Tiêm kích Su-57 Nga đối đầu F22 Mỹ ở Syria: Ai chiến thắng?
Theo National Interest, những hình ảnh và video đăng tải trên internet mới đây cho thấy 2 tiêm kích tàng hình Su-57 (trước đây gọi là PAK-FA/T-50) được Nga điều đến Syria.
Su-57 đưa Nga này trở thành nước thứ ba sở hữu tiêm kích tàng hình thế hệ 5, sau Trung Quốc và Mỹ. “Nhưng liệu Su-57 có phải là đối thủ xứng tầm với tiêm kích “chim ăn thịt” F-22 Mỹ”, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami đặt câu hỏi.
Tiêm kích F-22 được Mỹ chế tạo với mục đích là chiến đấu cơ chuyên chiếm ưu thế trên không, thay thế cho mẫu F-15C Eagle. Để làm được điều này, tàng hình là tính năng chủ chốt trên chiếc F-22.
Chiếc F-22 cũng được trang bị động cơ cực mạnh, tạo lực đẩy lớn hơn 40% với mẫu F-15. Động cơ mạnh mẽ còn giúp mở rộng phạm vi hoạt động của F-22 mà không cần mang theo thùng dầu phụ.
Radar AN/APG-77 giúp tiêm kích Mỹ nhận diện mục tiêu và khai hỏa trước đối phương.
Trong khi đó, tiêm kích tàng hình Su-57 được Nga thiết kế theo triết lý khác hẳn. F-22 tập trung vào khả năng vận hành linh hoạt và tàng hình. Còn chiếc Su-57 muốn tận dụng khả năng vận hành linh hoạt kết hợp với tốc độ cao.
Các chuyên gia tin rằng Su-57 được phát triển từ nguyên mẫu Su-27 Flanker, kết hợp với tính năng tàng hình của chiến đấu cơ thế hệ 5.
Su-57 là mẫu tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Nga.
Chuyên gia hàng không Piotr Butowski từng nhận định rằng Su-57 “có khả năng thay đổi hướng di chuyển đột ngột ở tốc độ cao hơn bất cứ chiến đấu cơ nào khác”. Phần cánh máy bay được thiết kế theo hướng giúp tăng khí động học, mang theo nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn.
Yếu tố chính giúp Su-57 đạt hiệu suất vượt trội chính là ở động cơ Saturn izdeliye 30. Động cơ này giúp Su-57 đạt tốc độ bay tối đa 2.600 km/giờ, vượt xa mức 2414 km/giờ của chiếc F-22.
Video đang HOT
Ngoài ra, trần bay của Su-57 lên tới gần 20 km, trong khi trần bay của F-22 Raptor chỉ khoảng 15 km.
Nga hiện đang gặp khó khăn khi tích hợp izdeliye 30 vào chiếc Su-57, kết quả là 12 tiêm kích tàng hình Su-57 đầu tiên của Nga chỉ trang bị động cơ Saturn AL-41F1, tương đương loại gắn trên chiếc Su-35.
Su-57 cũng được trang bị hệ thống radar N056 Byelka hiện đại nhất, kết hợp hệ thống tác chiến điện tử L402, giúp phát hiện máy bay tàng hình của đối phương.
Một khi tiếp cận ở cự ly gần, radar chuyển sang chế độ theo dõi và tìm kiếm bằng hồng ngoại, giúp phi công dễ dàng ngắm bắn mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường.
Giống như thiết kế của các máy bay tàng hình khác, vũ khí của Su-57 được giấu ở bên trong thân. Su-57 được trang bị 2 tên lửa dẫn đường tầm xa K-77M, tầm bắn lên tới 160km và tên lửa tầm ngắn K-74M2 dẫn đường bằng hồng ngoại. Su-57 còn được trang bị 2 khẩu pháo cỡ nòng 30 mm.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định, thiết kế khác biệt giúp Su-57 và F-22 có những lợi thế khác nhau, ở cự ly khác nhau.
Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ thể hiện sự thống trị trên bầu trời Syria.
Trong kịch bản đối đầu trên không, Su-57 có cơ hội phát hiện F-22 trước và tung đòn tấn công phủ đầu từ xa. Để làm được điều này, radar trang bị cho Su-57 phải nhận ra F-22 trước.
Một khi 2 máy bay áp sát ở cự ly gần, Su-57 tận dụng tốc độ vượt trội để né tên lửa đối phương, cũng như tung ra đòn tấn công bằng hồng ngoại. Trong tình huống bất lợi, phi công lái Su-57 có thể lựa chọn tăng tốc tối đa để “cắt đuôi” chiếc F-22.
Ngược lại, F-22 lại phụ thuộc nhiều vào tính năng tàng hình để tung ra đòn tấn công bất ngờ. Chỉ khi nào chiếc F-22 ra tay, đối phương mới biết tiêm kích Mỹ hoạt động trong khu vực.
