Tiêm kích Rafale Pháp 2 lần đánh bại Su-30 Nga
Các đối tác quan trọng của Nga đã từ chối mua máy bay chiến đấu Su-30 để ủng hộ Rafale của Pháp.
Theo truyền thông Nga, mặc dù thực tế là khả năng của máy bay chiến đấu Su-30 vượt quá phẩm chất của tiêm kích Rafale do Pháp sản xuất, các chuyên gia đã hướng sự chú ý đến hai “chiến thắng cao cấp” của Rafale trước Su-30 cùng một lúc.
Cụ thể chúng ta đang nói về việc các đối tác quân sự quan trọng đã từ chối máy bay chiến đấu của Nga để mua ngay 60 tiêm kích Pháp, bất chấp giá thành của chiếc Rafale cao đến mức vô lý khi đặt cạnh Su-30.
Tiêm kích Rafale của Pháp đã chiến thắng Su-30 tại Ấn Độ và Ai Câp. Ảnh: UA Info.
“Năm 2019 là một giai đoạn thành công cho Rafale. Nhà sản xuất máy bay chiến đấu Dassault của Pháp đã cung cấp cho khách hàng 26 chiếc Rafale, con số này nhiều gấp đôi so với năm 2018 khi chỉ có 12 máy bay được bán ra”.
“Đây là một chỉ số rất quan trọng, không chỉ vì Rafale đang cạnh tranh trên những thị trường mà Nga có mặt. Ví dụ như Ấn Độ và Ai Cập, Pháp đã ký kết hợp đồng tương ứng cho 36 và 24 máy bay. Đồng thời chính Rafale đã khiến Ấn Độ từ bỏ ý tưởng mua sắm bổ sung Su-30MKI”, báo cáo của UA Info.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về “hoa hồng” nhưng cần làm rõ rằng Ấn Độ và Ai Cập thực sự đã chọn máy bay chiến đấu của Pháp thay vì tiêm kích Nga, đây được xem là thất bại lớn của Moskva và cần biện pháp khắc phục trong tương lai, nhất là về điều khoản hậu mãi.
Video đang HOT
Điểm yếu lớn của máy bay Nga được cho là giá thành khai thác cao, độ bền khung thân thấp và độ tin cậy không bằng sản phẩm phương Tây khi đặt cạnh.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Giao thông tê liệt tại Pháp vì đình công phản đối cải cách lương hưu
Các trạm tàu hỏa và tàu điện tại thủ đô Paris gần như trống trơn trong khung giờ cao điểm sáng 5/12 do kế hoạch đình công đã khiến người dân chủ động chuyển đổi phương tiện đi lại.
Nhà ga tàu hỏa Saint-Lazare ở Paris, Pháp, ngày 3/12/2019 gần như trống trơn. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 5/12, mạng lưới giao thông công cộng của Pháp gần như tê liệt hoàn toàn khi các nghiệp đoàn tại quốc gia này tổ chức đình công trên toàn quốc, yêu cầu Tổng thống Emmanuel Macron hủy kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu Byzantine.
Các trạm tàu hỏa và tàu điện tại thủ đô Paris gần như trống trơn trong khung giờ cao điểm sáng 5/12 do kế hoạch đình công đã khiến người dân chủ động chuyển đổi phương tiện đi lại hoặc quyết định làm việc tại nhà.
Bộ Giao thông Pháp cảnh báo giao thông trong ngày 5/12, 6/12 và có thể cả cuối tuần này sẽ rất khó khăn.
Công ty tàu hỏa quốc gia SNCF cho biết chỉ vận hành khoảng 10% công suất bình thường, trong khi Eurostar và Thalys đã hủy ít nhất 50% dịch vụ tàu nối Paris với London (Anh) và Brussels (Bỉ).
Cảnh sát chống bạo động xuất hiện dọc Đại lộ Champs Elysees ngay từ sáng sớm và tiến hành kiểm tra túi xách của người đi đường trước khi các hoạt động biểu tình đường phố bắt đầu diễn ra.
Chính phủ lo ngại các nhóm cực đoan có thể trà trộn vào dòng người biểu tình và gây ra những hành động phá hoại. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner cho rằng hàng nghìn đối tượng vô chính phủ và những thành phần quá khích của phong trào Áo vàng sẽ tham gia cuộc biểu tình lần này.
Ông yêu cầu các cửa hàng dọc các tuyến đường dự kiến xảy ra biểu tình tạm ngừng hoạt động tránh thiệt hại.
Khoảng 6.000 cảnh sát sẽ được triển khai, trong đó có hàng chục thành viên lực lượng phản ứng nhanh tuần tra bằng xe mô tô.
Đây được cho là một trong các cuộc đình công quy mô lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Pháp.
Hơn 50% giáo viên tiểu học và trung học sẽ tham gia kế hoạch biểu tình lần này, trong khi các phòng cấp cứu tại các bệnh viện trên cả nước sẽ hoạt động với lực lượng mỏng.
Các nghiệp đoàn giao thông không đặt ra ngày kết thúc kế hoạch đình công này.
Biểu tình nổ ra sau khi Tổng thống Macron công bố hơn 40 kế hoạch khác nhau nhằm rút gọn hệ thống lương hưu "cồng kềnh" của Pháp, trong đó có các đề xuất điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu và lương hưu, vì cho rằng hệ thống này tốn kém và không công bằng.
Ông hướng tới một hệ thống đơn giản, quy định mức lương hưu theo điểm để đảm bảo công bằng cho mỗi người hưởng lương.
Những nỗ lực cải cách lương hưu của các nhà lãnh đạo Pháp trong quá khứ đều không thành công.
Với Tổng thống Macron, kế hoạch này có vai trò quan trọng, định hình cho nửa nhiệm kỳ còn lại với những biện pháp cải cách khó khăn hơn trong đó có việc điều chỉnh trợ cấp lương hưu.
Vài tháng trước, giới chức Pháp từng phải đối mặt làn sóng biểu tình của phong trào Áo vàng phản đối tăng giá nhiên liệu./.
Theo vietnamplus.vn
Hôm nay, nước Pháp đứng trước nguy cơ tê liệt vì tổng đình công Một cuộc tổng đình công trên toàn nước Pháp quy mô lớn nhất trong vài năm qua đe doạ sẽ làm tê liệt nước Pháp trong ngày 5/12 và những ngày tiếp theo. Theo lời kêu gọi của nhiều công đoàn, nhiều đảng phái chính trị và các hiệp hội nghề nghiệp, hàng trăm nghìn người lao động Pháp dự kiến sẽ xuống...