Tiêm kích tàng hình Mỹ rơi
Tiêm kích F-22 Mỹ gặp nạn khi bay huấn luyện tại bang Florida, phi công phóng ghế thoát hiểm an toàn và được đưa vào viện.
“Một chiếc F-22 thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 43 đóng tại sân bay quân sự Eglin đã gặp nạn lúc 9h15 ở thao trường cách căn cứ khoảng 19 km. Phi công thoát hiểm an toàn và được đưa vào bệnh viện quân y kiểm tra sức khỏe. Người này đang trong tình trạng ổn định, danh tính chưa được công bố”, căn cứ Eglin ra thông cáo hôm 15/5.
Tiêm kích F-22 thuộc Phi đoàn số 43 diễn tập hồi năm 2016. Ảnh: USAF.
Video đang HOT
Trang tin Airlive của Mỹ ban đầu cho biết phi cơ gặp nạn khi bay biểu diễn trên bầu trời bang Florida, một phần trong chiến dịch America Strong với mục đích cổ vũ nhân viên y tế Mỹ đang đối phó Covid-19. Tuy nhiên, không quân Mỹ khẳng định chiếc F-22 bị rơi khi đang bay huấn luyện, không tham gia nhiệm vụ biểu diễn.
“Không có thương vong và cũng không có thiệt hại tài sản dưới mặt đất”, thông cáo của căn cứ Eglin có đoạn viết. Không quân Mỹ đã thành lập ủy ban điều tra nguyên nhân sự cố và hủy một phần nội dung bay biểu diễn tại bang Florida.
Không quân Mỹ vận hành tổng cộng 186 tiêm kích F-22 trước sự cố, nhưng chỉ có 123 chiếc đủ khả năng chiến đấu. Số còn lại được dùng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công mới do thiếu trang thiết bị và phần mềm dùng trong tác chiến. Mỗi tiêm kích F-22 có giá xuất xưởng gần 180 triệu USD, chưa kèm theo vũ khí trang bị.
Nữ phi công tử nạn khi vận chuyển kit xét nghiệm Covid-19
Joyce Lin, 40 tuổi, phi công Mỹ, thiệt mạng khi máy bay chở kit xét nghiệm Covid-19 tới một làng hẻo lánh ở Papua gặp nạn.
Joyce Lin điều khiển chiếc máy bay cỡ nhỏ Kodiak rời sân bay ở Sentani, thành phố Jayapura, tỉnh Papua, vào sáng 12/5 để chuyển kit xét nghiệm tới phòng khám địa phương ở làng Mamit thuộc tỉnh Papua, giới chức Indonesia cho biết hôm qua. Cô là nhà truyền giáo, phi công và chuyên gia công nghệ thông tin của Hiệp hội Hàng không Truyền giáo (MAF), tổ chức Kitô giáo cung cấp các dịch vụ công nghệ hàng không và nhân đạo cho người dân ở các khu vực xa xôi nhất thế giới.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi cất cánh, Lin phát tín hiệu khẩn cấp. Chiếc Kodiak sau đó rơi xuống hồ Sentani và các thợ lặn xác nhận cô đã thiệt mạng. Lin là người duy nhất trên máy bay.
Joyce Lin, trái, và đồng nghiệp Kees Janse chuẩn bị cho chuyến bay ở Wamena, Indonesia. Ảnh: MAF
Lin làm việc ở Indonesia hai năm nay và tham gia MAF sau hơn 10 năm làm chuyên gia máy tính. Cô tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, trước khi ghi danh vào Chủng viện Thần học Gordon-Conwell và tốt nghiệp năm 2017.
MAF đang hợp tác với giới chức địa phương để điều tra vụ tai nạn. Gia đình Lin từ chối bình luận.
Indonesia hiện ghi nhận hơn 16.000 ca nhiễm, hơn 1.000 ca tử vong, là vùng dịch chết chóc nhất Đông Nam Á. Tổng thống Joko Widodo hôm 31/3 ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia, cấm hầu hết người nước ngoài nhập cảnh hoặc quá cảnh qua nước này.
Các chuyên gia lo ngại số người chết trên thực tế tại Indonesia có thể cao hơn nhiều so với thống kê, bởi quốc gia đông dân thứ tư thế giới này mới chỉ xét nghiệm hơn 123.000 người trên gần 267 triệu dân. Dù tỷ lệ xét nghiệm đã được cải thiện, mức xét nghiệm hàng ngày vẫn thấp hơn mục tiêu 10.000 lượt/ngày được Tổng thống Widodo đặt ra và thấp hơn nhiều nước láng giềng.
Phán quyết gây tranh cãi với 'bà mẹ bị ghét nhất Mỹ' Sau khi Casey Anthony trắng án giết con hồi năm 2011, đám đông bên ngoài tòa án ở Florida la ó đòi kháng cáo bởi tin rằng cô có tội. Vụ án về người có biệt danh "bà mẹ bị ghét nhất nước Mỹ" bắt đầu vào ngày 15/7/2008, khi Cindy Anthony, mẹ của Casey, hoảng loạn gọi điện cho sở cảnh sát...