Nhưng nếu phải đụng độ ở cự ly gần, kỹ năng của phi công vẫn là yếu tố chính quyết định, dù rằng chiếc Su-57 có nhỉnh hơn một chút về năng lực ngắm bắn và khóa mục tiêu.
National Interest kết luận, F-22 Raptor vẫn là mẫu chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Chiếc Su-57 có thể đạt hiệu suất chiến đấu tương tự, nhưng theo cách khác và là đối thủ xứng tầm với tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ.
Nhưng có lẽ không một ai mong muốn hai mẫu tiêm kích này có ngày lại đụng độ nhau trên bầu trời Syria.
Theo Danviet
Số phận đảo chiều, "xe tăng bay" Su-57 chuẩn bị tung hoành bầu trời
Đầu tháng 12, báo chí Nga đưa tin chương trình vũ khí quốc gia mới của Nga giai đoạn 2018 - 2027 dự kiến sẽ nâng cấp các lực lượng Không quân - Vũ trụ nhưng chưa có chỗ cho Su-57.
Theo các thông tin ban đầu, việc sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ khó bắt đầu trước năm 2027 do gặp phải những khó khăn liên quan tới động cơ, tuy nhiên với diễn biến mới nhất thì mọi việc đã đảo chiều.
Hãng thông tấn TASS ngày hôm qua đưa tin, việc sản xuất hàng loạt tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi Su-57 sẽ được tiến hành tại vùng lãnh thổ Khabarovsk vào năm 2018, điều này được chính thống đốc khu vực - ông Vyacheslav Shport nói với các nhà báo vào hôm 13/4.
"Nhà máy đang hoàn tất các thử nghiệm trong năm nay và sẽ chuyển sang sản xuất hàng loạt vào năm tới", ông Vyacheslav Shport thông báo khi trả lời phỏng vấn của TASS.
Ông lưu ý thêm rằng các máy bay được sản xuất theo chương trình vũ khí nhà nước tại cơ sở Komsomolsk on Amur mang tên Gagarin (KnAAZ) để bàn giao cho Quân đội Nga vẫn được tiến hành theo đúng kế hoạch và không có trở ngại nào.
"Vấn đề này đã được giải quyết, không có vướng mắc nào ở đó nữa, mọi thứ đều diễn ra theo đúng tiến độ", ông Vyacheslav Shport bổ sung.
Tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 trong một chuyến bay thử nghiệm
Như vậy với tuyên bố mới nhất của người đứng đầu khu vực Khabarovsk thì có vẻ như động cơ thế hệ mới "Sản phẩm 30" dành cho Su-57 đã chứng tỏ được độ tin cậy để chính thức trang bị cho tiêm kích tàng hình của Không quân Nga.
Hôm 5/12, kênh truyền hình Russia 24 đã phát sóng đoạn video chiếc Su-57 bay thử với "Sản phẩm 30" được lắp bên cạnh loại AL-41F1S truyền thống vốn trang bị cho tiêm kích Su-35.
Tuy nhiên sau đó nhiều người đã nhận ra rằng thực chất chiếc Su-57 từ lâu đã được thử nghiệm với 2 loại động cơ riêng biệt, bằng chứng là miệng xả của động cơ có độ dài - ngắn khác nhau.
Tiêm kích Su-57 trong một chuyến bay thử nghiệm, nó được lắp đặt hai loại động cơ khác nhau cùng cấu hình vũ khí treo ngoài thân
Việc công bố chính thức hình ảnh của động cơ "Sản phẩm 30" nhân chuyến thăm nhà máy Salyut hồi tháng 10 của thị trưởng Moscow - ông Sergei Sobyanin và sau đó là đoạn video mẫu thử T-50-2 bay kiểm tra với động cơ mới được cho là khi sản phẩm đã hoàn thiện mới được nhà sản xuất công bố trước báo giới.
Bằng động thái này, có vẻ như nước Nga quyết tâm không để bị tụt lại phía sau Trung Quốc trong cuộc đua chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5 và thu hẹp khoảng cách với Không lực Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Moscow cũng cần nhanh chóng đưa chiếc Su-57 vào giai đoạn sản xuất hàng loạt do đối tác lớn của họ tại châu Á là Ấn Độ đang tỏ ra rất sốt ruột vì tiến độ dự án hợp tác liên doanh FGFA không được như dự kiến.
Theo Mai Đại (Trí thức trẻ)
Tiêm kích Su-57 Nga "thử lửa" ở Syria: Dằn mặt F-22 Mỹ? Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 mạnh nhất của Nga xuất hiện ở Syria, tiềm ẩn nguy cơ đối đầu với tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga (trước đây gọi là T-50). Theo Popular Mechanic, video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy Nga đưa 2 chiếc Su-57 đến...