Tiêm kích nghi của Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sân bay ở Azerbaijan
Các tiêm kích F-16 được cho là của Thổ Nhĩ Kỳ được chuyển tớ i sân bay Gabala của Azerbaijan, cách điểm triển khai hồi đầu tháng 10 khoảng 120 km.
Hãng Maxar hôm 25/10 công bố ảnh vệ tinh sân bay quốc tế Gabala của Azerbaijan hôm 19/10 cho thấy ít nhất 4 tiêm kích có thể là F-16 trong bãi đỗ. Một số nguồn tin cho biết có tới 6 tiêm kích F-16 xuất hiện tại sân bay Gabala.
Giới chuyên gia nhận định các tiêm kích F-16 này “gần như chắc chắn” là của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/7 triển khai 6 tiêm kích F-16 tới sân bay quốc tế Ganja của Azerbaijan để diễn tập chung với quân đội nước này. Sân bay Ganja nằm cách Gabala 120 km về phía tây, là thành phố lớn thứ hai của Azerbaijan và nhiều lần bị lực lượng Armenia pháo kích.
Một số nguồn tin cho biết các tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đồn trú tại Azerbaijan, thậm chí chúng bị nghi tham gia vào giao tranh tại vùng ly khai Nagorno-Karabakh cùng khu vực lân cận và bắn hạ một cường kích Su-25 của Armenia. Tuy nhiên, cả Thổ Nhĩ Kỳ cùng Azerbaijan bác bỏ thông tin này.
4 tiêm kích có thể là F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ tại sân bay Gabala, Azerbaijan, ngày 19/10. Ảnh: Maxar.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh bùng phát từ cuối tháng 9, được nhận định là lần đụng độ đẫm máu nhất từ năm 1994. Nagorno-Karabakh vốn là một tỉnh của Azerbaijan nhưng đa số dân cư là người gốc Armenia và luôn tìm cách ly khai.
Ảnh vệ tinh sân bay sân bay quốc tế Ganja do Planet Labs chụp ngày 3/10 cho thấy ít nhất hai tiêm kích có thể là F-16 cùng một vận tải cơ hạng nhẹ CN-235 đậu gần đường băng. Những chiếc máy bay này được cho là thuộc biên chế không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chưa rõ các tiêm kích F-16 đang thực hiện nhiệm vụ gì ở Azerbaijan. Chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận định “đội tiêm kích F-16 hiện diện liên tục tại Azerbaijan nhằm ngăn các đối tác của Armenia như Nga hoặc Iran can thiệp vào cuộc xung đột”.
Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan chưa bình luận về ảnh vệ tinh chụp tiêm kích được cho là F-16 tại Gabala. Azerbaijan nhiều lần khẳng định quân đội nước này “đủ sức giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng” và không có binh sĩ nước ngoài tham gia lực lượng của họ.
Video đang HOT
Vị trí thành phố Ganja của Azerbaijan (đánh dấu đỏ). Đồ họa: RFE/RL.
Xung đột quanh khu vực Nagorno-Karabakh bùng phát từ năm 1988, leo thang thành chiến tranh toàn diện năm 1992-1994 khiến hơn 40.000 binh sĩ và dân thường của cả hai phía thiệt mạng. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Nguy cơ lửa xung đột Armenia - Azerbaijan lan rộng
Tình hình xung đột giữa Armenia và Azerbaijan được cho là có thể trở nên trầm trọng hơn nếu các nước lớn như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc.
Một cuộc tranh chấp lãnh thổ âm ỉ kéo dài ở khu vực Caucasus đang bùng phát dữ dội trong những ngày gần đây với sự tham gia của xe tăng, trực thăng, pháo binh và bộ binh của Armenia và Azerbaijan. Cuộc chiến tranh cục bộ trên một khu vực miền núi có ít giá trị chiến lược này khiến cả chú ý thế giới khi nó thu hút cả những cường quốc lớn hơn như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh bùng phát hồi cuối tuần với số thương vong ở cả Armenia và Azerbaijan đều tăng. Ngày 29/9, Armenia cáo buộc một tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ căn cứ ở Azerbaijan đã bắn hạ một cường kích Su-25 của nước này. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đều bác bỏ cáo buộc.
Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố hôm 27/9 cho thấy binh sĩ nước này tại Nagorno-Karabakh. Ảnh: Azerbaijan's Defense Ministry.
Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống. Cộng đồng này đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nagorno-Karabakh, đòi ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia.
Armenia ủng hộ tích cực cho phong trào đòi ly khai ở Nagorno-Karabakh, thậm chí được cho là đã triển khai lực lượng quân sự đến đây. Tranh chấp giữa hai nước bùng phát thành cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn nổ ra lẻ tẻ xảy ra tại đây, trong đó có đợt đụng độ dữ dội năm 2016. Hai nước từ đó tới nay đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán, nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm vấn đề, do không bên nào chấp nhận phương án hòa giải do phía kia đưa ra.
Tuy nhiên, xung đột giữa hai quốc gia vùng Caucasus này có nguy cơ lan rộng, khi nó liên quan đến yếu tố địa chính trị, với sự tham gia của các "ông lớn" trong khu vực.
Armenia hiện là một thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Vardan Toghonyan, đại sứ Armenia tại Nga, cho biết khả năng nước này kích hoạt CSTO sau vụ "F-16 bắn rơi Su-25" đang được thảo luận.
CSTO là một liên minh quân sự do Nga dẫn đầu, tương tự NATO, trong đó cả khối có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho bất cứ thành viên nào bị nước ngoài tấn công. Nếu Armenia kích hoạt CSTO, Nga có thể bị kéo vào cuộc xung đột và đối mặt với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO.
Hôm 28/9, một cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ra tuyên bố lên án Armenia. "Chúng tôi tin rằng cuộc xung đột hiện nay có thể được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình nhưng phía Armenia không cho thấy họ hứng thú với điều đó", tuyên bố có đoạn.
Kêu gọi Armenia "ngừng vi phạm luật pháp quốc tế", quan chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng người dân và chính phủ Azerbaijan chống lại mọi hình thức xâm lược của Armenia hay bất kỳ quốc gia nào khác".
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn những phe phái đối lập nhau trong cuộc nội chiến ở Libya và Syria. Cùng lúc, hai nước vẫn duy trì quan hệ thương mại, ký các hợp đồng khí đốt tự nhiên và Thổ Nhĩ Kỳ còn mua tên lửa phòng không S-400 từ Nga, điều khiến Mỹ tức giận.
Vụ Armenia cáo buộc tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cường kích nước này đã làm dấy lên lo ngại về bóng ma chiến tranh ủy nhiệm trong khu vực.
"Việc đưa khí tài xâm phạm lãnh thổ một quốc gia thuộc Liên Xô cũ không phải hành động khiến Nga cảm thấy dễ chịu", Dmitry Trenin, giám đốc Trung tâm Moskva Carnegie, nhận xét. "Điều đó có thể vượt qua một lằn ranh đỏ chưa từng bị vượt qua trước đây".
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri S. Peskov ngày 28/9 cho biết Nga đang tìm cách giải quyết xung đột và rằng "chúng tôi hiện không muốn nói về các lựa chọn quân sự".
Suốt những năm qua, các cường quốc, đặc biệt là Nga, nước cung cấp vũ khí quân sự cho cả hai bên và giúp dẫn dắt một nỗ lực hòa bình quốc tế mang tên Tiến trình Minsk, đã can thiệp để ngăn xung đột giữa Armenia và Azerbaijan bùng phát thành chiến tranh tổng lực.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, do bị phân tán bởi đại dịch Covid-19 và tình hình chính trị ở Belarus, các nhà trung gian hòa giải quốc tế đã bỏ lỡ những dấu hiệu cảnh báo xung đột liên quan đến vùng Nagorno-Karabakh. Các lãnh đạo thế giới kêu gọi hai bên nhanh chóng ngừng bắn, song cả Armenia và Azerbaijan dường như đều đã sẵn sàng tâm lý cho một cuộc chiến lâu dài.
