Tiềm lực quân sự của Qatar
Qatar đang ở trong giai đoạn khủng hoảng chưa từng có khi bị hàng loạt quốc gia A-rập và vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao từ ngày 5-6 vừa qua.
Trong bối cảnh khủng hoảng trong khu vực leo thang, quân đội Qatar đã được huy động tối đa nhằm đối phó với các mối uy hiếp từ bên ngoài.
Sức mạnh quân sự đáng gờm trong tương lai
Nằm trong tốp đầu những quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt trên thế giới, Qatar là một nước rất giàu có với thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới (hơn 100.000USD/năm). Bên cạnh đó, sức mạnh quân sự của quốc gia vùng Vịnh này đang ngày càng được cải thiện.
Theo thống kê từ Global Fire Power, quân số lực lượng vũ trang của Qatar vào khoảng 12.000 người và không có quân dự bị. Tuy nhiên, Qatar có cơ cấu hoàn hảo như bất cứ một nước đông dân nào, cũng gồm đầy đủ các quân, binh chủng như: Lục quân với 8.500 người, Không quân với 1.500 người và Hải quân với 1.800 binh sĩ. Ngân sách quốc phòng hằng năm chỉ khoảng 1,91 tỷ USD, chiếm chưa tới 1,5% GDP.
Trước đây, quân đội Qatar được trang bị khí tài nghèo nàn, với 92 xe tăng, 464 khẩu lựu pháo tự hành, 24 lựu pháo kéo xe, 12 hệ thống pháo phản lực phóng loạt, 21 hệ thống tên lửa đa nòng cùng vài trăm xe bọc thép các loại.
Lực lượng Không quân Qatar hiện đang sở hữu khoảng 98 máy bay đánh chặn, 9 máy bay tấn công, 15 máy bay vận tải, 53 máy bay huấn luyện, 28 trực thăng, 43 trực thăng tấn công.
Quân đội Qatar hiện đang sở hữu nhiều máy bay Rafale của Pháp. Ảnh: jetsqatar.com
Tuy nhiên, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm SIPRI (Thụy Điển), thời gian gần đây Qatar đã đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa và mở rộng quy mô quân đội của mình.
Video đang HOT
Năm 2014, Qatar quyết định mua tên lửa Patriot của Mỹ với giá trị hợp đồng lên đến 11 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên Qatar mua tên lửa Patriot, loại vũ khí mà các nước vùng Vịnh khác như Kuwait, A-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) từng mua trước đây. Theo hợp đồng vũ khí này, Mỹ cung cấp cho Qatar khoảng 10 khẩu đội Patriot, 24 máy bay trực thăng Apache và 500 tên lửa chống tăng Javelin.
Kể từ năm 2015, Qatar đã chi hàng chục tỷ USD để đặt mua 24 chiếc tiêm kích Rafale trị giá 7 tỷ USD từ Pháp. Ngoài ra, còn có 3 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không Boeing 727 AEW và 2 máy bay tiếp dầu trên không A-330 MRTT.
Tại Triên lãm và Hội thảo quôc phòng hàng hải quôc tê (DIMDEX 2016) được tô chức ở Doha tháng 3-2016, Qatar đã ký kêt 19 thỏa thuận vũ khí lớn trị giá 32,58 tỷ riyal (khoảng 8,95 tỷ USD).
Các thỏa thuận trên bao gôm 8 bản ghi nhớ (MoU) được ký vê việc cung câp cho các lực lượng vũ trang Qatar trang thiêt bị hàng hải quan trọng trị giá hơn 354 triệu USD, một hợp đông mua 24 chiêc máy bay chiên đâu Dassault Rafale của Pháp trị giá 27,75 tỷ riyal (7,62 tỷ USD).
Ngoài ra, 10 biên bản ghi nhớ có tông trị giá 3,54 tỷ riyal (gân 1 tỷ USD) được ký giữa Qatar với các công ty quôc phòng quôc tê vê việc cung câp nhiêu loại trang bị quân sự khác nhằm nâng cao khả năng chiên đâu của các lực lượng vũ trang Qatar.
Có thể nói, với những hợp đồng “khủng” đã ký, trong vòng vài năm tới, khi được bàn giao đầy đủ, quân đội Qatar sẽ có sức mạnh đáng gờm, khiến cho bất cứ quốc gia nào cũng phải cân nhắc rất kỹ trước khi phát động chiến tranh.
Quân đội nhỏ bé được nhiều “ông lớn” chống lưng
Do sức mạnh quân sự hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế nên Qatar gần như phụ thuộc vào quan hệ hợp tác với Mỹ. Hiện nay, Mỹ có căn cứ không quân khổng lồ al-Udeid tại Qatar, nơi được biết đến như là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Theo một báo cáo từ quốc hội Mỹ hồi năm 2014, Qatar đầu tư hơn một tỷ USD để xây dựng căn cứ không quân al-Udeid vào thập niên 1990. Bước đi quyết định này đã giúp Qatar dễ dàng đào sâu mối quan hệ hợp tác với các lực lượng Mỹ.
