Tiêm kích MiG-23-98 Syria sẽ khiến F-16 Ankara ‘rụng như sung’?
Truyền thông Nga cho rằng gói nâng cấp MiG-23-98 tỏ ra là sự lựa chọn hợp lý đối với Không quân Syria khi phải đối đầu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trang Topwar của Nga cho rằng trong những ngày gần đây, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường hoạt động đánh phá dọc theo biên giới Syria, việc sử dụng các tổ hợp phòng không để chống lại chúng là rất khó khăn do bị ngăn cản bởi các dãy núi bao quanh, khiến F-16 có được tấm lá chắn tự nhiên.
Đối diện tình cảnh này, Không quân Syria cần tăng cường số phi vụ cất cánh để đánh chặn từ xa, nhằm trở thành cánh tay nối dài của lực lượng phòng không. Tuy nhiên số lượng chiến đấu cơ MiG-29 của Damascus hiện còn hoạt động được là rất ít.
Trước tình cảnh này, truyền thông Nga cho rằng Syria nên nâng cấp số tiêm kích MiG-23 vẫn còn khá nhiều trong biên chế lên chuẩn MiG-23-98, chiếc chiến đấu cơ hiện đại hóa này hoàn toàn đủ khả năng đối đầu F-16 Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiêm kích MiG-23-98 và các loại vũ khí hiện đại mà nó có thể sử dụng
Hiện tại, 20 tiêm kích chiếm ưu thế trên không thuộc gia đình MiG-23MF/ML đang phục vụ trong biên chế Không quân Syria, chúng có thể được nâng cấp lên phiên bản đa chức năng MiG-23-98-1/2/3 từng được OKB công bố vào thập niên 1990.
Quá trình hiện đại hóa sẽ giúp nâng cao năng lực của tiêm kích MiG-23ML/MF tiêu chuẩn với radar Moskit-23 sử dụng bo mạch dựa trên các mảng ăng ten của ống dẫn sóng (thay vì ăng ten Sapphire-23ML/RP-23ML đời đầu).
Video đang HOT
Với nâng cấp này MiG-23-98 mang được nhiều vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không RVV-AE, R-27R/T, R-27E; tên lửa không đối đất, không đối hạm Kh-25ML, Kh-29L/T/TD, Kh-31A/P và bom có điều khiển KAB-500L/KR. Theo các chuyên gia, MiG-23-98 có tính năng chiến đấu tương đương với tiêm kích thế hệ 4.
Ngoài ra gói phần mềm hiện đại hóa của MiG-23-98 cũng có thể tích hợp với thiết bị gây nhiễu điện tử tương tự Talisman của MiG-29, sẽ khiến cho tầm phát hiện mục tiêu của radar AN/APG-68 (V)9 mà F-16 Thổ Nhĩ kỳ mang theo giảm đi nhiều lần.
Do đó, khi sử dụng tên lửa không chiến dẫn đường cơ động hơn (so với gia đình AMRAAM), ví dụ như RVV-AE được trang bị cánh lái khí động học dạng lưới (cung cấp khả năng điều khiển quá tải 30 – 35G), MiG-23-98 có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho đối phương.
Tiêm kích MiG-23.98 sẽ là sự lựa chọn bổ sung đáng giá cho Không quân Syria
Không ít lợi thế đáng kể được coi là có khả năng tích hợp vào cơ sở điện tử hàng không của tiêm kích MiG-23-98-3, giúp nó kết nối với máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không A-50U, hay nhận thông tin từ radar N035 Irbis của Su-35.
Nhưng thật không may khi hiện tại, các nhóm chuyên gia của Bộ Quốc phòng Nga, cũng như các đại diện cấp cao từ MiG và Fazotron-NIIR chưa có bất kỳ sáng kiến nào cung cấp cho Không quân Syria một gói hỗ trợ kỹ thuật quân sự tương tự.
Điều này dẫn tới việc đồng minh chủ chốt của Nga ở Trung Đông vẫn sử dụng máy bay chiến đấu MiG-23ML tiêu chuẩn với năng lực tác chiến kém hơn nhiều so với F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cần sớm được thay đổi trong tương lai gần.
Tùng Dương
Theo Đatviet
Thổ phao tin bắn tiêm kích MiG-29SM Syria, phi công thiệt mạng?
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa tin về việc một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Syria bị "bắn hạ" trên bầu trời tỉnh Idlib.
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, máy bay chiến đấu MiG-29 của Syria đã bị phá hủy gần căn cứ không quân Sheyrat.
Hiện tại, thực tế vẫn chưa biết liệu máy bay có bị bắn hạ bởi một trong những tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) do phía Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao cho phiến quân, hay nó đã bị tiêm kích F-16 của Ankara bắn.
Tuy nhiên hiện tại một nguồn tin phía Syria đã lên tiếng xác nhận việc mất máy bay chiến đấu "Một chiếc MiG-29 của Không quân Syria đã bị phá hủy sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Sheyrath chỉ vài phút sau khi cất cánh. Phi công đã điều khiển đã thiệt mạng", nguồn tin cho biết.
Hiện trường nơi chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 của Không quân Syria bị rơi
Đánh giá qua các bức ảnh ghi lại tại hiện trường, chiếc máy bay thực sự đã bị phá hủy, nhưng các nguồn tin của Syria lại cho rằng trên thực tế, tiêm kích MiG-29 của họ đã bị rơi do trục trặc kỹ thuật cách căn cứ không quân Sheyrat vài km.
Cái chết của phi công điều khiển máy bay mặc dù đã được xác nhận, tuy nhiên suy đoán cho rằng chiếc MiG-29 bị bắn hạ đã được truyền thông Syria bác bỏ, điều này đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc chính xác điều gì đã dẫn đến thảm kịch.
Được biết vụ việc xảy ra vào ngày 5 tháng 3, tức là giữa lúc chiến sự với Thổ Nhĩ Kỳ đang diễn ra ác liệt và tiêm kích F-16 của Ankara thường xuyên hoạt động với tần suất lớn, đã bắn hạ ít nhất 3 chiến đấu cơ của Không quân Syria, vì vậy giả thiết tiêm kích MiG-29 bị trúng tên lửa từ F-16 đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận hơn cả.
Viên phi công điều khiển chiếc tiêm kích MiG-29 của Không quân Syria được thông báo là đã thiệt mạng
Ngoài ra các nhân chứng tại hiện trường cho biết chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 bị rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh. Rất khó để đánh giá bất kỳ trục trặc kỹ thuật nào trong hình ảnh được đăng tải, nhưng theo các nguồn tin, đây là máy bay chiến đấu MiG-29 đầu tiên của lực lượng vũ trang Syria bị mất kể từ năm 1989.
Trước đó có thông báo cho biết toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-29SE của Không quân Syria đã được nâng cấp lên chuẩn MiG-29SM và còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử treo ngoài loại Talisman do Belarus chế tạo.
Chí Linh
Theo Datviet
Bị S-200 Syria nhắm bắn, F-16 Thổ Nhĩ Kỳ vội vã tháo chạy Quân đội Syria được cho là đã sử dụng hệ thống phòng không S-200 để nhắm mục tiêu vào chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Tây Bắc Syria. Tuy vậy, hiện chưa có xác nhận nào về việc tên lửa có bắn trúng mục tiêu hay không. Do không có thông tin về vụ việc, nên...