Tiêm kích tàng hình Israel bị phát hiện trên bầu trời Lebanon
Hai tiêm kích F-35 Israel xuất hiện trong ảnh chụp bầu trời Lebanon, dường như đang làm nhiệm vụ với cấu hình giảm khả năng tàng hình.
Đài truyền hình Al-Manar của lực lượng dân quân Hezbollah hôm 25/1 công bố ảnh chụp hai tiêm kích F-35I “Adir” hoạt động trên bầu trời Lebanon, đánh dấu lần đầu tiên chiến đấu cơ tàng hình Israel được chụp ảnh từ dưới mặt đất trong lúc làm nhiệm vụ.
Tiêm kích F-35I Israel trên bầu trời Lebanon hôm 25/1. Ảnh: Al-Manar .
Các bức ảnh được chụp từ khoảng cách xa, không đủ độ nét để xác định biên đội F-35I có mang theo thiết bị tăng độ phản xạ radar hay không. Tuy nhiên, chúng vẫn cho thấy chiến đấu cơ Israel mang theo giá treo tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X dưới cánh. Điều này khiến giới chuyên gia cho rằng những chiếc F-35I đang hoạt động trong cấu hình cắt giảm tính tàng hình, nhằm tránh để lộ tín hiệu phản xạ radar thực sự.
F-35I Adir là phiên bản được phát triển riêng cho không quân Israel dựa trên nền tảng biến thể F-35A của không quân Mỹ. Khác với các quốc gia đặt mua F-35 khác, Israel yêu cầu được tích hợp nhiều công nghệ nội địa vào dòng siêu tiêm kích này.
Tel Aviv khẳng định họ liên tục ở trong tình trạng xung đột quân sự, đòi hỏi phi đội F-35 phải có nhiều điểm vượt trội về công nghệ và khả năng hậu cần. Israel hiện là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ được quyền can thiệp và chỉnh sửa các hệ thống trên tiêm kích F-35 với sự chấp thuận của nhà sản xuất Lockheed Martin.
Trong một cuộc họp ngày 22/5/2018, Tư lệnh không quân Israel Amikam Norkin tuyên bố nước này đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm kích tàng hình F-35 vào thực chiến, khi tham gia hai nhiệm vụ không kích ở Syria. Ông cũng công bố hình ảnh một tiêm kích F-35I đeo thiết bị tăng diện tích phản xạ radar với dòng chú thích “trên bầu trời Beirut”.
Quân đội Mỹ nhận lá chắn 'Vòm sắt' đầu tiên
Lục quân Mỹ nhận tổ hợp phòng thủ Iron Dome (Vòm Sắt) đầu tiên trong hai hệ thống được đặt hàng từ Israel vào tháng 8/2019.
Bộ Quốc phòng Israel ngày 4/10 cho biết đã bàn giao xong khẩu đội Iron Dome đầu tiên cho lục quân Mỹ, song chưa khẳng định liệu lá chắn phòng thủ này có phù hợp với tầm nhìn hiện đại hóa của lục quân hay không.
Hãng Rafael của Israel cho hay tên lửa đánh chặn Tamir của hệ thống phòng thủ này sẽ do tập đoàn Raytheon của Mỹ sản xuất, đủ sức đối phó với mối đe dọa cách nơi bố trí của tổ hợp Iron Dome khoảng 64 km.
"Tổ hợp Iron Dome là một phần thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel, phản ánh sức mạnh của nền quốc phòng Israel", Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết trong một thông cáo của Rafael. "Hệ thống đã bảo vệ sinh mạng nhiều người ở mặt trận phía nam Israel nhờ tính hiệu quả của nó. Tôi tự hào rằng hệ thống tiên tiến này sẽ bảo vệ lục quân Mỹ".
Tổ hợp Vòm Sắt khai hỏa hồi năm 2017. Ảnh: Rafael.
Lục quân Mỹ công bố kế hoạch mua lá chắn Iron Dome hồi tháng 2/2019 và ký hợp đồng mua hai tổ hợp với Israel vào tháng 8/2019. Lãnh đạo hãng Rafael cho biết tổ hợp Iron Dome tham gia nhiều cuộc thử nghiệm của lục quân Mỹ tại thao trường tên lửa White Sands, bang New Mexico.
Tuy nhiên, chưa rõ liệu lá chắn Iron Dome có đáp ứng nhu cầu hệ thống chống hỏa lực cầu vồng của lục quân Mỹ hay không. Các quan chức phụ trách chương trình hiện đại hóa của quân chủng cho biết tổ hợp Iron Dome cần chứng minh khả năng tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa IBCS vốn được lục quân Mỹ sử dụng để quản lý toàn bộ cảm biến phòng không và hệ thống đánh chặn.
Lục quân Mỹ dự kiến nhận khẩu đội Iron Dome thứ hai vào tháng 2/2021 và đảm bảo các tổ hợp này hoạt động hiệu quả với IBCS vào quý II năm sau. Các tổ hợp Iron Dome sau đó sẽ tham gia buổi bắn thử của quân chủng vào mùa thu năm sau, sự kiện cho các công ty quốc phòng chứng minh hệ thống của họ kết nối được với IBCS.
Lá chắn bảo vệ Israel trước đòn tập kích bằng rocket. Video: Bloomberg.
Israel bắt đầu phát triển Iron Dome sau cuộc chiến tại Lebanon năm 2006, khi nhóm vũ trang Hezbollah liên tục rót "mưa rocket" vào lãnh thổ Israel. Các nhóm vũ trang Gaza được trang bị pháo phản lực cỡ nòng 122 m với tầm bắn trên 20 km, đe dọa gần một triệu cư dân ở miền nam Israel.
Bộ Quốc phòng Israel đặt mục tiêu phát triển hệ thống phòng không di động tầm ngắn chuyên đối phó với đạn pháo không điều khiển vào tháng 2/2007. Tổ hợp này khai hỏa thành công lần đầu vào tháng 3/2009, nhưng chưa thực hành đánh chặn mục tiêu. Các đợt thử nghiệm diễn ra liên tục cho đến giữa năm 2010.
Israel đang vận hành 10 hệ thống Iron Dome và có thể biên chế thêm 5 tổ hợp trong tương lai. Một tổ hợp Iron Dome hoàn chỉnh có giá khoảng 50 triệu USD, gồm ba thành phần chính là radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu, hệ thống quản lý tác chiến và điều khiển hỏa lực (BMC) và 3-4 bệ phóng đạn (MFU). Mỗi bệ MFU trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir có tầm bắn 70 km.
Dân quân Lebanon suýt tấn công Israel vì vụ nổ Beirut Lực lượng Hezbollah tại Lebanon từng chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến tranh sau vụ nổ hóa chất ở Beirut hồi tháng 8 do nghi ngờ Israel không kích. "Chỉ vài giây sau vụ nổ, chúng tôi nghĩ mình đang bị Israel tấn công. Tất cả đều nghĩ rằng đã đến lúc nổ ra chiến tranh. Tất cả binh sĩ lập tức...