Tiêm kích tàng hình Trung Quốc ngừng gắn động cơ Nga
Tiêm kích J-20 Trung Quốc sẽ ngừng dùng động cơ Nga, chỉ gắn động cơ nội địa WS-15 được cải tiến để “tốt ngang F-22 Mỹ”.
Các kỹ sư hàng không Trung Quốc nhận định biến thể động cơ WS-10C do nước này tự phát triển tốt ngang động cơ AL-31F của Nga, một nguồn tin quân sự cho biết. “Trung Quốc không thể phụ thuộc vào động cơ của Nga, do Moskva yêu cầu Bắc Kinh mua thêm tiêm kích Su-35 để đổi lấy các hợp đồng động cơ AL-31F”, nguồn tin cho biết.
Đây là lý do Trung Quốc quyết định ngừng gắn động cơ AL-31F trên tiêm kích tàng hình J-20, chuyển sang sử dụng động cơ nội địa nâng cấp.
“Vấn đề quan trọng là ngoài lợi thế về tầm tác chiến xa hơn, Su-35 kém hơn so với các máy bay Trung Quốc như tiêm kích J-16 về hệ thống định vị và các thành phần điện tử khác”, nguồn tin cho biết. Trung Quốc là nước đầu tiên mua Su-35 Nga với hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD cho 24 tiêm kích, lô hàng cuối cùng được bàn giao vào cuối năm 2018.
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2021 cất cánh trong buổi thử nghiệm cuối năm 2020. Ảnh: Weibo .
Ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc cuối năm ngoái cho thấy một nguyên mẫu J-20 trang bị động cơ mới với số hiệu 2021, được cho là không sử dụng động cơ Nga. Tài khoản WeChat của War Industry Black Technology, hãng quốc phòng đặt trụ sở tại Thâm Quyến, nhận định bức ảnh cho thấy Trung Quốc đã sản xuất một lô nguyên mẫu J-20 thế hệ hai mới để thử nghiệm.
Nguồn tin quân sự cho biết nguyên mẫu J-20 mới được trang bị hai động cơ WS-10C, nhưng cho hay động cơ này mới chỉ là lựa chọn tạm thời cho tiêm kích tàng hình Trung Quốc.
“WS-10C được gắn trên J-20 thay thế cho động cơ Nga bởi động cơ nội địa hiện đại hơn WS-15 đã không vượt qua được khâu đánh giá cuối cùng hồi năm 2019″, nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
“Không quân Trung Quốc không hài lòng với kết quả cuối cùng và yêu cầu các kỹ sư phải chỉnh sửa động cơ WS-15 tới khi đáp ứng tất cả tiêu chuẩn, ví dụ đạt mức tốt ngang động cơ F119 mà tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ sử dụng”, nguồn tin cho biết. “Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến trình cải tiến WS-15 trong năm 2020″.
Một phiên bản J-20B chỉnh sửa được sản xuất loạt vào tháng 6/2020, sau khi Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô (CAC) hoàn tất dây chuyền lắp ráp thứ tư vào năm 2019. Mỗi dây chuyền có khả năng chế tạo một chiếc J-20 mỗi tháng. Tuy nhiên, những chiếc J-20 này tiếp tục sử dụng động cơ của Nga vì WS-10C cần được thử nghiệm trong ít nhất một năm nữa, nguồn tin cho biết.
Phần đuôi động cơ AL-31F của Nga (trái) và WS-10C của Trung Quốc (phải). Ảnh: SCMP .
Trước đó, những chiếc J-20 được giao cho không quân Trung Quốc từ năm 2017 sử dụng WS-10B, biến thể “lấp khoảng trống” của WS-10. Mẫu động cơ WS-10 vốn được phát triển cho tiêm kích thế hệ thứ 4 của Trung Quốc, không phù hợp để sử dụng trên tiêm kích tàng hình.
Trung Quốc phát triển động cơ WS-15 cho tiêm kích J-20 từ năm 2006, song tiến độ chương trình bị chậm vì một loạt vấn đề, bao gồm vụ nổ động cơ khi thử trên mặt đất năm 2015.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào năm 2017 và Lầu Năm Góc bắt đầu triển khai tiêm kích tàng hình đa nhiệm F-35 tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc buộc phải gấp rút biên chế J-20 để ứng phó.
Antony Wong Tong, chuyên gia quân sự tại Macau, cho rằng việc trì hoãn lắp đặt động cơ WS-15 có thể ảnh hưởng tới chương trình phát triển máy bay dài hạn của Trung Quốc.
“Tiêm kích J-20 cần rút ngắn thời kỳ chuyển đổi và gắn động cơ WS-15 càng sớm càng tốt vì Mỹ nhiều khả năng sẽ biên chế tiêm kích thế hệ thứ 6 trong khoảng một thập kỷ nữa”, Wong nhận định.
