Tiềm lực quân sự của 8 đội dẫn đầu World Cup 2014 có gì đặc biệt?
Costa Rica không có quân đội, Pháp là quốc gia duy nhất có vũ khí hạt nhân trong nhóm 8 đội dẫn đầu.
Trong bóng đá, người ta không thể đo đếm được sức mạnh thực sự, bất chấp đội bóng có lớn đến đâu. Tỉ số mới là thứ quyết định ai là kẻ thắng cuộc. Đối chiếu với tiềm lực quân sự của các quốc gia lọt vào tứ kết World Cup 2014, điều này càng thể hiện rõ rệt hơn.
Nếu xét trên bảng xếp hạng tiềm lực quân sự (tính bằng USD), một quốc gia như Costa Rica không thể nào được “sánh ngang hàng” với một trong những quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới như Pháp hay Brazil.
Hãy cùng nhìn lại khả năng quân sự của 8 đội mạnh nhất mùa World Cup năm nay, dựa trên số liệu chi tiêu cho quốc phòng của mỗi quốc gia mà Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã khảo sát.
Costa Rica – 0 USD
Năm 1948, Jose Figueres – người sau này trở thành Tổng thống Costa Rica – đã đề xuất nên dẹp bỏ quân đội. Thay vào đó, Costa Rica chỉ còn giữ lại lực lượng cảnh sát, có vai trò vừa thực thi pháp luật, vừa đảm bảo an ninh trong nước.
Argentina – 4,5 tỷ USD
Mặc dù Argentina thuộc nhóm các quốc gia có ngân sách quốc phòng nhỏ nhất ở World Cup năm nay, họ vẫn có một đội quân hùng hậu với hơn 73.000 binh lính, nhiều hơn cả quân đội Đức. Argentina có 281 máy bay và 42 tàu chiến.
Bỉ – 5,26 tỷ USD
Bỉ duy trì hoạt động quân sự của mình với quy mô nhỏ nhất trong Top 8 World Cup năm nay. Họ chỉ có 34.000 binh sỹ, 166 máy bay và 22 tàu chiến.
Video đang HOT
Hà Lan – 10,32 tỷ USD
Hà Lan chỉ sử dụng khoảng hơn 47.000 lính chuyên nghiệp, thấp thứ hai trong nhóm 7 quốc gia còn lại của vòng tứ kết World Cup 2014. Hà Lan có 160 máy bay và 56 tàu chiến.
Colombia – 13 tỷ USD
Colombia có hoạt động quân sự lớn nhất ở Nam Mỹ, với hơn 444.000 binh sĩ chuyên nghiệp, tổng số đứng thứ 12 nếu xét trên toàn thế giới. Colombia có 451 máy bay và 164 tàu chiến.
Brazil – 31,5 tỷ USD
Brazil là quân đội lớn thứ hai ở Nam Mỹ, với hơn 327.000 binh sĩ. Brazil xếp hạng 13 trên toàn cầu. Quốc gia này có hơn 1,74 triệu lính dự bị, gấp đôi so với lính dự bị của Mỹ. Ngoài một chiếc tàu sân bay cũ của Pháp, quốc gia Nam Mỹ này còn có 748 máy bay và 109 tàu chiến.
Đức – 48,8 tỷ USD
Quân đội Đức đã phục hồi lực lượng ở Tây Đức vào năm 1955, sau khi quân đội quốc gia bị giải tán ở Thế chiến II. Lực lượng của Đức hiện có 62.000 lính chuyên nghiệp. Đức có 720 máy bay và 82 tàu chiến.
Pháp – 61,23 tỷ USD
Pháp có khoảng 200.000 binh sĩ, với 36.000 lính hiện đang đóng quân ở nước ngoài. Pháp là quốc gia duy nhất trong top 8 đội mạnh ở World Cup 2014 có vũ khí hạt nhân. Tổng thống Pháp Franois Hollande là nhà lãnh đạo duy nhất có thể ra lệnh cho một cuộc tấn công hạt nhân. Hiện nay, Pháp có khoảng 300 vũ khí hạt nhân,1.203 máy bay, 120 tàu chiến và nhiều tàu sân bay.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
Theo Infonet
An ninh thế giới thay đổi, New Zealand muốn tăng khả năng chiến đấu
Theo báo chí Nhật Bản, một tài liệu mới của chính quyền New Zealand cho thấy nước này đang có các kế hoạch tham vọng ngắn hạn và trung hạn về quốc phòng.
