Tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ rơi
Tiêm kích F-35A gặp nạn khi huấn luyện tại bang Florida, trở thành phi cơ tàng hình thứ hai của Mỹ rơi trong chưa đầy một tuần.
“Chiếc F-35A thuộc biên chế Phi đoàn Tiêm kích số 58 rơi khi hạ cánh lúc 21h30 ngày 19/5. Phi công phóng ghế thoát hiểm an toàn và được đưa tới bệnh viện kiểm tra, hiện trong tình trạng ổn định. Tai nạn xảy ra khi phi cơ tham gia huấn luyện bay đêm, không có thiệt hại về người và tài sản dưới mặt đất”, chỉ huy căn cứ không quân Eglin, bang Florida, Mỹ ra thông cáo hôm 20/5.
Đây là tiêm kích tàng hình thứ hai của lực lượng đóng quân tại căn cứ Eglin gặp nạn chỉ trong 5 ngày, sau khi một chiến đấu cơ F-22 rơi trong lúc bay huấn luyện hôm 15/5.
Một chiếc F-35A cất cánh tại căn cứ Eglin hồi năm 2018. Ảnh: USAF.
Video đang HOT
Không quân Mỹ cho biết đang mở cuộc điều tra, nhưng chưa công bố nhận định ban đầu về sự cố. Hiện chưa rõ tình trạng chiếc F-35A, nhưng nó có thể trở thành tiêm kích tàng hình F-35 thứ ba bị phá hủy do tai nạn kể từ khi dòng máy bay này được Mỹ đưa vào biên chế.
Sân bay Eglin là địa điểm huấn luyện chủ đạo của tiêm kích tàng hình F-35 và F-22, nhất là sau khi các phi đoàn F-22 phải sơ tán đến đây vì căn cứ Tyndall bị bão tàn phá cuối năm 2018. Nhiều chương trình phát triển vũ khí cho không quân Mỹ cũng được thử nghiệm tại thao trường gần căn cứ Eglin.
Sĩ quan xả súng tại căn cứ Mỹ liên quan tới al-Qaeda
Alshamrani, kẻ bắn chết ba người tại căn cứ Pensacola, Florida năm ngoái, có quan hệ lâu dài với al-Qaeda và lên kế hoạch tấn công trước khi tới Mỹ.
Vụ nổ súng tại căn cứ không quân hải quân Pensacola, bang Florida, hồi tháng 12/2019 của thiếu úy Mohammed Alshamrani, một học viên phi công do không quân Arab Saudi cử sang Mỹ học, là "đỉnh điểm của kế hoạch được lập và chuẩn bị trong nhiều năm", Giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray ngày 18/5 cho biết.
Bằng chứng thu được từ điện thoại của Alshamrani cho thấy y bị cực đoan hóa ít nhất từ năm 2015. Sau đó, Alshamrani liên hệ với các nhóm "nguy hiểm" của nhánh Al-Qaeda ở bán đảo Arab (AQAP) hiện ẩn náu tại Yemen, Wray nói.
FBI và Bộ Tư pháp Mỹ thông báo phát hiện mới sau nhiều tháng nỗ lực bẻ khóa chiếc iPhone được cài mật khẩu của Alsahamrani, đồng thời cho biết Apple không chịu hỗ trợ họ. Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr cáo buộc Apple đặt lợi ích tài chính của mình trên lợi ích quốc gia khi từ chối cung cấp cho các điều tra viên Mỹ công cụ bẻ khóa chiếc điện thoại.
"Nếu không nhờ sự khéo léo của FBI, một ít may mắn cùng thời gian và nguồn lực, thông tin này sẽ không thể được phát hiện. Mấu chốt là an ninh quốc gia của chúng ta không thể nằm trong tay các tập đoàn lớn, những người đặt đồng USD lên trên quyền truy cập hợp pháp và an toàn cộng đồng. Đã đến lúc cần một giải pháp lập pháp", Bộ trưởng Barr nói.
Học viên phi công Arab Saudi Mohammed Alshamrani, thủ phạm vụ nổ súng tại căn cứ hải quân Pensacola, Florida hồi tháng 12/2019. Ảnh: NYPost.
Giám đốc FBI Wray cho biết Alshamrani, 21 tuổi, bày tỏ mong muốn được học lái máy bay từ nhiều năm trước trong khi đã lên kế hoạch cho "chiến dịch đặc biệt". Alshamrani gia nhập không quân Arab Saudi, sau đó tham gia khóa huấn luyện tại Mỹ.
"Vài tháng trước vụ tấn công, khi Alshamrani ở trong hàng ngũ với chúng tôi, hắn ta đã thảo luận với AQAP về kế hoạch và chiến thuật của mình, tận dụng thông tin hắn ta có được ở đây để đánh giá hắn ta có thể cố gắng giết được bao nhiêu người", Wray nói.
Vụ xả súng ngày 6/12/2019 tại một tòa nhà giảng đường của căn cứ hải quân ở bang Florida khiến ba thủy thủ Mỹ thiệt mạng và 8 người khác bị thương, trong đó có hai cảnh sát. Alshamrani sau đó bị cảnh sát bắn chết trong cuộc đấu súng. AQAP nhận trách nhiệm vụ tấn công, song vào thời điểm đó không có bằng chứng về mối liên hệ giữa Alshamrani và nhóm vũ trang này.
Vụ tấn công khiến Mỹ đình chỉ toàn bộ khóa đào tạo cho binh sĩ nước ngoài để rà soát lại các biện pháp phòng ngừa an ninh. Mỹ và Arab Saudi phối hợp tổ chức chương trình đào tạo trong hàng thập kỷ nhằm củng cố quan hệ. Hàng nghìn người Arab Saudi đang được huấn luyện quân sự tại Mỹ.
Sau vụ xả súng, Mỹ trục xuất 21 bạn cùng lớp của Alshamrani vì nhiều lý do, trong đó một số người được cho là biết tình trạng cực đoan hóa của thủ phạm nhưng không báo cáo. Một số người khác bị trục xuất vì sở hữu tài liệu của các nhóm Hồi giáo cực đoan và khiêu dâm trẻ em. Chương trình đào tạo được nối lại nhưng học viên Arab bị kiểm soát chặt chẽ hơn và bị cấm tiếp cận súng.
Mỹ phóng thiết bị bay không người lái X-37B vào quỹ đạo X-37B còn có tên gọi là Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo (OTV), giống với phiên bản nhỏ hơn của tàu vũ trụ không người lái trong chương trình vũ trụ Mỹ đã ngừng hoạt động vào năm 2011. (Nguồn: orlandosentinel) Ngày 17/5, Không quân Mỹ đã phóng thành công thiết bị bay không người lái X-37B vào quỹ đạo để thực hiện...