Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ mài mũi xuống đường băng
Một tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ gục mũi trên đường lăn ở căn cứ Eglin, nhiều khả năng bị sập càng trước trong lúc hạ cánh khẩn cấp.
“ Tiêm kích F-22 thuộc biên chế Không đoàn tiêm kích số 325 gặp sự cố mặt đất trên đường lăn lúc 15h30 ngày 15/3. Máy bay trước đó gặp tình huống khẩn cấp trên không và hạ cánh an toàn. Lực lượng cứu hỏa đã phản ứng nhanh và phi công được đưa tới cơ sở y tế để đánh giá”, căn cứ không quân Eglin ở bang Florida, Mỹ ra thông cáo cho biết.
Không quân Mỹ không công bố chi tiết và hình ảnh về sự cố, chỉ thông báo đang mở cuộc điều tra nguyên nhân. Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội sau đó cho thấy một phi cơ F-22 gục mũi xuống đường lăn, dường như bị sập càng trước, xung quanh là các xe cứu hỏa.
Hình ảnh được cho là của chiếc F-22 gặp sự cố hôm 15/3. Ảnh: Facebook/ Air Force amn .
Video đang HOT
“Có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chữa hư hỏng sau sự cố, do phi cơ F-22 sử dụng sơn phủ đặc biệt, cùng với đó là nhiều bộ phận composite và cấu trúc khung thân phức tạp, để duy trì khả năng tàng hình. Chi phí sửa chữa chiếc F-22 trượt trên đường băng hồi năm 2012 lên tới 35 triệu USD”, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là sự cố càng đáp thứ hai xảy ra với tiêm kích F-22 trong hai tháng qua, sau vụ một phi cơ gặp vấn đề với càng đáp ở căn cứ Langley, bang Virginia. Hai chiếc F-22 cũng từng mài bụng xuống đường băng trong các sự cố ở sân bay Elmendorf và căn cứ không quân hải quân Fallon hồi năm 2018.
Một chiếc F-22 thuộc biên chế Không đoàn số 325 bị rơi cách căn cứ Eglin khoảng 20 km hôm 15/5/2020 khi đang huấn luyện. Phi công phóng ghế thoát hiểm và được giải cứu an toàn.
Không quân Mỹ vận hành tổng cộng 185 tiêm kích F-22 trước sự cố, nhưng chỉ có 125 chiếc đủ khả năng chiến đấu. Số còn lại được dùng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công mới do thiếu trang thiết bị và phần mềm dùng trong tác chiến. Mỗi tiêm kích F-22 có giá xuất xưởng gần 180 triệu USD, chưa kèm theo vũ khí trang bị.
UAV trợ chiến bay cùng tiêm kích tàng hình F-22, F-35
Máy bay XQ-58A hoạt động với vai trò trung gian liên lạc giữa tiêm kích F-22 và F-35 trong một cuộc thử nghiệm của không quân Mỹ tuần trước.
Không quân Mỹ trong thông cáo ngày 14/12 cho biết máy bay không người lái (UAV) tàng hình XQ-58A đã bay cùng tiêm kích F-22 và F-35 trong một cuộc thử nghiệm tại thao trường Yuma, bang Arizona, hôm 9/12.
UAV mang mã số 15-8002, là nguyên mẫu XQ-58A thứ hai của quân đội Mỹ, vận hành ở chế độ tự động và đóng vai trò trung gian liên lạc giữa tiêm kích F-22 và F-35.
F-22 và F-35 không thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau do hai loại tiêm kích tàng hình này sử dụng phần cứng và sóng liên lạc khác nhau. Khi sử dụng máy bay trung gian liên lạc, các tiêm kích này có thể nhận cùng lúc hai lượng dữ liệu, kết hợp chúng rồi chuyển tiếp cho những máy bay khác trong tầm nhìn, giúp phi công nắm được bức tranh toàn cảnh về vị trí và hoạt động của đồng đội.
UAV XQ-58A (trái), tiêm kích F-35 (giữa) và tiêm kích F-22 (phải) trong cuộc thử nghiệm hôm 9/12. Ảnh: USAF .
Hệ thống chuyển tiếp và chia sẻ dữ liệu liên lạc mới cùng cấu hình riêng của mẫu XQ-58A đang được phát triển theo các chương trình gatewayONE và attrictONE. Mẫu XQ-58A tham gia thử nghiệm hồi tuần trước được trang bị hệ thống chuyển tiếp gatewayONE, đóng vai trò "dịch" thông tin giữa các định dạng dữ liệu khác nhau và phát lại cho máy bay tiếp nhận.
Trung tá Kate Stowe, giám đốc chương trình gatewayONE, cho biết thử nghiệm vẫn chưa thành công hoàn toàn do không lâu sau khi cất cánh, UAV XQ-58A "mất kết nối và không thể hoàn thành được các mục tiêu thử nghiệm".
Không quân Mỹ hồi tháng 3/2019 công bố video thử nghiệm chiếc XQ-58A Valkyrie mang mã số 15-8001. Không quân Mỹ và hãng Kratos bí mật phát triển XQ-58A trong hai năm, mẫu UAV có tầm hoạt động 3.219 km, tốc độ cận âm và có khả năng mang theo vũ khí.
XQ-58A có thể trinh sát, tác chiến điện tử hoặc yểm trợ hỏa lực. UAV này có khả năng vận hành độc lập hoặc đóng vai trò tiêm kích yểm trợ cho máy bay chiến đấu có người lái, cất cánh được từ những đường băng nhỏ hẹp không phù hợp với tiêm kích có người lái, đáp ứng yêu cầu tác chiến tại những chiến trường khốc liệt.
Tiêm kích tàng hình J-20 TQ có thể đả bại F-22 Mỹ? Các tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ vốn được thiết kế cho mục đích tác chiến ở châu Âu, nay lại được sử dụng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm hạn chế năng lực của mẫu tiêm kích mạnh nhất của Mỹ, kỹ sư hàng đầu Trung Quốc nhận định. Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ bay trên bầu...