Tiêm kích T-50 lộ siêu vũ khí tầm gần
Trong cuộc thử nghiệm hồi cuối năm 2015, tiêm kích tàng hình T50 của Nga đã được trang bị 2 loại tên lửa Kh31 và RVVMD.
Dự án tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD được phát triển bởi GosMKB Vympel Toropova. Sản phẩm RVV-MD không phải mẫu hoàn toàn mới mà được phát triển từ nền tảng tên lửa dẫn đường cũ R-73. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị tác chiến mới, RVV-MD cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu. Ngoài ra, nhờ thiết kế mới cho phép sử dụng tên lửa trên các chiến cơ hiện đại.
Theo một số nguồn tin, dự án tên lửa RVV-MD bắt đầu triển khai vào cuối những năm 90 với mã tên P-73m. Cái tên RVV-MD lần đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu GosMKB Vympel năm 2007. Hai năm sau đó, nó đã được trưng bày tại gian hàng của công ty tại triển lãm MAKS-2009.
Mẫu RVV-MD mới được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không trong mọi điều kiện tác chiến, cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên không khác nhau bất cứ lúc nào và ở bất cứ hướng nào. Ngoài ra, theo các nhà phát triển, nó có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất, bảo vệ cơ sở quân sự chống lại tấn công từ đối phương.
Nhìn tổng thể RVV-MD không khác phiên bản R-73, tổng chiều dài thân 2,92m, đường kính 0,17m. Phần đầu thiết kế hình nón đặt radar hình bán cầu trong suốt. Cánh tên lửa có cấu trúc hình chữ X, gần đầu gắn 4 cảm biến góc động học tự động điều chỉnh các tham số bay của tên lửa. Ngay sau cảm biến góc là bánh lái điều khiển khí động học có biên độ lắc 38,5cm. Ở đuôi có gắn cánh lái hình thang biên độ 0,51m. Trọng lượng ban đầu của tên lửa là 106 kg.
Cách bố trí khoang của RVV-MD tương tự P-73, được chia thành năm ngăn chứa thiết bị. Khoang đầu chứa đầu đạn tự dẫn và hệ thống điều khiển. Ngăn thứ hai chứa các thiết bị lái tự động và ngòi nổ. Khoang thứ ba đặt máy phát điện, khoang thứ tư chứa thuốc nổ. Khoang thứ năm đặt động cơ nhiên liệu rắn và cơ cấu truyền động cánh phụ.
Video đang HOT
RVV-MD được trang bị đầu đạn dẫn đường hồng ngoại thụ động. Để nâng cao khả năng tác chiến sử dụng đầu tự dẫn hướng kép, sử dụng máy thu ảnh được làm mát, có thể xác định các mục tiêu trong phạm vi 120 độ, có thể di chuyển nghiêng 75 độ so với vị trí cân bằng.
Để tăng khả năng linh hoạt RVV-MD các bánh lái mũi và các cánh lái phụ đuôi sử dụng nguyên lý khí động lực học để thay đổi quỹ đạo tên lửa bằng cách thay đổi lực đẩy động cơ. Khả năng tiêu diệt mục tiêu nằm ở đầu đạn nổ 8 kg làm bằng uranium nghèo. Để kích nổ có thể sử dụng hệ thống radar gián tiếp hoặc ngòi nổ laser quang học.
Tầm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả của tên lửa khi ngược hướng mục tiêu khoảng 300m, khi rượt đuổi có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách đến 40km. Nếu mục tiêu di chuyển ở nửa bán cầu sau phạm vi tiêu diệt chỉ 12km do mất thời gian chuyển hướng.
RVV-MD có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao từ 20m đến 20km với tốc độ bay của mục tiêu lên đến 2500 m/s. Xác suất bắn trúng mục tiêu trên 0,6. Trong nhiều năm, các thông tin về dự án RVV-MD không được tiết lộ. Đến cuối tháng 8/2015 lãnh đạo của tập đoàn mới công bố dự án trên. Trưởng phòng đại diện của tập đoàn Boris Obnosov tại triển lãm MAKS-2015 cho biết, cuối năm 2016 công ty dự định sản xuất hàng loạt tên lửa tầm ngắn và tầm xa. Rõ ràng, các tên lửa tầm ngắn đó được ám chỉ chính là RVV-MD.
Tuy nhiên thời gian chính xác sản xuất hàng loạt, số lượng cung cấp và đơn giá không được tiết lộ. Như vậy, sau nhiều năm chờ đợi Không quân Nga sẽ được trang bị loạt tên lửa tầm ngắn RVV-MD, giúp những chiến đấu cơ như T-50 có khả năng tác chiến hàng đầu thế giới, nhà sản xuất GosMKB Vympel Toropova tuyên bố.
Theo_Báo Đất Việt
Cán cân quân sự Azerbaijan - Armenia trong tình hình nóng
Khi xung đột vũ trang tại NagornoKarabakh xảy, ra người ta mới chú ý nhiều đến cán cân quân sự của Azerbaijan và Armenia.