Su-57 Nga khắc phục điểm yếu tàng hình chí tử
Su-57 lần đầu mang tấm chắn cửa hút khí động cơ để hạn chế phản xạ tín hiệu radar, khắc phục "điểm yếu chết người" ở tiêm kích tàng hình này.
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Nga tuần trước cho thấy một tiêm kích tàng hình Su-57 dường như được trang bị tấm chắn cửa hút khí động cơ, tính năng quan trọng có thể giảm độ bộc lộ radar và tăng khả năng ẩn mình cho chiến đấu cơ Nga.
Trong video do truyền hình Nga công bố, nguyên mẫu Su-57 mang số hiệu 509 được khởi động trước một chuyến bay thử. Hệ thống thủy lực được kích hoạt và diềm cánh được thu lại, cho thấy góc nhìn thẳng vào cửa hút khí động cơ bên trái máy bay.
Một số chuyên gia quân sự đã điều chỉnh màu sắc và độ sáng của hình ảnh, lần đầu hé lộ tấm chắn radar được gắn trước cửa hút khí động cơ của nguyên mẫu Su-57.
Cửa che động cơ trên nguyên mẫu Su-57 số hiệu 509. Ảnh: Twitter / SlavaTheThird .
Các nguyên mẫu Su-57 đầu tiên sử dụng cửa hút khí động cơ hình chữ S để che chắn cánh quạt tầng nén động cơ, một trong những bộ phận có độ phản xạ radar lớn nhất trên tiêm kích.
Dù sử dụng thiết kế này, một phần động cơ vẫn lộ ra, biến thành "điểm yếu chí tử" của Su-57 trước radar đối phương. Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng đây chính là lý do khả năng tàng hình của Su-57 Nga kém xa dòng F-22, F-35 Mỹ.
Sự xuất hiện của tấm chắn làm từ vật liệu hấp thụ sóng radar có thể khắc phục nhược điểm này, nhưng nó chưa từng xuất hiện trên các nguyên mẫu Su-57 trước đây. Chuyên gia hàng không David Cenciotti của trang Aviationist cho rằng bộ phận này có thể được cấu thành từ nhiều khối khác nhau để bảo đảm dòng khí vào được động cơ mà không bị hạn chế.
Tiêm kích Su-57 số hiệu 509 là nguyên mẫu thử nghiệm bay thứ 8 trong dự án phát triển chiến đấu cơ tàng hình Nga. Nó được dùng để kiểm tra hệ thống điện tử hàng không hoàn chỉnh, cũng là nguyên mẫu được dùng trong giai đoạn phát triển thứ hai, tập trung vào động cơ Izdeliye 30 dành riêng cho dòng Su-57.
Su-57 là tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên của Nga, được thiết kế để cạnh tranh với F-22, F-35 Mỹ và J-20 Trung Quốc. Su-57 được phủ vật liệu hấp thụ sóng radar và có thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình trước thiết bị trinh sát điện tử của đối phương.
Nga từng hai lần triển khai Su-57 tới Syria vào cuối năm 2018 và tháng 12/2019 để thử nghiệm tác chiến thực tế. Dòng tiêm kích này được giới phân tích quân sự đánh giá cao về khả năng cơ động so với các đối thủ, nhưng khó thể hiện hết năng lực tàng hình khi vẫn đang dùng động cơ phát triển từ biến thể cho chiến đấu cơ đa năng Su-35S.
Nguyên mẫu 509 bay thử năm 2018. Ảnh: Russian Planes .
Giám đốc đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Nga Rostec Sergei Chemezov ngày 7/12 cho biết sẽ bàn giao tiêm kích Su-57 đầu tiên trong lô 76 chiếc sản xuất loạt cho quân đội Nga trước năm 2021.
Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy bản Su-57 sản xuất loạt đã khắc phục nhiều nhược điểm về khả năng tàng hình so với nguyên mẫu bay thử, trong đó tổ hợp bám bắt hồng ngoại có tấm chắn bằng vật liệu hấp thụ radar khi chưa sử dụng, cửa hút khí ở cánh đuôi đứng được điều chỉnh và khe hở giữa các tấm thân vỏ cũng bọc kín hơn.
Máy bay lớn nhất thế giới hỏng động cơ, lao ra khỏi đường băng Chiếc máy bay bị hư hỏng nặng nhưng không có thương vong nào được báo cáo. Một trong những chiếc máy bay lớn nhất thế giới đã bị hư hại nghiêm trọng sau khi trượt khỏi đường băng trong quá trình hạ cánh khẩn cấp ở Nga hôm 13-11, báo Mirror đưa tin. Điều kỳ diệu là không có thương vong nào được...