Theo CNN, căn cứ al-Udeid giúp Qatar an toàn trước nguy cơ tấn công từ bất cứ đối thủ nào trong khu vực. Mặt khác, căn cứ al-Udeid còn giúp Qatar giành lợi thế lớn trong những xung đột với các quốc gia láng giềng vùng Vịnh.
Al-Udeid là nơi đặt trụ sở tiền tuyến của Không lực Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ, Trung tâm Chiến dịch Không gian và Không quân Hỗn hợp (CAOC) cùng Không đoàn Viễn chinh 379.
Với khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ trú đóng, căn cứ không quân al-Udeid sở hữu một trong những đường băng quy mô nhất ở vùng Vịnh với chiều dài lên đến 3.800m và đủ sức chứa 120 máy bay chiến đấu các loại.
Năm 2016, căn cứ này được sử dụng để xuất kích các máy bay ném bom B-52 Mỹ tấn công những mục tiêu IS ở Iraq và Syria. Vào thời kỳ đầu chiến dịch quân sự của Mỹ ở Afghanistan, máy bay tiêm kích F-16 và máy bay do thám E-8C Joint Stars cũng được đưa đến trú đóng ở đây cùng hàng loạt máy bay tiếp nhiên liệu khác.
Ngoài Mỹ, Qatar còn có sự hỗ trợ đặc biệt từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ thành lập một căn cứ quân sự tại Qatar vào năm 2014 theo thỏa thuận giữa hai nước.
Ngay khi khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và một số quốc gia A-rập nổ ra, ngày 7-6, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua dự luật cho phép triển khai binh lính tới căn cứ đồn trú của nước này tại Qatar, thể hiện sự ủng hộ với quốc gia vùng Vịnh giữa lúc bị cô lập, theo Middle East Eyes.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar Ahmet Demirok tiết lộ, ít nhất 3.000 binh sĩ sẽ được triển khai tới Qatar.
Theo Bình Nguyên
Quân đội nhân dân
Qatar báo động quân đội, dọa bắn mọi tàu chiến xâm nhập
Quân đội Qatar được đặt trong tình trạng báo động cao nhất do lo ngại một cuộc tấn công quân sự từ các quốc gia Arab.
Xe tăng Leopard của quân đội Qatar trong một buổi diễu binh tại Doha. Ảnh: Sputnik.
Chính quyền Qatar đã di chuyển 16 xe tăng Leopard ra khỏi kho chứa ở thủ đô Doha và đặt quân đội trong tình trạng báo động cao nhất do lo ngại một cuộc tấn công quân sự từ Arab Saudi và một số quốc gia trong khu vực, CNN hôm nay dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
Theo nguồn tin, Bộ Quốc phòng Qatar ngày 5/6 gửi thông điệp cho chính phủ Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain tuyên bố sẽ bắn chìm bất kỳ tàu chiến nào của các nước này xâm nhập lãnh hải.
Nguồn tin khẳng định tình hình ở Qatar không ảnh hưởng đến hoạt động quân sự và an ninh của Mỹ.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Qatar ra thông cáo giảm nhẹ mức độ căng thẳng về tin tức cho rằng quân đội nước này đặt biên giới với Arab Saudi trong tình trạng báo động cao.
"Bộ Quốc phòng luôn duy trì cảnh giác để bảo vệ biên giới Qatar từ trên đất liền, trên biển, trên không 24 giờ mỗi ngày và các ngày trong năm", trích thông cáo.
Ba trong 6 nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm Arab Saudi, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), ngày 5/6 thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc nước này "ủng hộ khủng bố". Đến nay, 9 quốc gia đã quyết định chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/6 có cuộc điện đàm với quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al-Thani, đề nghị giúp đỡ tháo gỡ mâu thuẫn tại vùng Vịnh bằng cách tổ chức một cuộc họp chung tại Nhà Trắng nếu cần thiết.
Đề xuất của ông Trump được đánh giá hoàn toàn trái ngược với lập trường ủng hộ việc Arab Saudi cùng các đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, trong cuộc điện đàm ngày 6/6 với Vua Arab Saudi Salman bin Abdulaziz Al-Saud.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Để gỡ "quả bom" vùng Vịnh Việc cắt đứt quan hệ với Qatar là động thái đầy toan tính của các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) nhằm cô lập và răn đe Doha. Đó là nhận định của Đại sứ Nguyễn Quang Khai (*) trong cuộc trao đổi với TG&VN. Ngày 5/6, sáu nước trong GCC, gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất...