Tiêm kích Su-35S thất bại tại Indonesia
Theo Jane’s Defence Weekly, nhờ áp dụng “Luật số 16 của Indonesia, tiêm kích Gripen sẽ giành chiến thắng trước Su-35 và F-16 trong gói mua sắm của Không quân Indonesia.
“Chiến thắng” nhờ chơi đúng luật
Người đứng đầu chi nhánh Saab tại Indonesia, ông Peter Carlqvist cho biết, hồ sơ dự thầu mà Saab gửi đến chính phủ Indonesia linh hoạt hơn so với các tiêm kích JAS-39 Gripen mà công ty này từng xuất khẩu cho những khách hàng trước đó.
Trong bản hồ sơ mới, Saab còn cam kết đảm bảo sự tham gia của công nghiệp quốc phòng Indonesia vào quá trình sản xuất JAS-39 tại nước này. Ông Carlqvist cho biết thêm, hồ sơ dự thầu đã được nộp từ đầu năm và công ty đang chờ đợi quyết định cuối cùng từ chính phủ Indonesia.
Nhà sản xuất Saab đã đề xuất cung cấp tiêm kích đa nhiệm JAS-39 Gripen phiên bản C/D, nhưng cũng không loại trừ phiên bản E tiên tiến nhất vừa mới được giới thiệu trong tháng 5/2016.
Ông Carlqvist cho biết: “Saab đã đệ trình một khoản ngân sách hợp lý để cung cấp phi đội Gripen mới nhất. Chúng tôi biết rằng, giao hàng nhanh chóng rất quan trọng đối với Không quân Indonesia. Do đó chúng tôi đã đề xuất phiên bản Gripen C/D, nhưng nếu có thời hạn giao hàng phù hợp, Gripen E có thể được cung cấp”.
Được biết, Chính phủ Indonesia đã thông qua Luật Công nghiệp Quốc phòng năm 2012 (Luật số 16), luật này quy định, sự tham gia của công nghiệp quốc phòng địa phương vào quá trình sản xuất vũ khí bán cho Indonesia là yêu cầu bắt buộc để thắng thầu.
Video đang HOT
Vị đại diện của Saab nhấn mạnh: “Luật số 16 sẽ là trọng tâm trong mọi thứ mà chúng tôi đề xuất cho chính phủ Indonesia”. Và với bản hồ sợ dự thầu mới này, gần như chắc chắn chiến đấu cơ JAS-39 Gripen sẽ được Bộ Quốc phòng Indonesia lựa chọn, trang Global Security nhận định.
Theo số liệu của Global Security có được, tính đến năm 2004, Không quân Indonesia có khoảng 259 máy bay các loại, nhưng chỉ khoảng 50% đủ khả năng sẵn sàng hoạt động. Iondonesia đang thực hiện kế hoạch Lực lượng Cần thiết tối thiểu (MEF) đến năm 2024, trong đó tập trung vào mua sắm các thiết bị hiện đại nhằm nhanh chóng cải thiện sức mạnh tối thiểu.
Bẽ bàng với Su-35
Nếu chiến đấu cơ JAS-39 Gripen được Bộ Quốc phòng Indonesia lựa chọn, thì đây là thông tin khá bất ngờ và điều này cũng đồng nghĩa với việc tiêm kích Su-35 của Nga, F-16 của Mỹ và Eurofighter Typhoon của châu Âu chấp nhận thất bại trong cuộc đua có mặt trong lực lượng Không quân Indonesia.
Hồi tháng 4/2016, trong cuộc trả lời phỏng vấn của trang Bloomberg, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu xác nhận nước này dự kiến sẽ ký một hợp đồng mua bán tiêm kích đa năng Su-35 với Nga. Hợp đồng trên, dự kiến sẽ được ký vào quý 3 năm 2016.
Ông cho biết ban đầu Indonesia dự định mua khoảng 12 chiếc, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, số lượng máy bay được đặt mua hiên nay là đã đủ dùng. Trước đó, Indonesia cân nhắc mua những loại máy bay chiến đấu khác như F-16V hay Eurofighter Typhoon.
Tuy nhiên, cuối cùng nước này gần như chắc chắn đã quyết định hiện đại hóa lực lượng không quân của nước mình bằng loại chiến đấu cơ của Thụy Điển. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cũng nhấn mạnh rằng, nước này sẽ tiếp tục duy trì đường lối lựa chọn mua sắm khí tài quân sự từ nhiều nước khác nhau chứ không ưu tiên bất cứ nhà cung cấp nào.
