám của các đại gia ngân hàng
Vụ rò rỉ dữ liệu từ hãng luật ở Panama hé lộ hàng trăm ngân hàng trên thế giới thành lập hàng chục nghìn công ty bình phong ở nước ngoài nhằm giúp khách hàng giấu tài sản.
Vụ rò rỉ tài liệu từ công ty luật Mossack Fonseca đang gây chấn động dư luận. Ảnh minh họa: DW
Tài liệu khổng lồ bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama cho thấy hơn 500 ngân hàng cùng công ty con và chi nhánh đã đăng ký 15.600 công ty vỏ bọc nhằm giúp những khách hàng giàu có che đậy tài sản ở các "thiên đường né thuế".
Theo Kyodo News, danh sách này gồm cả ngân hàng khổng lồ như UBS của Thụy Sĩ và HSBC của Anh. Dù các công ty bình phong che đậy danh tính của chủ sở hữu là hợp pháp, chúng cũng có thể là công cụ che giấu tài sản, rửa tiền và trốn thuế.
Vụ rò rỉ được gọi là Tài liệu Panama (Panama Papers) cho thấy phần lớn công ty vỏ bọc liên kết với hãng Mossack Fonseca được hình thành từ những năm 1990. Theo hồ sơ, ngân hàng UBS và một nhà băng lớn khác của Thụy Sĩ là Credit Suisse đều lập khoảng 1.100 công ty bình phong ở hải ngoại.
Phản ứng trước thông tin này, UBS và Credit Suisse đều khẳng định hoạt động kinh doanh của họ tuân thủ đầy đủ luật pháp và quy định hiện hành. "Chúng tôi không quan tâm tới các khoản tiền không bị đánh thuế hoặc có được từ những hoạt động bất hợp pháp", đại diện UBS nói.
Ngoài UBS, Credit Suisse, ngân hàng Societe Generale của Pháp đứng tên cho khoảng 1.000 công ty bình phong, trong khi số công ty ở hải ngoại mà ngân hàng khổng lồ HSBC của Anh lập ra là khoảng 2.300.
HSBC phủ nhận và cho biết, ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nhằm chống tội phạm tài chính và thực thi các biện pháp trừng phạt.
Mối liên hệ giữa các bên với công ty luật Mossack Fonseca ở Panama trong các hoạt động tài chính phi pháp vừa bị rò rỉ. Đồ họa: Irishtimes
Tài liệu Panama cũng cho thấy các ngân hàng bắt đầu giảm tận dụng công ty bình phong sau khi chính phủ Mỹ đẩy mạnh hoạt động điều tra danh tính của các tài khoản đăng ký ở nước ngoài.
Trước nguy cơ bị truy tố hình sự tại Mỹ về tội trốn thuế và rửa tiền, UBS đã thay đổi chính sách trong năm 2010 và tuyên bố đã thành lập công ty vỏ bọc ở hải ngoại.
Ngày 3/4, báo Đức Sddeutsche Zeitung tiết lộ về khối tài liệu gồm 11,5 triệu tài liệu liên quan đến các hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015. Dữ liệu khổng lồ gồm thông tin của hơn 500 ngân hàng ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ sau đó được tờ báo Đức chia sẻ với Hiệp hội Phóng viên điều tra Quốc tế (ICIJ).
Hãng luật Mossack Fonseca với trụ sở ở Panama và chi nhánh ở Hong Kong, Miami, Zurich và hơn 35 địa điểm khác trên toàn cầu, cho rằng họ hoạt động hợp pháp trong 40 năm qua và không "khuyến khích hay thúc đẩy hành vi bất hợp pháp".
Mossack Fonseca cũng nói việc thành lập các công ty để che giấu danh tính của những người chủ thực sự hoàn toàn "không được ủng hộ và là hành động sai trái".
Tuy nhiên, dữ liệu bị rò rỉ cho thấy, công ty Mossack Fonseca đã lập mạng lưới khổng lồ để hỗ trợ hàng loạt chính trị gia và doanh nhân các nước che giấu tài sản và rửa hàng tỷ USD tiền mặt.
Tài liệu khổng lồ bị lộ từ Công ty luật Mossack Fonseca cho thấy quy mô của các hoạt động trốn thuế cũng như rửa tiền mà những công ty ma trên khắp thế giới thực hiện. Những công ty ma này núp dưới hình dạng của một doanh nghiệp hợp pháp nhưng không có hoạt động gì ngoài quản lý tiền nhưng che đậy thân phận của người sở hữu. Tuy nhiên, trụ sở của những công ty ma thường đặt ở những nơi nhà chức trách khó tìm ra chủ sở hữu trong trường hợp họ muốn.
Các khách hàng cũng cần một trung tâm tài chính nước ngoài, cái thường được gọi là Thiên đường trốn thuế. Nó thường là các quốc đảo nhỏ, với rất nhiều ngân hàng bí mật cùng mức thuế thấp hoặc không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Những cái tên điển hình là quần đảo Bristish Virgin, Bahamas, Panama.... Nó giúp rửa các khoản tiền phi pháp từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy....
Các hoạt động rửa tiền thực chất là hợp thức hóa những khoản tiền phi pháp. Nó giúp việc sử dụng chúng không bị giám sát, khiến bại lộ các hành vi phi pháp. Khi tham nhũng, một chính trị gia cần rửa số tiền bẩn để không bị lộ. Nó sẽ được chuyển tới một công ty con của trung tâm tài chính nước ngoài. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản không ghi tên thuộc sở hữu của công ty ma mà không ai có thể truy tìm nguồn gốc. Từ tài khoản này, số tiền có thể được dùng hợp pháp trên khắp thế giới.
"Tài liệu Panama" là khối dữ liệu 11,5 triệu trang của công ty Mossack Fonseca, bị rò rỉ ra bên ngoài cho thấy hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức nhiều quốc gia từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015. Tài liệu cho thấy công ty Mossack Fonseca đã lập mạng lưới khổng lồ để hỗ trợ hàng loạt chính trị gia và doanh nhân các nước che giấu tài sản và có thể đã rửa hàng tỷ USD tiền mặt. Những cái tên nổi bật trong danh sách bị cáo buộc có liên quan đến gia đình và cộng sự của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad... Công ty luật Mossack Fonseca đặt trụ sở ở Panama nhưng hoạt động trên toàn thế giới. Website của Mossack Fonseca cho biết công ty có hệ thống 600 nhân viên làm việc tại 42 quốc gia, bao gồm nhiều "thiên đường trốn thuế" như Thụy Sĩ, Cyprus, quần đảo British Virgin...
Hải Anh
Theo Zing News
Chuyển đổi kinh tế kiểu Trung Quốc: Quân đội làm ăn Trong bối cảnh lạnh nhạt với Phương Tây, cơ hội lại với TQ từ hướng khác: Liên Xô với tiềm lực quân sự vốn luôn làm TQ quan ngại đã tan rã. Sự tan rã của quốc gia "láng giềng Phương Bắc" từng rất đáng sợ không chỉ cho phép TQ an tâm cắt giảm lực lượng Lục quân và chi phí quân...