Tiêm kích tàng hình Trung Quốc tập không chiến
Các phi công tiêm kích J-20 không quân Trung Quốc tập cơ động theo đội hình và thả mồi bẫy, chiến thuật được sử dụng trong các cuộc không chiến.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 28/10 phát phóng sự cho thấy 7 tiêm kích tàng hình J-20 bay theo đội hình trong buổi huấn luyện tại một căn cứ của không quân nước này. Thời gian và địa điểm chi tiết của cuộc huấn luyện không được công bố.
Trong video, hai tiêm kích J-20 phóng hàng chục mồi bẫy khi bay cùng nhau. Mồi bẫy thường được sử dụng trong các trận không chiến, bởi chúng khi cháy phát ra nhiệt độ cao nhằm thu hút tên lửa tầm nhiệt đối phương.
Thiết kế của J-20 giúp giảm khả năng bị đối phương phát hiện bằng mắt thường, đồng thời lớp phủ hấp thụ sóng radar của tiêm kích khiến radar đối phương khó bám bắt và tấn công bằng tên lửa dẫn đường.
Tuy nhiên, khi đối đầu với máy bay đối phương với khoảng cách gần hoặc máy bay địch sử dụng tên lửa tầm nhiệt chuyên nhắm vào động cơ tiêm kích, phi công cần sử dụng mồi bẫy để đối phó, chuyên gia quân sự Tống Trung Bình cho biết.
“Khoa mục huấn luyện sử dụng mồi bẫy cần cho các tình huống thực chiến”, chuyên gia Tống nói. “Đó là chiến thuật rất hữu ích cho một trận không chiến cự ly gần giữa các tiêm kích hoặc khi chúng bị một tên lửa đất đối không nhắm mục tiêu”.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc huấn luyện không chiến. Video: CCTV.
J-20 được cho là mẫu tiêm kích thế hệ 5 duy nhất có mặt trong biên chế quân đội Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc đưa tin về các cuộc diễn tập liên quan đến J-20 với tần suất cao hơn trong bối cảnh leo thang căng thẳng tại eo biển Đài Loan và biên giới với Ấn Độ, đồng thời trùng với thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi binh sĩ “sẵn sàng chiến đấu”.
Không quân Trung Quốc gần đây tăng cường hoạt động gần đảo Đài Loan. Một tiêm kích J-20 hồi tháng 9 bay ở độ cao thấp trên thành phố Cù Châu, tỉnh Chiết Giang, ở vị trí có thể di chuyển tới đảo Đài Loan trong 20 phút. Chuyến bay được cho là lời cảnh báo của Bắc Kinh gửi tới Đài Bắc. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẽ dùng vũ lực nếu cần.
Nếu nổ ra xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan, tiêm kích J-20 thuộc không quân Trung Quốc sẽ đối đầu với F-16 của lực lượng phòng vệ của hòn đảo. Đài Loan đã đặt 66 tiêm kích F-16V trị giá 8 tỷ USD từ Mỹ, dự kiến mở rộng phi đội lên 200 chiếc vào năm 2026.
Hai tiêm kích J-20 hồi tháng 8 đỗ tại căn cứ không quân Hotan tại khu tự trị Tân Cương, gần khu vực biên giới đang diễn ra tranh chấp với Ấn Độ. Không quân Ấn Độ triển khai 5 tiêm kích Dassault Rafale mới nhận từ Pháp tới khu vực Ladakh gần đó.
J-20 được quân đội Trung Quốc biên chế năm 2017, song mẫu tiêm kích này chưa được trang bị động cơ phù hợp, khiến tính năng tàng hình bị giảm đáng kể. Không quân Trung Quốc không tiết lộ số J-20 họ đang vận hành, một số chuyên gia ước tính quân chủng này có thể sở hữu ít nhất 50 chiếc.
Cha đẻ tiêm kích tàng hình Trung Quốc thừa nhận học hỏi từ Mỹ
Dương Vĩ, người thiết kế tiêm kích J-20, cho biết ông lấy cảm hứng phát triển phi cơ tàng hình Trung Quốc từ học thuyết của Mỹ.
Tiêm kích tàng hình J-20 được phát triển dựa trên cảm hứng từ ý tưởng chế tạo máy bay và học thuyết tác chiến đường không của Mỹ, Dương Vĩ, tổng công trình sư Viện Thiết kế Máy bay Thành Đô (CADI), cho biết trong bài viết đăng trên tạp chí hàng không Trung Quốc Acta Aeronautica et Astronautica Sinica hồi tuần trước.
Dương Vĩ là người thiết kế J-20, tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng việc công khai thừa nhận học hỏi ý tưởng của Mỹ là cách giúp Dương Vĩ quảng bá chiến đấu cơ J-20, trong bối cảnh các nhà thiết kế nước này đang chạy đua phát triển tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc.
Tiêm kích J-20 bay biểu diễn năm 2018. Ảnh: AFP.
Hai ứng cử viên hàng đầu hiện nay là biến thể sửa đổi của dòng J-20 do CADI phát triển và tiêm kích tàng hình FC-31 của Viện Thiết kế Máy bay Thẩm Dương, vốn được coi là "tiêm kích F-35 phiên bản Trung Quốc". Cả hai dòng máy bay đã được phát triển từ lâu, trong đó J-20 được không quân Trung Quốc lựa chọn đưa vào biên chế.
Dương Vĩ cho rằng J-20 là giải pháp vượt trội so với chiếc FC-31, vốn được nghiên cứu dựa trên thiết kế từ thời Liên Xô. Ông cho rằng quân đội Mỹ chỉ mất 6 năm để thiết kế và sản xuất hàng loạt một dòng tiêm kích hạm đời mới.
"Nếu lãnh đạo Trung Quốc chọn FC-31 làm nền tảng tiêm kích hạm mới, họ sẽ mất ít nhất 10 năm để nó đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu đầy đủ. Khi đó Mỹ đã tiến xa hơn", một quan chức quốc phòng Trung Quốc giấu tên cho biết.
Chuyên gia quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh cho rằng tổng công trình sư CADI muốn chứng minh J-20 không chỉ là tiêm kích thế hệ 5, mà còn là nền tảng ứng dụng nhiều công nghệ mới nhằm khắc phục các nhược điểm xuất hiện trên chiến đấu cơ tàng hình F-22 Mỹ.
"Các nhà thiết kế Trung Quốc trước kia chịu ảnh hưởng lớn từ tư duy của Liên Xô và Nga, khiến họ tập trung vào năng lực chiến đấu của máy bay mà bỏ qua nhiều yếu tố khác như hệ thống điện tử và vũ khí", Zhou nói.
Tuy nhiên, J-20 có một số điểm yếu so với FC-31 trong vai trò tiêm kích hạm. Nó có khối lượng cất cánh tối đa tới 37 tấn, cao hơn nhiều so với mức 28 tấn của FC-31. Chiếc J-20 cũng dài hơn đối thủ khoảng 3 m, ít phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay hơn. Bù lại, J-20 đã được đưa vào biên chế không quân Trung Quốc, trong khi FC-31 mới chỉ dừng ở nguyên mẫu bay thử nghiệm.
Ấn, Trung điều tiêm kích hiện đại lên biên giới Trung Quốc triển khai hai chiếc J-20 lên căn cứ gần biên giới, trong khi Ấn Độ điều 5 tiêm kích Rafale tới bay huấn luyện trên dãy Himalaya. Ảnh vệ tinh được Forbes công bố hôm 17/8 cho thấy hai tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 của Trung Quốc đậu tại căn cứ không quân Hotan, khu tự trị Tân Cương. Đây...