Tiêm kích Su-27 Nga áp sát, ép chiến đấu cơ NATO đổi hướng
Tiêm kích Tây Ban Nha hôm 13/8 bay quá gần phi cơ chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga trên biển Baltic, khiến chiếc Su-27 có hành động quyết liệt.
Tiêm kích Su-27 Nga xua đuổi chiếc F/A-18 hôm 13/8. Video: TvZvezda.
Sự việc xảy ra ở không phận quốc tế trên biển Baltic khi máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đang bay từ vùng lãnh thổ Kaliningrad về thủ đô Moskva.
Chiến đấu cơ F/A-18 số hiệu 12-26 của không quân Tây Ban Nha bám đuôi máy bay chở Bộ trưởng Shoigu ở khoảng cách tương đối gần, trước khi phải ngoặt gấp sang trái do bị một tiêm kích hạng nặng Su-27 xua đuổi. Chiếc Su-27 tiếp tục bám theo máy bay F/A-18 tới khi nó tách xa khỏi đội hình phi cơ Nga.
Một tiêm kích đa năng Su-35S sau đó cũng xuất hiện và bay sát chuyên cơ của Bộ trưởng Shoigu để hộ tống.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga bị tiêm kích NATO tiếp cận khi bay qua biển Baltic. Một chiến đấu cơ F-16 bay gần chuyên cơ của ông Shoigu hồi tháng 6/2017 và cũng bị tiêm kích Su-27 xua đuổi.
Hồi tháng 2 năm nay, tài khoản Instagram của một phi công Nga đăng video tiêm kích Su-27 thực hiện động tác áp sát và ngoặt gấp, buộc chiến đấu cơ F-15C Mỹ đổi hướng để tránh va chạm. Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc không được công bố, nhưng dường như nó diễn ra trên không phận quốc tế ở Biển Baltic. Một số nguồn tin cho rằng chiến đấu cơ Su-27 đang hộ tống máy bay chở quan chức Nga, khiến phi công hành động quyết liệt.
Nga luôn triển khai tiêm kích Su-27 hộ tống các chuyến bay quân sự tới vùng lãnh thổ Kaliningrad và ngược lại. NATO cũng thường xuyên điều chiến đấu cơ giám sát biên đội máy bay Nga, nhưng hai bên thường duy trì khoảng cách an toàn để tránh xảy ra va chạm.
Máy bay quân sự Nga và Mỹ từng nhiều lần chạm trán trên các khu vực giáp Nga như Biển Đen và Biển Baltic. Washington cáo buộc Moskva có hành động gây mất an toàn trong một số chuyến bay, khi tiêm kích Nga áp sát ở khoảng cách rất gần hoặc bật chế độ tăng lực và cắt mặt máy bay Mỹ.
Theo Nguyễn Tiến (VNE)
Chê chiến đấu cơ Su-35S Nga đắt, vì sao Trung Quốc vẫn muốn mua thêm?
Sở hữu 24 chiến đấu cơ Su-35S hiện đại nhất của Nga, Trung Quốc nắm rõ mọi tính năng kỹ thuật, chiến đấu của mẫu tiêm kích này, nhưng vì sao Bắc Kinh nhiều khả năng vẫn sẽ vung tiền mua thêm?
Su-35S là mẫu tiêm kích thế hệ 4 với nhiều tính năng chiến đấu vượt trội.
Theo National Interest, Trung Quốc hiện nay đã tự phát triển được tiêm kích tàng hình J-20 nên không cần đến các máy bay chiến đấu từ đối tác quân sự quen thuộc là Nga.
Moscow cũng chưa vội bán "quốc bảo" Su-57 cho Bắc Kinh, mà chỉ đề nghị bán thêm các chiến đấu cơ thế hệ 4 là Su-35. Truyền thông Trung Quốc nhận định, có lý do để Bắc Kinh sẽ gật đầu dù tiêu tốn một lượng lớn tiền của.
Năm 2015, Trung Quốc mua 24 chiến đấu cơ Su-35S của Nga để thay thế cho các phi đội Su-27, với giá lên tới 2,5 tỷ USD cho 24 chiếc.
Ngay sau khi Nga đánh tiếng chờ Trung Quốc hồi âm, kênh truyền hình quân đội Trung Quốc phát đi thông tin rằng Bắc Kinh có thể mua thêm các máy bay Su-35S.
Trung Quốc hiện có hơn 3.000 máy bay, trong đó 1.700 là máy bay chiến đấu. Quy mô của lực lượng này đông đảo như không quân Mỹ, nhưng hầu hết là máy bay lỗi thời.
Trong khi đó, Trung Quốc chưa thể sản xuất đại trà tiêm kích tàng hình J-20 vì thiếu hụt động cơ mạnh mẽ mà chỉ Nga mới sản xuất được.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông tin từ các chuyên gia quân sự, cho rằng Bắc Kinh vẫn rất cần mua thêm chiến đấu cơ Su-35S. Chuyên gia Fu Qianshao nói: "Su-35S không cần thiết phải là máy bay thay thế cho các phi đội lỗi thời của Trung Quốc vì mẫu máy bay này rất đắt đỏ. Nếu muốn thay thế, chỉ nên thay bằng các máy bay nội địa".
"Trung Quốc cũng đã có lô hàng 24 chiếc Su-35S nên đặc tính kỹ thuật, chiến đấu của mẫu máy bay này không còn gì bất ngờ. Lý do duy nhất để Trung Quốc mua thêm là để mở rộng phi đội Su-35S, qua đó giúp cải thiện năng lực hỗ trợ hậu cần. Ngoài ra, việc Trung Quốc ký thêm đơn hàng với Nga cũng mang yếu tố chính trị, vì Bắc Kinh cần phải giúp đỡ nền công nghiệp quân sự Moscow".
Nhà phân tích Trung Quốc kết luận, môi trường tác chiến trên không ngày nay không cần thiết phải huy động một lượng lớn máy bay như trong Thế chiến 2 và thời Chiến tranh Lạnh. Số lượng máy bay ít hơn nhưng các máy bay cũng đắt đỏ và hiện đại hơn.
Vậy nên mua số lượng lớn máy bay Su-35S là không cần thiết, nhưng bổ sung thêm vài chục chiếc nữa "để lấy lòng Nga" thì là điều khả thi, theo chuyên gia Trung Quốc.
Xét cho cùng, dù có mức chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, Trung Quốc vẫn chưa thể đạt độ tinh vi trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ quân sự. Đó là lý do Trung Quốc vẫn cần đến Nga, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)
Nga "không ngạc nhiên" với bình luận của ông Trump về vụ nổ động cơ tên lửa Trước đó, bình luận về vụ tai nạn gần đây liên quan đến thử nghiệm tên lửa mới của Nga, Tổng thống Donald Trump đã tự hào rằng Mỹ cũng có công nghệ "tương tự" nhưng tiên tiến hơn. Burevestnik từng được Tổng thống Putin giới thiệu là vũ khí chiến lược của Nga. Moscow hoàn toàn không ngạc nhiên khi Tổng thống...