Tiêm kích tác chiến điện tử Trung Quốc lộ diện
Máy bay tác chiến điện tử J-16D của Trung Quốc tới thành phố Chu Hải, dự kiến ra mắt tại triển lãm hàng không vào tuần tới.
Một chiếc J-16D, máy bay tác chiến điện tử dựa trên cơ sở tiêm kích J-16, hạ cánh xuống thành phố Chu Hải ở miền nam Trung Quốc ngày 21/9 để chuẩn bị ra mắt trong triển lãm hàng không, dự kiến diễn ra ngày 28/9-3/10.
Chiếc J-16D này được sơn biểu tượng của quân đội Trung Quốc (PLA) ở cánh đuôi, cho thấy nó đã được không quân nước này biên chế.
Thượng tá Thẩm Kim Khoa, phát ngôn viên không quân Trung Quốc, ngày 24/9 cho biết chiếc J-16D nói trên đã tham gia diễn tập để hỗ trợ khả năng tác chiến điện tử của quân chủng này và hỗ trợ mở rộng phạm vi chiến đấu.
Ảnh chụp cho thấy chiếc J-16D có một số ăng ten trên thân máy bay, dưới mỗi cánh có một cụm thiết bị tác chiến điện tử được thiết kế để gây nhiễu hoặc vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương, đồng thời điều khiển tên lửa chuyên tìm diệt radar. Cụm tác chiến điện tử có thể bảo vệ các máy bay khác khỏi đòn tấn công của đối phương.
Máy bay tác chiến điện tử J-16D tại khu vực diễn ra triển lãm hàng không ở thành phố Chu Hải, Trung Quốc trong bức ảnh đăng ngày 24/9. Ảnh: Twitter/TheBaseLeg.
Video đang HOT
Trung Quốc là quốc gia thứ hai phát triển máy bay tác chiến điện tử trên cơ sở tiêm kích, sau khi Mỹ chế tạo máy bay EA-18G trên cơ sở tiêm kích F/A-18. Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định sự xuất hiện của J-16D cho thấy PLA đã cải thiện đáng kể năng lực tác chiến của mình.
“J-16D cho thấy Trung Quốc coi trọng việc chiếm ưu thế trong tác chiến điện tử”, chuyên gia Tống Trung Bình cho biết. “Để giành chiến thắng trong xung đột tương lai, một lực lượng quân sự không chỉ cần giành ưu thế trên không hoặc trên biển, mà còn phải chiếm lợi thế trong thông tin và tác chiến điện tử”.
Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết J-16D sẽ chủ yếu hỗ trợ tác chiến điện tử cho không quân Trung Quốc và chế áp hệ thống phòng không của đối phương.
Trung Quốc gần đây nhiều lần điều tiêm kích J-16 cùng các loại máy bay quân sự khác áp sát đảo Đài Loan. Nhiều chuyên gia tại đảo Đài Loan nhận định cần theo dõi việc quân đội Trung Quốc điều J-16D tham gia các đợt áp sát hòn đảo, do loại máy bay này có thể chế áp các tổ hợp phòng không trên biển và đất liền, đồng thời gây nhiễu hệ thống radar.
Chuyên gia Chu Thần Minh cũng nhận định quân đội Trung Quốc sẽ sớm điều máy bay tác chiến điện tử J-16D tham gia các đợt áp sát đảo Đài Loan cùng tiêm kích J-16 và các loại máy bay khác. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần.
Máy bay tác chiến điện tử J-16D hạ cánh xuống thành phố Chu Hải, Trung Quốc ngày 21/9. Twitter/TheBaseLeg.
Dòng tiêm kích J-16 ra mắt vào năm 2013, nhưng chỉ lần đầu xuất hiện công khai trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc hồi giữa năm 2017. Bắc Kinh đang vận hành ít nhất ba lữ đoàn tiêm kích J-16, chúng được coi là một trong những trụ cột tương lai của không quân nước này.
J-16 là tiêm kích đầu tiên có thể mang đầy đủ vũ khí do Trung Quốc chế tạo như tên lửa diệt hạm, đối không, tên lửa hành trình đối đất, bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh và các thiết bị đối kháng điện tử (ECM). Tiêm kích mới của Trung Quốc có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chiếm ưu thế trên không hay tấn công mục tiêu mặt đất và diệt hạm.
Khả năng tiếp dầu trên không giúp J-16 tăng cường bán kính tác chiến, cho phép thực hiện đòn đánh sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Ngoài ra, J-16 cũng giúp Bắc Kinh lấp khoảng trống trước khi các tiêm kích thế hệ 5 được sản xuất hàng loạt.
Trung Quốc bắt hai lãnh đạo tập đoàn vận tải
Trung Quốc bắt hai giám đốc điều hành cấp cao của tập đoàn vận tải và hậu cần HNA vì tình nghi "thực hiện hành vi trái pháp luật".
HNA hôm 24/9 cho biết chủ tịch Trần Phong và giám đốc điều hành Đàm Hướng Đông bị cảnh sát bắt tại đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc, nơi đặt trụ sở chính của công ty.
"Hai người bị bắt theo quy định pháp luật vì nghi ngờ thực hiện hành vi trái pháp luật", tập đoàn HNA thông báo, không nêu chi tiết cáo buộc, nói thêm công ty vẫn hoạt động "ổn định" và "không bị ảnh hưởng".
Trần Phong, chủ tịch tập đoàn HNA. Ảnh: Wenweipo
Cố Cương, người đứng đầu nhóm tái cấu trúc công ty, công bố tin Trần Phong và Đàm Hướng Đông trong cuộc họp có hơn 2.700 nhân viên tham dự hôm 24/9. Cố Cương nhấn mạnh công ty cần được đảng Cộng sản Trung Quốc giám sát nhiều hơn, thông điệp cho thấy chính quyền đang gia tăng ảnh hưởng lên hoạt động của công ty. HNA chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
HNA là tập đoàn vận tải và tài chính khổng lồ, sở hữu Hainan Airlines, một trong những hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc. Họ đệ đơn phá sản vào tháng một và đang trong quá trình tái cơ cấu dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.
Trần Phong thành lập Hainan Airlines năm 1993, phát triển nó từ một hãng hàng không nhỏ trong khu vực thành một tập đoàn lớn mạnh. HNA từng nắm giữ cổ phần tập đoàn khách sạn Hilton và Deutsche Bank, đồng thời đầu tư nhiều khoản trong lĩnh vực hàng không, du lịch, bất động sản và dịch vụ tài chính trong các thương vụ mua bán và sáp nhập. Công ty bắt đầu gặp khó khăn từ năm 2017 khi gánh khoản nợ hàng tỷ USD.
Đàm Hướng Đông, giám đốc điều hành HNA. Ảnh: Wenweipo
Xá tội vong nhân giữa Covid-19 Ngày 15/7 âm lịch, các đạo sĩ được mời đến một đàn tế Đài Loan làm lễ, với niềm tin đây là thời điểm âm hồn lên dương gian. Trong văn hóa dân gian Đạo giáo, Phật giáo và Đông Á, tháng 7 âm lịch còn được coi là tháng Cô hồn, là tháng diễn ra nhiều sự kiện xá tội vong nhân...