Tiêm kích Nga “lùa” RC-135 Mỹ xâm phạm không phận Thụy Điển
Truyền thông Thụy Điển vừa đưa một thông tin sốc là máy bay trinh sát Mỹ buộc phải lao vào không phận Thụy Điển để trốn máy bay tiêm kích Nga.
Ngày 2-8, tờ báo Thụy Điển “Svenska Dagbladet” hé lộ một thông tin gây sốc là một máy bay trinh sát điện tử Boeing RC-135 của Mỹ đã xâm nhập trái phép không phận của Thụy Điển, sau khi cố gắng chạy thoát khỏi sự truy đuổi của máy bay tiêm kích Nga.
Theo bài báo, lúc đầu phi cơ này đã bị từ chối không cho phép bay vào không phận Thụy Điển, nhưng các phi công Mỹ đã bỏ qua mệnh lệnh này và cuối cùng đã bay qua đảo Gotland của Thụy Điển, hiện diện trái phép trong không phận nước này khoảng 14 phút.
Tờ “Svenska Dagbladet” dẫn nguồn một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Thụy Điển mà tờ báo vừa nhận được vào đầu tuần này khẳng định, sự việc nghiêm trọng này đã xảy ra vào ngày 18 tháng 7 nhưng bây giờ thông tin mới được hé lộ.
Tuy nhiên, “Svenska Dagbladet” cũng cho biết là hiện vẫn chưa có xác nhận chính thức nào từ phía Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này.
Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Mỹ đã từng bị Su-27 của Nga đe dọa
Được biết, trước khi vụ việc này xảy ra, một máy bay chiến đấu của Nga, mang theo tên lửa không đối không, cũng đã bay rất gần nhằm đe dọa một chiếc máy bay trinh sát RC-135, mà Mỹ công bố đang hoạt động ở không phận “quốc tế” trên khu vực biển Okhotsk.
Video đang HOT
Vụ việc xảy ra ngày 23-4 nhưng mãi đến ngày 3-6 sự việc mới được quan chức quốc phòng 2 bên tiết lộ. Một chiếc tiêm kích Su-27 của Nga đã tiến sát chiếc máy bay do thám RC-135 và bay ngay qua đầu máy bay của Mỹ ở khoảng cách chỉ khoảng 100 feet (chỉ hơn 30 mét).
Chiếc Su-27 cũng đã lật mở cánh để cho phi công của chiếc RC-135 nhìn thấy các tên lửa đối không mà máy bay này mang theo, có vẻ là để hù dọa máy bay Mỹ.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steven Warren cho hay, máy bay trinh sát RC-135 đang thực hiện một sứ mệnh thông thường trên không phận quốc tế, ở phía bắc Nhật Bản, cách bờ biển vùng Viễn Đông Nga khoảng 100 km thì bị chiếc Su-27 trên đe dọa.
Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Mỹ
Sau sự việc này, cả Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey đều đã trực tiếp bày tỏ sự quan ngại với phía Nga về “sự bất cẩn vô lý” của phía Nga. Một số nhà bình luận ở Mỹ cho rằng sự cố này còn tệ hơn những gì xảy ra thời “Chiến tranh lạnh”.
Trước đó, vào ngày 12-4, một chiếc máy bay chiến đấu Su-24 Fencer của Nga đã khiêu khích chiến hạm Mỹ khi trong vòng một tiếng rưỡi nó đã 12 lần bay sát sạt tàu khu trục DDG-75 USS Donald Cook với động thái “hết sức khiêu khích”, trong khi tàu đang di chuyển trên biển Đen.
USS Donald Cook được Mỹ điều tới vùng biển này vào ngày 10/4, sau sự kiện Crimea của Ukraine sáp nhập vào Nga, có nghĩa là nó bị máy bay Nga “dằn mặt” khi vừa mới vào biển Đen chưa đầy 48 tiếng. Sau đó, tàu USS Donald Cook phải cập vào cảng Costana ở Romania.
Được biết, chiếc máy bay chiến đấu của Nga không trang bị vũ khí. Trong 90 phút nghẹt thở này, chiếc Su-24 Fencer đã 12 lần bay qua tàu khu trục Mỹ với khoảng cách khoảng 900m, ở độ cao 150m, nhiều lần thực hiện các động tác bay mô phỏng một cuộc tấn công trên đầu chiến hạm Mỹ.
