Tiêm kích Su-27 xuất kích, đánh chặn mục tiêu gần Crimea
Tiêm kích Su-27 của không quân Nga đã được lệnh cất cánh từ sân bay Belbek (thủ phủ Sevastopol) để đánh chặn mục tiêu gần bán đảo Crimea.
Hãng Lenta ngày 8/9 dẫn video do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp, cho thấy chiếc Su-27 của không quân Nga đồn trú ở bán đảo Crimea, xuất kích theo một lệnh báo động được đưa vào lúc nửa đêm.
Thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, đây là một trong số những nội dung thuộc khuôn khổ cuộc tập trận “Kavkaz-2016 đang diễn ra tại nhiều vùng lãnh thổ của Liên bang Nga.
Đáng chú ý, Su-27 xuất kích với đầy đủ vũ khí tấn công, trong đó có tên lửa không- đối-không tầm trung R-27T, tên lửa tầm ngắn R-73…
Theo Tiền Phong
Video đang HOT
Nhận định phiến diện của chuyên gia Mỹ: Vũ khí Việt Nam uy hiếp đảo nhân tạo ở Biển Đông
Chuyên gia nghiên cứu cao cấp Mỹ Felix K. Chang cho rằng nếu quả đúng Việt Nam triển khai loại vũ khí uy lực ở Trường Sa, thì rất có thể đây là phản ứng đáp trả của Việt Nam trước việc Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự phi pháp trên những đảo đá mà họ kiểm soát trong vùng.
Tên lửa Extra của hải quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng
Thông tin về việc Việt Nam đã âm thầm triển khai một số vũ khí uy lực mạnh ra một số hòn đảo do Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa tiếp tục thu hút sự chú ý của giới chuyên gia quốc tế. Trong bài phân tích đăng trên trang Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Mỹ, chuyên viên nghiên cứu cao cấp Felix K. Chang cho rằng đây rất có thể là phản ứng đáp trả của Việt Nam trước việc Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự phi pháp trên những đảo đá mà họ kiểm soát trái phép trong khu vực.
Trước đó, có thông tin Việt Nam được cho là đã phân tán và che giấu các giàn tên lửa EXTRA mua của Israel, nhưng chỉ cần một vài ngày chuẩn bị là có thể đưa phương tiện này vào hoạt động. Đây cũng không phải lần đầu tiên có tin đồn đoán Việt Nam tăng cường vũ khí hiện đại ra Trường Sa (với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam không hề và không bao giờ chạy đua vũ trang nhưng hoàn toàn có quyền tự vệ chính đáng trước những mối đe dọa và các thách thức an ninh, cũng như sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Việc triển khai vũ khí ở đâu, vào thời gian nào trên lãnh thổ của Việt Nam là điều hoàn toàn bình thường).
Hải quân Việt Nam sở hữu những hệ thống tên lửa chống hạm đầy uy lực
Chuyên gia Felix Chang đánh giá, trong bối cảnh Việt Nam thiếu phương tiện để theo dõi và giám sát tức thời các mục tiêu di động là tàu Trung Quốc trên biển, hệ thống tên lửa EXTRA vẫn có thể đe dọa các căn cứ cố định trên các đảo nhân tạo trong khu vực. Với tầm bắn tối đa là 150 km và độ chính xác chỉ sai lệch khoảng 10 mét, EXTRA có thể phá hủy các đường băng mới xây của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Mỹ, Việt Nam không phải là một nước nhát gan, suy sụp trước các thách thức, kể cả khi phải đối phó với những khó khăn chồng chất. Nhất là trường hợp ở Biển Đông, khi có quốc gia với sức mạnh hải quân đang gia tăng và thái độ hung hăng áp đặt chủ quyền một cách ngang ngược trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Tuy nhiên ông Chang cho rằng Hà Nội đã làm những gì có thể làm được nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Việt Nam đã mua tàu ngầm lớp Kilo và khu trục hạm lớp Gepard của Nga. Đã chấp nhận sự giúp đỡ của Nhật Bản để củng cố lực lượng cảnh sát biển, đã thắt chặt thêm quan hệ quân sự với Philippines.
Chuyên gia Mỹ cũng nhận xét việc Việt Nam tăng cường phòng thủ (một động thái hoàn toàn chính đáng và bình thường vì quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) có thể khiến Trung Quốc tiến thêm các bước hòng nắm chặt hơn quyền kiểm soát khu vực. Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào. Bắc Kinh đã xây dựng những cơ sở kiên cố và an toàn để bảo vệ máy bay của họ trên các đảo đá. Mới đây, không quân Trung Quốc bắt đầu điều các chiến đấu cơ và máy bay ném bom xuống Biển Đông thực hiện nhiệm vụ gọi là tuần tra chiến đấu, gây căng thẳng trong khu vực.
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục các cố gắng nhằm xua đuổi Philippines ra khỏi những thực thể mà nước này kiểm soát bằng cách phong tỏa đường tiếp tế cho các đơn vị trú đóng trên các đảo.
Cận Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Tuy nhiên ông Chang nhận định, việc củng cố hệ thống phòng thủ trên các đảo mà Philippines và Việt Nam nắm giữ có mục tiêu là khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong mưu đồ chiếm thêm lãnh thổ mới. Cách thức dễ dàng mà Trung Quốc chiếm bãi Scarborough năm 2012 từ tay Philippines có vẻ khó lặp lại. Những thực thể địa ly còn lại trong vùng mà bây giờ được xem là dễ tấn công là các đảo của Malaysia, như James Shoal chẳng hạn.
Theo chuyên gia Felix Chang, thoạt nhìn thì sự leo thang vũ trang trên các đảo ở Biền Đông có thể đáng ngại. Nhưng bản thân sự hiện diện của thêm nhiều vũ khí không có nghĩa là xung đột không thể tránh khỏi, mà nó mang ý nghĩa là nếu bùng lên thì xung đột có nguy cơ nhanh chóng trở thành vòng xoáy.
Theo VietTime
Cam Ranh, Việt Nam với "ván cờ siêu cường" Vịnh Cam Ranh sẽ có thể trở thành phương tiện tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và tạo điều kiện cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á như là đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Vịnh Cam Ranh có vai trò hoàn hảo với chiến lược "địa điểm chứ không phải căn cứ...