Tiêm kích tác chiến điện tử Trung Quốc diễn tập thực chiến
Không quân Trung Quốc gần đây điều J-16D tham gia diễn tập thực chiến, động thái cho thấy mẫu tiêm kích sẽ sớm sẵn sàng chiến đấu.
Kênh CCTV của Trung Quốc ngày 6/11 đưa tin tiêm kích tác chiến điện tử J-16D đã tham gia các cuộc diễn tập thực chiến, sau khi ra mắt tại triển lãm hàng không ở Chu Hải cuối tháng 9, đầu tháng 10. Không quân Trung Quốc dự kiến triển khai J-16D phối hợp hoạt động với tiêm kích tàng hình J-20.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định J-16D tham gia diễn tập thực chiến cho thấy tiêm kích sẽ sớm sẵn sàng chiến đấu, sau khi các phi công làm quen với máy bay mới.
J-16D là tiêm kích đa năng hạng nặng hai chỗ ngồi do Trung Quốc phát triển trên cơ sở dòng J-16, dự kiến phối hợp với các loại tiêm kích khác của Trung Quốc để thiết lập hệ thống tác chiến điện tử hàng không hoàn chỉnh.
Máy bay tác chiến điện tử J-16D tại khu trưng bày tĩnh tại triển lãm hàng không ở Chu Hải, Trung Quốc ngày 28/9. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Khác biệt giữa J-16D và J-16 là J-16D có thể mang nhiều loại thiết bị hơn, bao gồm khoang nhỏ trên đầu cánh, dưới cánh và bụng máy bay, chuyên gia quân sự Wang Mingzhi cho biết.
Các khoang này chứa thiết bị giám sát điện tử, gây gián đoạn liên lạc và gây nhiễu radar. Chúng là hệ thống tác chiến chính của J-16D bên cạnh các loại tên lửa không đối không.
Wang Mingzhi cho biết J-16D và J-20 được thiết kế để gây khó dễ cho các hệ thống radar của đối phương. J-20 với khả năng tàng hình sẽ né các hệ thống radar, trong khi J-16D ngăn chặn chúng. “Khi hai loại tiêm kích này kết hợp với nhau sẽ mang lại hiệu quả tác chiến to lớn”, chuyên gia này cho biết.
Không quân Trung Quốc gần đây điều nhiều tiêm kich J-16 áp sát đảo Đài Loan, bao gồm 16 chiếc hôm 6/11 và 4 chiếc một ngày sau đó. Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định tác chiến điện tử là một phần quan trọng trong chiến tranh hiện đại, do đó J-16D sẽ tham gia các đợt áp sát đảo Đài Loan trong tương lai.
Trung Quốc là quốc gia thứ hai phát triển máy bay tác chiến điện tử trên cơ sở tiêm kích, sau khi Mỹ chế tạo máy bay EA-18G trên cơ sở tiêm kích F/A-18. Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định sự xuất hiện của J-16D cho thấy PLA đã cải thiện đáng kể năng lực tác chiến của mình.
Trung Quốc lộ thiết kế tiêm kích hình kim cương
Mô hình tiêm kích không cánh đuôi, thiết kế hình kim cương, xuất hiện tại sân bay thử nghiệm của Tập đoàn Máy bay Thành Đô của Trung Quốc.
Ảnh vệ tinh chụp sân bay thử nghiệm của Tập đoàn Máy bay Thành Đô của Trung Quốc ngày 29/10 cho thấy một khung thân máy bay có chiều dài sải cánh gần bằng tiêm kích tàng hình J-20, phần mũi nhỏ và hoàn toàn không có cánh đuôi.
Mô hình máy bay không cánh đuôi tại sân bay thử nghiệm của Tập đoàn Máy bay Thành Đô, Trung Quốc ngày 29/10. Ảnh: Planet Labs.
Biên tập viên Tyler Rogoway của Drive nhận định khung thân của mẫu máy bay không đuôi này khá tương đồng thiết kế hình kim cương của mẫu X-44 MANTA do Lockheed Martin phát triển dựa trên tiêm kích tàng hình F-22.
Tuy nhiên, Lockheed Martin chỉ chế tạo một mô hình X-44 để làm cơ sở phát triển các mẫu máy bay dùng thiết kế cánh bay (flying wing) khác như RQ-170.
Phác thảo máy bay không cánh đuôi X-44 MANTA. Đồ họa: Lockheed Martin.
Rogoway nhận định mẫu máy bay không cánh đuôi của Tập đoàn Máy bay Thành Đô có thể là máy bay không người lái vũ trang (UCAV) có hiệu suất cao và hỏa lực mạnh, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tiêm kích J-20.
Máy bay dùng thiết kế không cánh đuôi giúp giảm tiết diện radar từ bên cạnh và phía sau, nâng cao đáng kể năng lực tàng hình của nó. Thiết kế không cánh đuôi còn giúp giảm lực cản và tiết kiệm nhiên liệu, tăng uy lực của vũ khí.
Thay đổi tại sân bay thử nghiệm của Tập đoàn Máy bay Thành Đô, Trung Quốc trong 9 năm. Ảnh: Planet Labs.
Tuy nhiên, nhược điểm của thiết kế không cánh đuôi là phi công khó điều khiển hơn, đồng thời làm giảm khả năng cơ động của máy bay. Nhà sản xuất có thể lắp động cơ vector đẩy để khắc phục điểm yếu thiếu tính cơ động, song điều này phục thuộc rất nhiều vào công nghệ điều khiển kỹ thuật số và phần mềm nền tảng.
Ảnh vệ tinh chụp ngày 29/10 cũng cho thấy sân bay thử nghiệm của Tập đoàn Máy bay Thành Đô được nâng cấp và mở rộng đáng kể trong những năm qua, bao gồm một đường băng mới, khu trưng bày máy bay và các tòa nhà mới. Cơ sở này được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiêm kích ngày càng tăng của Trung Quốc.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm áp lực lên Đài Loan Mỹ nói việc Trung Quốc liên tiếp điều máy bay áp sát Đài Loan là hành động "gây bất ổn", kêu gọi Bắc Kinh giảm áp lực lên hòn đảo. "Mỹ quan ngại sâu sắc trước hoạt động quân sự khiêu khích của Trung Quốc gần Đài Loan, động thái có nguy cơ gây bất ổn, tính toán sai lầm và ảnh hưởng...