Tạp chí Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản ngày 20/6/2014 có bài viết nhận định về việc New Zealand xây chiến lược, lập kế hoạch tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội trước 2020 trước những diễn biến mới về tình hình an ninh của thế giới.
Lục quân New Zealand
Theo báo chí Nhật Bản, một tài liệu mới của chính quyền New Zealand cho thấy nước này đang có các kế hoạch tham vọng ngắn hạn và trung hạn về lĩnh vực phòng thủ quốc gia.
Đầu tuần này, chính quyền New Zealand đã chính thức công bố Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ mới (Defense Capability Plan/DCP). Tài liệu này phác thảo các ưu tiên chiến lược mở rộng của New Zealand trong lĩnh vực quốc phòng.
Tân Bộ trưởng quốc phòng New Zealand cũng đã tuyên bố rằng "Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ mới năm 2014" của nước này là nội dung tiếp theo, tiếp nối "Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ năm 2011" và đã phản ánh rõ nét đường lối quốc phòng của các lực lượng vũ trang phòng thủ của New Zealand.
"Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ mới năm 2014" của New Zealand mô tả khá chi tiết các loại tài sản, trang bị quân sự mà nước này sẽ mua trong 10 năm tới với quy mô lớn và được ưu tiên hơn.
Quân đội New Zealand sẽ chú trọng đến những loại trang bị nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị vũ trang của mình làm tốt khả năng tham gia các chiến dịch chung mới các quân đội các quốc gia đồng minh, tăng cường khả năng chiến đấu và nâng cao năng lực hỗ trợ.
Tài sản của Hải quân New Zealand
Mục tiêu ngắn hạn của New Zealand về lĩnh vực quốc phòng là đảm bảo được khả năng tham gia vào lực lượng đa quốc gia, đồng minh trước năm 2015. Về tham vọng trung hạn, New Zealand muốn xây dựng được khả năng chiến đấu trước năm 2020 để thực hiện được các nhiệm vụ sau:
Bảo vệ chủ quyền, quyền tài pháp hợp pháp của New Zealand; Loại bỏ các rào cản để trở thành một đồng minh hiệu quả, tin cậy với Australia; Góp phần tích cực vào các chiến dịch đảm bảo hòa bình, an ninh tại khu vực Nam Thái Bình Dương;
Đóng góp trách nhiệm vào việc hỗ trợ đảm bảo an ninh và hòa bình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Bảo vệ các lợi ích ngày càng lớn của New Zealand thông qua đóng góp xây dựng hòa bình, an ninh, đảm bảo thực thi luật pháp quốc tế;
Hỗ trợ việc đóng góp các nỗ lực của chính phủ New Zealand trong việc giám sát môi trường chiến lược quốc tế cũng như chuẩn bị các biện pháp ứng phó khi gặp phải các tình huống, biến động đột xuất trong môi trường quốc tế, chiến lược.
Ngoài ra, trong tài liệu "Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ mới năm 2014" của New Zealand cũng đề ra một số mục tiêu dài hơi, cụ thể hơn đó là việc thay thế các phi đội máy bay C-130H và Boeing 757 đang lão hóa của mình vào đầu những năm 2020.
Trực thăng của Hải quân New Zealand
Hải quân của New Zealand cũng sẽ biên chế thêm các khinh hạm, máy bay trinh sát biển mới thay thế cho các trang bị sẽ "hết hạn sử dụng" vào đầu thập kỷ tới.Trong những năm gần đây, kế hoạch này đang được New Zealand lặng lẽ thực hiện, Quân đội New Zealand cũng đã được đầu tư thêm các máy bay trực thăng NH90, SH-2G(I) Seasprites.
Để thực hiện các tham vọng này, chính quyền New Zealand cũng đưa ra những cam kết mới, công bố các khoản đầu tư về ngân sách cho lĩnh vực quốc phòng để đảm bảo mục tiếu quan trọng nhất là hình thành được khả năng chiến đấu cho quân đội trước năm 2020.
Theo Giáo Dục
Chuyên gia Mỹ: Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn thừa sức 'đè' Trung Quốc Một viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ đã bác bỏ lo ngại đến từ các đồng minh châu Á, và cả các nghị sĩ Mỹ, rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, cộng với tình trạng bất ổn tại châu Âu và Trung Đông, sẽ khiến ảnh hưởng của Washington tại châu Á suy yếu. Đội tàu sân bay...