Tiêm kích tàng hình T-50 Nga có thể gắn radar sau đuôi
Chi tiết lạ phía sau đuôi mẫu tiêm kích thử nghiệm mang tên mã T-50-9 có thể là nhãn cảnh báo phát xạ nguy hiểm thường xuất hiện gần radar máy bay.
Chi tiết có thể là nhãn cảnh báo phát xạ nguy hiểm (khoanh đỏ) trên đuôi chiếc T-50-9. Ảnh: Livejournal.
Mẫu thử nghiệm mới nhất mang tên T-50-9 của dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK-FA của Nga nhiều khả năng được gắn thêm radar sau đuôi và thùng dầu phụ gắn ngoài khi bay từ nhà máy chế tạo tới thủ đô Moscow,Livejournal ngày 17/5 đưa tin.
Hình ảnh chiếc tiêm kích thử nghiệm được công bố trên mạng xã hội cho thấy mẫu T-50-9 này có một chi tiết lạ ở đuôi máy bay. Theo nhà bình luận Andrei Shepelev, đây chính là nhãn cảnh báo phát xạ nguy hiểm, thường được gắn quanh khu vực lắp đặt radar, thiết bị phát ra bức xạ mạnh nhất trên máy bay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy T-50-9 là mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Nga được trang bị radar sau đuôi.
Các mẫu thử nghiệm T-50 trước đây sử dụng tổ hợp vô tuyến điện tử đa năng tích hợp (MIRES) Sh121, bao gồm radar N036 “Byelka” và hệ thống tác chiến điện tử L402 Himalayas. Trong đó, tổ hợp N036 gồm radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) N036-1-01 ở mặt trước, cùng cụm 4 radar N036B-1-01 và N036L-1-01 ở hai mặt bên.
Video đang HOT
Phần đuôi T-50 cũng đủ lớn để lắp một radar AESA cỡ nhỏ, nhằm tăng khả năng phát hiện mục tiêu và mối đe dọa ở phía sau. Dù hãm đặt ở khoang giữa đuôi, tương tự tiêm kích bom Su-34, không gây cản trở hoạt động của radar tại khu vực này. Tuy nhiên, ông Shepelev cho rằng giả thuyết này chưa thể kiểm chứng được trong thực tế.
T-50-9 cũng là chiếc tiêm kích tàng hình đầu tiên sử dụng thùng dầu phụ trong hành trình dài hơn 6.000 km từ nhà máy tại Kosomolsk-na-Amur tới Moscow, thay vì phải hạ cánh hoặc tiếp dầu trên không. Việc trang bị thùng dầu phụ gắn ngoài giúp T-50-9 hoàn thành chuyến bay kéo dài mà không cần lực lượng hỗ trợ, dù điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Trang phục kháng áp đặc biệt của phi công tiêm kích tàng hình T-50 Nga
Bộ quần áo kháng áp kiểu mới giúp phi công T-50 chống chịu với sức ép tốt hơn khi máy bay tăng tốc đột ngột trong thời gian dài.
Tiêm kích tàng hình T-50 của Nga. Ảnh: Sputnik
Không quân Nga đã phát triển một loại trang phục kháng áp mới cho phi công chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 T-50 (PAK-FA), TASS mới đây dẫn lời Sergey Pozdnyakov, phụ trách thiết kế của tập đoàn Zvezda.
"Chúng tôi chế tạo bộ trang phục kháng áp mới với các khoang rỗng không chỉ bao phủ phần dưới cơ thể mà cả hai tay của phi công để chống lại lực G tốt hơn so với các trang phục kháng áp hiện nay", Pozdnyakov nói.
Theo đó, bộ trang phục mới có thể giúp phi công T-50 chống chịu được sức ép lên tới 9-G trong thời gian 40 giây, khi máy bay tăng tốc đột ngột. Lực G là gia tốc tương đối của một vật so với khi rơi tự do. Phi công lái chiến đấu cơ thường phải chịu lực G rất lớn khi tăng tốc đột ngột, có thể khiến họ bị bất tỉnh.
"Chúng tôi cũng thiết kế hệ thống kháng áp phòng ngừa được kích hoạt ngay sau khi có tín hiệu từ máy tính trên máy bay. Hệ thống hoạt động trong chưa đầy một giây sau khi áp suất tăng vượt ngưỡng. Bộ trang phục mới này đang được thử nghiệm", Pozdnyakov cho hay.
Một bộ trang phục kháng áp được cho là của phi công T-50. Ảnh: Pravda
Tập đoàn Zvezda chuyên sản xuất ghế phóng dù, mũ bảo hiểm, hệ thống ô-xy và kháng áp cho tất cả mẫu máy bay chiến đấu của Nga, cũng như trang phục bảo hộ của phi hành gia.
T-50 là mẫu chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Nga, được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2010. Nga đã chế tạo ít nhất 6 nguyên mẫu T-50 phục vụ công tác thử nghiệm để đưa tiêm kích này vào biên chế trong năm 2018.
Việt Dũng
Theo VNE
Tương quan sức mạnh quân sự Mỹ - Nga - Trung Dựa trên 4 tiêu chí gồm tiêm kích tàng hình, xe tăng, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, chuyên gia quân sự Logan Nye của WATM đánh giá sức mạnh ba lực lượng quân sự hùng hậu nhất thế giới hiện nay. Tiêm kích tàng hình Mỹ hiện là nước duy nhất trên thế giới trang bị tiêm kích tàng hình thế...