"Tất cả tín hiệu đều cho thấy xung đột đang bên ngưỡng leo thang", Olesya Vartanyan, nhà phân tích cấp cao về khu vực Caucasus tại Nhóm Khủng hoảng Toàn cầu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Trong khi đó, các kênh ngoại giao đều im lặng".
Những biện pháp giới hạn được đặt ra nhằm phòng chống Covid-19 đã ngăn cản nỗ lực ngoại giao con thoi. "Đây là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu một cuộc chiến", Vartanyan bình luận.
Cả Azerbaijan và Armenia đều đã ra lệnh tổng động viên. Sân bay quốc tế ở Baku, thủ đô Azerbaijan, hủy các chuyến bay hôm 28/9. Chính quyền Armenia thông báo về một cuộc phản công và tuyên bố giao tranh đang trở nên căng thẳng hơn.
Nguyên nhân giao tranh bùng phát hôm 27/9 hiện vẫn tranh cãi. Azerbaijan nói rằng Armenia nã pháo về phía biên giới, song Armenia lại nói họ là nạn nhân của một cuộc tấn công vô cớ.
Vùng Nagorno-Karabakh đang tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Đồ họa: SETI.
Quân đội Azerbaijan đã ra một tuyên bố khẳng định mục tiêu của họ là thay đổi hiện trạng bằng cách tái áp đặt quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh. "Các đơn vị quân đội Azerbaijan thực hiện chiến dịch chiến đấu nhằm tiêu diệt kẻ thù và giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng của chúng tôi", tuyên bố có đoạn.
Hãng thông tấn nhà nước Azerbaijan dẫn lời tướng Mayis Barkhudarov khẳng định quân đội sẽ "chiến đấu tới giọt máu cuối cùng để tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù và giành chiến thắng".
Đôi bên đều đưa ra con số khá cao về thương vong của đối phương. Azerbaijan nói đã giết chết 500 lính Armenia, trong khi Armenia nói đã tiêu diệt 200 lính Azerbaijan.
Các nhà phân tích ở khu vực đang ngày càng lo âu về nguy cơ các nước khác bị kéo vào cuộc xung đột, dù đây chỉ là một khả năng nhỏ.
Cuộc chiến tranh ở Nagorno-Karabakh kết thúc hồi năm 1994 nhờ lệnh đình chiến là một trong cuộc xung đột ác liệt nhất thời hậu Liên Xô. Ba nước gồm Nga, Mỹ và Pháp đã đồng ý làm trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn trong Tiến trình Minsk.
Giao tranh nổ ra giữa lúc Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres kêu gọi thực thi lệnh ngừng bắn trên toàn cầu nhằm tập trung cho nỗ lực chống đại dịch Covid-19.
Guterres hôm 27/9 kêu gọi Armenia và Azerbaijan ngừng giao tranh ngay lập tức và "quay trở lại các cuộc đàm phán có ý nghĩa" trong khuôn khổ Tiến trình Misnk. Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, hôm 28/9 cho hay ông đã nói chuyện qua điện thoại với cả lãnh đạo Armenia và Azerbaijan.
"Chúng ta đang nói về một cuộc xung đột đang diễn ra và chúng tôi kêu gọi một lệnh ngừng bắn, để những cuộc đối thoại có ý nghĩa được khôi phục không chậm trễ mà không có bất kỳ điều kiện tiền đề nào", ông nói.
Armenia tuyên bố bắn rơi cường kích Azerbaijan Armenia nói lực lượng phòng không tại Nagorno-Karabakh đã bắn rơi cường kích Su-25 Azerbaijan, trong bối cảnh hai bên cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn. "Các đơn vị phòng không tại Nagorno-Karabakh đã hạ một cường kích Su-25 ở hướng đông bắc. Phi cơ thuộc biên chế không quân Azerbaijan, bị bắn rơi khi hoạt động dọc tuyến biên giới...