Tiêm kích Mỹ bám đuôi sát thủ săn ngầm Nga
Tiêm kích F-18 Mỹ theo dõi biên đội máy bay săn ngầm Tu-142 Nga trong chuyến bay trên vùng biển quốc tế ở Thái Bình Dương.
“Biên đội máy bay săn ngầm Tu-142 của Hạm đội Thái Bình Dương thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hôm 23/4 trên không phận quốc tế ở Thái Bình Dương. Các phi cơ hoàn tất hành trình hơn 8.000 km trong 10 giờ, tổ bay đã thực hành nội dung bay trên địa hình trống trải không có địa vật và hiệp đồng tác chiến ở khu vực không có radar dẫn đường”, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết.
Tiêm kích F/A-18 Mỹ đã triển khai theo dõi biên đội máy bay Nga trong một số chặng bay. Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga khẳng định máy bay Tu-142 đã tuân thủ chặt chẽ quy tắc quốc tế về sử dụng vùng trời.
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Máy bay Tu-142 Nga bị tiêm kích NATO bám đuôi hồi tháng 3/2020. Ảnh: NATO .
Máy bay Mỹ và Nga từng nhiều lần chạm mặt trên không phận quốc tế. Hai bên thường tiến hành hoạt động tiếp cận, áp sát một cách chuyên nghiệp và an toàn.
Tu-142 là dòng máy bay săn ngầm và tuần thám biển tầm xa ra đời từ thời Liên Xô, dựa trên nền tảng oanh tạc cơ chiến lược Tu-95. Biến thể nâng cấp sâu Tu-142MK được trang bị nhiều hệ thống cảm biến hiện đại để phát hiện tàu ngầm dưới biển, cùng hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn cho tên lửa hành trình. Phiên bản Tu-142MZ ra đời trong thập niên 1990 với động cơ và hệ thống điện tử mạnh hơn.
Mỗi máy bay Tu-142MK/MZ có bán kính chiến đấu 6.500 km, mang được tối đa 9 tấn vũ khí trang bị gồm phao thủy âm, thủy lôi, ngư lôi và tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35. Khả năng phát hiện, tiêu diệt nhiều loại tàu ngầm khiến nó được mệnh danh là “sát thủ săn ngầm” hàng đầu của không quân hải quân Nga.
Máy bay săn ngầm Nga áp sát Mỹ
Quân đội Mỹ phát hiện biên đội máy bay săn ngầm Tu-142MZ Nga tiến vào Vùng nhận diện phòng không Alaska, nhưng không xâm phạm không phận Mỹ.
"Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) phát hiện và theo dõi hai máy bay tuần thám biển Tu-142 Nga tiến vào Vùng nhận diện phòng không Alaska lúc 19h ngày 25/1. Các phi cơ này hoạt động trong vùng trời quốc tế, không xâm phạm không phận Mỹ hay Canada", NORAD ra thông cáo cho hay.
Quân đội Mỹ không cho biết họ có triển khai tiêm kích giám sát biên đội Tu-142 Nga hay không.
Máy bay Tu-142MZ Nga trong một chuyến bay năm 2020. Ảnh: Russian Planes .
Bộ Quốc phòng Nga sau đó ra thông cáo cho biết hai máy bay săn ngầm Tu-142MZ đã thực hiện chuyến bay dài 11 tiếng theo kế hoạch trên biển Bering và Chukotsk với tổng quãng đường hơn 8.000 km.
"Các tổ lái thực hành nội dung bay trên địa hình đồng nhất, không có địa vật và cơ sở điện tử mặt đất để hỗ trợ định hướng. Biên đội được tiêm kích MiG-31BM của Hạm đội Thái Bình Dương hộ tống trên một số chặng bay. Các phi công tuân thủ chặt chẽ quy định sử dụng không phận quốc tế", thông cáo có đoạn viết.
Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Alaska kéo dài khoảng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển phía tây bang này. Máy bay Mỹ và Nga từng nhiều lần chạm mặt nhưng phi cơ Nga chưa từng xâm phạm không phận Mỹ. Hai bên thường tiến hành hoạt động tiếp cận, áp sát một cách chuyên nghiệp và an toàn.
Tu-142 là dòng máy bay săn ngầm và tuần thám biển tầm xa ra đời từ thời Liên Xô, dựa trên nền tảng oanh tạc cơ chiến lược Tu-95. Biến thể Tu-142MZ được phát triển trong thập niên 1990 với động cơ và hệ thống điện tử mạnh hơn.
Mỗi máy bay Tu-142MZ có bán kính chiến đấu 6.500 km, mang được tối đa 9 tấn vũ khí trang bị gồm phao thủy âm, thủy lôi, ngư lôi và tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35. Khả năng phát hiện, tiêu diệt nhiều loại tàu ngầm khiến nó được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm" hàng đầu của không quân hải quân Nga.
ADIZ Alaska (gạch chéo). Đồ họa: Wikipedia .
Tàu khu trục Mỹ áp sát Trường Sa Khu trục hạm USS John McCain của Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng hải qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm nay. "Hoạt động tự do hàng hải này nhằm ủng hộ các quyền, tự do đi lại và sử dụng các vùng biển một cách hợp pháp, được công nhận trong luật quốc tế", Hạm...