Lục quân: Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS), Lục quân Armenia có quân số khoảng 45.000 người. Trang bị vũ khí có 20 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, 137 T-72, 8 T-54/55, 80 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, 55 BMP-2. Lực lượng xe thiết giáp chở quân có 308 chiếc, chủ yếu là dòng BTR do Liên Xô sản xuất. Trong ảnh: Tăng T-72 của Armenia.
Quân đội Armenia còn có 188 khẩu pháo các loại, trong đó có 20 pháo tự hành 2S3 Akatsiya, 18 2S1 Gvozdika. Và một số pháo phản lực phóng loạt BM-21, BM-30 Smerch. Các nguồn tin nói rằng, Nga đã triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander đến Armenia. Trong ảnh: Tăng T-72 của Armenia.
Trong khi đó, lục quân Azerbaijan có quân số khoảng 56.000 người. Lục quân nước này sở hữu khoảng 220 xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, chủ yếu là T-72. Trong giai đoạn 2005-2010, nước này được cho là đã mua lại 162 xe tăng T-80. Trong ảnh: Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A của Azerbaijan.
595 xe chiến đấu bọc thép các loại như: BMP-1/2, 270 hệ thống pháo phản lực trong đó có những loại nổi bật như TOS-1A, BM-30 Smerch do Liên Xô chế tạo, LAR-160 và Lynx do Israel sản xuất. Phần lớn trang bị khí tài của lục quân 2 nước đều do Liên Xô sản xuất với đặc tính kỹ chiến thuật tương đương nhau. Lục quân Azerbaijan có quân số lớn hơn, nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định chiến thắng. Trong ảnh: Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A của Azerbaijan.
Không quân: Không quân Armenia có quân số khoảng 3.500 người. Phi đội chiến đấu của không quân nước này đa phần là máy bay thế hệ cũ do Liên Xô chế tạo. Không quân Armenia có 15 cường kích Su-25, 5 máy bay huấn luyện L-39, 16 Yak-152, 16 trực thăng tấn công Mi-24, 18 trực thăng vận tải Mi-8. Trong ảnh: Máy bay Su-25 của Armenia.
Armenia không có lực lượng tiêm kích, việc bảo vệ không phận nhờ vào khoảng 18 MiG-29 của Nga đóng tại căn cứ Gyumri. Tuy nhiên, lực lượng phòng không nước này rất mạnh với tên lửa phòng không tầm xa S-300, tầm trung có S-75 Dvina, S-125 Pechora, tầm thấp có 9K33 Osa, 9K35 và một số tên lửa phòng không vác vai. Trong ảnh: Máy bay Su-25 của Armenia.
Trong khi đó, Không quân Azerbaijan có quân số khoảng 8.000 người. Theo tạp chí Jane's Defence Weekly (Anh), không quân nước này có khoảng 106 máy bay chiến đấu các loại. Phi đội tiêm kích có 13 chiếc MiG-29 mua của Ukraine từ năm 2006, 11 cường kích Su-25. Trong ảnh: Máy bay Su-25 của Armenia.
Phi đội trực thăng có 18 trực thăng tấn công Mi-24, 50 trực thăng vận tải đa năng Mi-17. Đặc biệt Azerbaijan mua khá nhiều máy bay không người lái (UAV) của Israel cho nhiệm vụ trinh sát. Tổng cộng có khoảng 34 UAV đang hoạt động, nổi bật là Hermes 450 và IAI Heron. Trong ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Azerbaijan.
Lực lượng phòng không của Azerbaijan cũng rất mạnh với S-300PMU2, S-200, tầm trung có Buk, S-125, tầm thấp có Tor, 9K33 Osa. Năng lực không quân Azerbaijan vượt trội so với Armenia, đặc biệt là ở phi đội tiêm kích. Tuy nhiên, năng lực phòng không của Armenia là một thách thức lớn đối với phi đội tiêm kích của Azerbaijan. Trong ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Azerbaijan.
Armenia do nằm trong lục địa nên không có hải quân. Sau khi Liên Xô tan rã, Azerbaijan tiếp quản một phần hạm đội Caspian. Hải quân Azerbaijan có quân số khoảng 2.200 người. Lực lượng tàu chiến khá khiêm tốn, phần lớn là những tàu thế hệ cũ do Liên Xô để lại, năng lực tác chiến kém. Trong ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Azerbaijan.
Vì vậy, nếu chiến tranh giữa 2 nước mở rộng, hải quân không giúp nhiều cho Azerbaijan vì xung đột xảy ra trên bộ nên hải quân khó can thiệp và đặc biệt, với năng lực hiện tại của dàn chiến hạm Azerbaijan khó có thể tung ra những cú đánh tầm xa bằng tên lửa hành trình. Trong ảnh: Tiêm kích MiG-29 của Azerbaijan. (tổng hợp KT, DVO)
Theo_Báo Đất Việt
Tìm hiểu phiên bản nhỏ của F-105 trong CT Việt Nam Năm 1967, Mỹ đã cải tiến 13 chiếc tiêm kích bom F-105 phục vụ hoạt động tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và hoạt động ban đêm ở Việt Nam. Năm 1967, Mỹ đã cải tiến 13 chiếc tiêm kích bom F-105 phục vụ hoạt động tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và hoạt động ban đêm ở Việt...