Đồng thời ông Ryacudu cũng khẳng định kế hoạch mua sắm này là để thay thế dàn máy bay đã cũ kĩ của Indonesia, chứ không phải để chạy đua vũ trang.
Theo Đất Việt
Việt Nam sẽ có tiêm kích Su-30M2 mạnh ngang Su-35S?
Trong trường hợp Việt Nam muốn mua bổ sung một tiêm kích Su-30 mới để thay thế chiếc đã gặp nạn, chúng ta có thể đề nghị Nga nhượng lại một chiếc Su-30M2 phiên bản nội địa.
Như đã từng đề cập trước đó, nếu xác định chính xác chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585 bị rơi do gặp phải lỗi kỹ thuật (theo lời kể của phi công Nguyễn Hữu Cường là có tiếng nổ trong buồng lái) thì có khả năng Việt Nam sẽ được Nga "đền bù" một máy bay mới.
Tuy nhiên còn một viễn cảnh khác đó thực tiễn hơn, đó là Việt Nam sẽ đề nghị Nga bán lại một chiếc tiêm kích khác để thay thế cho máy bay đã mất nhằm kiện toàn biên chế cho Trung đoàn mới, vì công việc điều tra tai nạn không hề dễ dàng và rất khó hoàn thành trong thời gian ngắn.
Nhưng do dây chuyền sản xuất của KnAAPO đã ngừng hoạt động sau khi bàn giao đủ số lượng Su-30MK2 cho Không quân Việt Nam cũng như Su-30M2 cho Không quân và Hải quân Nga cho nên rất có thể Việt Nam sẽ đề nghị Nga nhượng lại một chiếc Su-30M2 phiên bản nội địa.
Tiêm kích Su-30M2 số hiệu 30 "Đỏ"
Hiện đang tồn tại hai luồng thông tin trái chiều về cấu hình của Su-30M2, trong đó phổ biến nhất là chiếc tiêm kích này được trang bị radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis cùng động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP, khiến cho nó có sức mạnh không hề thua kém Su-35S.
Nhưng thực tế Nga chỉ dùng duy nhất một chiếc Su-30MK phiên bản thử nghiệm mang số hiệu 503 để nghiên cứu phát triển radar Irbis cho Su-35, họ không hề gắn loại radar này cho những máy bay Su-30M2 sản xuất đại trà.
Radar N035 Irbis được thử nghiệm trên chiếc Su-30MK số hiệu 503
Su-30M2 của Không quân cũng như Hải quân Nga được đánh giá có năng lực tác chiến chỉ ngang bằng Su-27SM3 do hai loại tiêm kích này có rất nhiều thành phần tương đồng.
Cụ thể, radar của Su-30M2 là loại N001VE-Pero, đây là loại nâng cấp từ N001VEP lắp đặt trên Su-30MK2, có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện máy bay cỡ lớn được tăng lên 190 km so với 150 km của N001VEP.
Động cơ của Su-27M2 là loại AL-31FM1 có lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F) cùng hệ thống điểu khiển bay tiên tiến, giúp Su-30M2 đạt hiệu suất hoạt động cao cũng như tin cậy hơn Su-30MK2 bản xuất khẩu.
Tiêm kích Su-30M2 số hiệu 43 "Xanh"
Như vậy, nếu giả thiết nêu ra ở đầu bài trở thành hiện thực và chúng ta nhận được một chiếc Su-30M2 phiên bản nội địa của Nga thì nó cũng chưa thể sánh bằng Su-35S, thậm chí còn thua kém cả Su-30SM.
Tuy vậy so với Su-30MK2 đang phục vụ trong Không quân Việt Nam thì Su-30M2 vẫn mạnh hơn nhiều, nó sẽ đảm nhiệm tốt vai trò máy bay chỉ huy cho biên đội tác chiến hỗn hợp trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo
Theo Soha News
Lý do Việt Nam nên mua JAS 39 hơn là F-16 Tiêm kích JAS 39 Gripen của Thụy Điển có lẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả so với F-16 để thay thế MiG-21 huyền thoại của Việt Nam. Tiêm kích JAS 39 Gripen của Thụy Điển có lẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả so với F-16 để thay thế MiG-21 huyền thoại của Việt Nam. Đê đôi pho vơi ke...