Chiếc Su-24 Fencer đã 12 lần bay qua tàu khu trục Mỹ với khoảng cách 900m, ở độ cao 150m
Ngày 15-04, báo Độc lập của Nga (Nezavisimaya Gazeta) dẫn nguồn từ “Reuters” cho biết, sự kiện chiếc Su-24 của Nga nhiều lần bay qua, bay lại trên đầu chiếc khu trục hạm DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ hóa ra còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn người ta tưởng.
Sau sự kiện này, các thành viên thủy thủ đoàn đã phải gặp nhà tâm lý học sau khi bị căng thẳng tâm lý vì những hành động nguy hiểm của chiếc Su-24. Sau đó, 27 thuyền viên của tàu khu trục nộp đơn từ chức và xin thôi việc. Bình luận về hành động này, họ nói rằng không có ý định mạo hiểm với tính mạng của mình.
Sự việc rất khôi hài khi DDG-75 USS Donald Cook là khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke, được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất “Tomahawk” và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa thuộc loại mạnh nhất trên thế giới. Còn Su-24 là chiếc tiêm/cường kích cổ lỗ, được Nga chế tạo trong giai đoạn thập niên 70-80 của thế kỷ trước.
Theo Đất Việt
Sau MH17, Mỹ cấm máy bay qua Triều Tiên vì sợ tên lửa bắn trúng
Hôm 21/7, Mỹ đã cấm các máy bay thương mại bay qua không phận và hải phận của Triều Tiên do lo ngại Bình Nhưỡng tiến hành phóng tên lửa đạn đạo mà không thông báo trước.
Theo hãng tin Yonhap, Triều Tiên là 1 trong 6 quốc gia được Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) liệt vào danh sách những khu vực nguy hiểm sau thảm họa máy bay dân dụng MH17 của Malaysian Airlines bị bắn rơi tại miền đông Ukraine hôm 17/7. Năm quốc gia khác nằm trong danh sách của FAA là Ethiopia, Iraq, Libya, Somalia và Ukraine.
"FAA nghiêm cấm các máy bay của Mỹ tiến vào khu vực không phận từ phía tây Bình Nhưỡng tới 132 độ kinh đông cũng như vùng không phận rộng lớn trên bờ biển phía đông Triều Tiên", Yonhap dẫn tuyên bố của FAA.
Hình ảnh tang thương tại hiện trường vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia tại miền đông Ukraine.
"Giới chuyên gia cảnh báo Triều Tiên thường tiến hành thử nghiệm các tên lửa đạn đạo mà không đưa ra cảnh báo trước. Điển hình, hồi tháng Ba, Triều Tiên đã bất ngờ bắn 2 quả tên lửa vào biển Nhật Bản", FAA thông báo cùng thông tin, trong năm nay, Triều Tiên đã cho phóng tổng cộng 90 quả tên lửa.
Hồi đầu tháng này, Mỹ cùng một số quốc gia đã ký tên vào bức thư gửi tới Chủ tịch của Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế (ICAO) về "những mối đe dọa nguy hiểm" từ các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hồi tuần trước từng khẳng định các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên không được thông báo trước là mối đe dọa tới sự an toàn của hàng không quốc tế và Bình Nhưỡng đã không chịu tuân thủ các quy định và luật lệ của ICAO.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Yonhap, thông tấn xã duy nhất của Hàn Quốc, có trụ sở ở Seoul. Yonhap cung cấp các bản tin quốc nội và quốc tế dưới dạng báo chí và truyền hình cũng như các dạng truyền thông đa phương tiện khác tại Hàn Quốc. Yonhap còn có các thỏa thuận hợp tác với 65 thông tấn xã nước ngoài khác bao gồm Thông tấn xã KCNA của Triều Tiên.
Theo Infonet
Máy bay Nhật Bản nhiều lần xuất kích ngăn chặn máy bay Nga Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, trong 3 tháng qua, việc các máy bay chiến đấu của Nhật Bản phải xuất kích để ngăn chặn máy bay của Nga xảy ra thường xuyên hơn so với máy bay Trung Quốc. Máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản Báo cáo của bộ này, công bố vào ngày...