Tiêm kích J-15 rơi, mộng ‘biển xanh’ của Trung Quốc thêm dài
Vụ tai nạn của chiến đấu cơ J-15 gần đây bộc lộ những hạn chế của Trung Quốc trong quá trình xây dựng lực lượng tác chiến biển xanh đáng tin cậy.
Tiêm kích Cá mập bay J-15 luyện tập hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh:Xinhua
Truyền thông Trung Quốc hôm qua xác nhận một chiếc tiêm kích J-15 của không quân nước này đã rơi khi luyện tập hạ cánh trên đường băng mô phỏng của tàu sân bay hồi tháng 4, khiến phi công thiệt mạng khi nhảy dù. Theo giới phân tích quân sự, sự cố này có thể là đòn giáng nặng nề vào giấc mơ biển xanh mà quân đội Trung Quốc vẫn đang ấp ủ.
“Vụ tai nạn chết người này có thể là dấu hiệu cho thấy chiến đấu cơ J-15 không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một chiếc tiêm kích hạm (tiêm kích có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay), và đây sẽ là nỗi thất vọng rất lớn cho hải quân Trung Quốc”, SCMP dẫn lời Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau, cảnh báo.
Tiêm kích J-15 chính là mẫu máy bay chủ lực hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên của Trung Quốc, cũng như những tàu sân bay đang được lên kế hoạch đóng mới. Tàu sân bay được coi là một công cụ quan trọng để Trung Quốc có thể vươn ra hoạt động ở những vùng biển xa, phục vụ cho tham vọng “biển xanh” của hải quân nước này. Để hiện thực hóa giấc mơ đó, hải quân Trung Quốc buộc phải có trong tay lực lượng không quân mạnh, với những chiếc tiêm kích hạm đáng tin cậy và hiệu quả.
Tiêm kích nhái
J-15 được Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương, Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 2012, dựa trên các công nghệ mà nước này tuyên bố là “tự phát triển”. Trả lời phỏng vấn Xinhua năm 2013, Sun Cong, người thiết kế mẫu máy bay này, tuyên bố rằng J-15 có sức mạnh không kém gì tiêm kích thế hệ 4 của phương Tây.
Ông này nói rằng tiêm kích J-15 có bán kính tác chiến hơn 1.000 km khi được lắp đặt động cơ nội địa WS-10A, “đạt tới các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới, gần bằng tiêm kích F/A-18 của Mỹ”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng xác nhận thông tin J-15 được gắn động cơ nội địa WS-10A chứ không phải động cơ Saturn AL-31F của Nga.
Khi J-15 ra mắt vào năm 2010, giới phân tích quân sự đã rất ngỡ ngàng với tiến bộ trong công nghệ hàng không Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế nhanh chóng nhận ra rằng mẫu tiêm kích có biệt danh là “Cá mập bay” này về cơ bản chỉ là bản sao chép của tiêm kích Su-33 được không quân Nga đưa vào biên chế từ giữa thập niên 1990.
Video đang HOT
Ria Novosti dẫn lời đại tá Igor Korotchenko, quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Nga, cho rằng việc Trung Quốc thử nghiệm hạ cánh thành công J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh không phải là thứ gì đó ghê gớm, bởi phiên bản gốc Su-33 đã cất hạ cánh thuần thục trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga từ lâu.
“Bản nhái J-15 của Trung Quốc không thể đạt được đến những tính năng hoạt động như tiêm kích hạm Su-33 của Nga. Tôi không loại trừ khả năng Trung Quốc quay trở lại đàm phán với Nga để mua thêm Su-33″, ông này nói.
Nhà thiết kế Trung Quốc Sun Cong cũng thừa nhận những thách thức gặp phải trong quá trình phát triển J-15. Ngoài yêu cầu phải có khả năng tác chiến không thua kém các máy bay hoạt động trên đất liền, tiêm kích hạm cần phải bay được ở vận tốc cực thấp để có thể đáp xuống đường băng ngắn trên tàu sân bay.
Một chiếc J-15 được vận chuyển bằng thang máy xuống khoang chứa máy bay của tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Chinanews
Với việc tự so sánh J-15 với F/A-18 Hornet của Mỹ, các nhà thiết kế Trung Quốc có vẻ như hy vọng rằng chiếc tiêm kích nhái này có thể hoạt động ưu việt hơn cả phiên bản gốc Su-33, để đóng vai trò là vũ khí đáng tin cậy trên các tàu sân bay hoạt động trên biển xa.
‘Đâm lao phải theo lao’
Các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng với sự cố khiến chiếc J-15 gặp nạn khi đang luyện tập hạ cánh trên đường băng tàu sâu bay mô phỏng, Trung Quốc sẽ còn phải khá lâu nữa mới có thể sở hữu một mẫu tiêm kích hạm có đủ độ tin cậy và hiệu năng tốt để mở rộng tầm hoạt động trên biển.
Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho biết phi công Zhang Chao lái chiếc J-15 trong khi hạ cánh hôm 27/4 đã gặp trục trặc với hệ thống điều khiển điện tử fly-by-wire, và đã cố gắng mở hết tốc lực động cơ để cứu máy bay nhưng không thành công. Chiếc tiêm kích đâm xuống đất, Zhang phóng dù ra ngoài và thiệt mạng khi bị chấn thương khi tiếp đất.
“Cũng giống như những vụ tai nạn trong quá trình bay thử nghiệm Su-27 trước đây, lý do được đưa ra là trục trặc trong hệ thống điều khiển, nhưng rất có thể đó là do vấn đề về chất lượng sản xuất”, chuyên gia Wong nhận định.
Hồi tháng một, tạp chí quốc phòng Kanwa ở Canada cho biết chương trình phát triển tiêm kích J-15 của Trung Quốc được tiến hành quá chậm chạp, không đủ đáp ứng yêu cầu của hải quân. Từ năm 2012 đến 2015, tập đoàn Thẩm Dương chỉ có thể chuyển giao cho hải quân Trung Quốc khoảng 10 chiếc J-15.
Chiến đấu cơ này đã nhiều lần thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng việc J-15 trang bị động cơ WS-10A vốn nổi tiếng với độ tin cậy kém, hiệu suất thấp đã ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xây dựng một phi đội tiêm kích hạm hiện đại, uy lực của hải quân Trung Quốc.
Tiêm kích J-15 hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: 81.CN
Một số nhà quan sát quân sự cho rằng với hiệu năng hoạt động kém, tính ổn định không cao, Cá mập bay J-15 ngày càng khiến hải quân Trung Quốc thất vọng, và có thể phải tính tới phương án tìm mẫu máy bay khác để thay thế tiêm kích này.
Bản thân nhà thiết kế J-15 Sun Cong cũng nói rằng ông hy vọng J-31 sẽ trở thành mẫu tiêm kích hạm tiếp theo của Trung Quốc. Khi được đăng tải trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tuyên bố này của ông Sun đã bị cắt bỏ khỏi bài phỏng vấn. Bắc Kinh từng úp mở về khả năng chế tạo tiêm kích hạm thế hệ mới J-31, tuy nhiên đến nay họ chưa có các động thái rõ ràng để phát triển mẫu máy bay này thay thế cho J-15.
Còn chuyên gia Wong cho rằng hải quân Trung Quốc đang ở thế “đâm lao phải theo lao” và không thể từ bỏ chương trình chế tạo J-15. “Vì trước mắt chưa có bất cứ mẫu máy bay nào thay thế, tôi cho rằng quân đội Trung Quốc sẽ không bỏ ngang kế hoạch, mà vẫn buộc phải tiếp tục sản xuất J-15″, ông nói.
Trí Dũng
Theo VNE
Ảnh hé lộ tiến độ hoàn thiện tàu sân bay mới của Trung Quốc
Ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy dự án tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc đang được hoàn thiện với tốc độ nhanh.
Ảnh vệ tinh cho thấy hiện trạng tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc . Ảnh:Stratfor
Quá trình xây lắp tàu được khởi động từ cuối năm ngoái tại Công ty Đóng tàu Công nghiệp Nặng Mới Đại Liên, phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh. Nhà chức trách Trung Quốc đang thi công dự án với tốc độ nhanh, theoStratfor.
Bức ảnh do các đối tác của tổ chức phân tích tình báo Stratfor tại công ty AllSource Analysis công bố cho thấy dự án đóng tàu Type 001A được thực hiện theo dạng mô-đun. Các chuyên gia, kỹ sư Trung Quốc chế tạo từng bộ phận riêng biệt sau đó lắp ghép lại tạo thành một con tàu hoàn chỉnh. Điều này giúp rút ngắn thời gian đóng tàu. Với tốc độ như hiện nay, tàu sân bay Type 001A có thể xuất xưởng vào đầu năm sau. Tuy nhiên, để đưa nó vào hoạt động chính thức trong hạm đội còn phải mất vài năm nữa.
Giới quan sát nhận định chương trình phát triển tàu sân bay là trọng tâm trong chiến lược củng cố, mở rộng năng lực hải quân của Trung Quốc. Ngoài việc góp phần gia tăng uy tín quân sự, tàu sân bay còn là một công cụ không thể thiếu để Bắc Kinh bảo vệ các tuyến đường cung ứng trên biển quan trọng. Chương trình tàu sân bay Trung Quốc mới đang chập chững đi những bước đầu tiên nhưng Bắc Kinh đã lên kế hoạch biên chế ít nhất ba tàu.
Tàu sân bay duy nhất mang tên Liêu Ninh mà Trung Quốc đang sử dụng thực chất là bản cải hoán của một tàu sân bay mà Ukraine đóng dở trước khi Liên Xô tan rã. Nó được biên chế từ tháng 12/2012. Con tàu này một ngày nào đó có thể tham gia các nhiệm vụ chiến đấu nhưng hiện tại Trung Quốc chủ yếu chỉ dùng nó cho mục đích huấn luyện, thực tập các hoạt động trên boong hay đào tạo phi công cất và hạ cánh trên biển.
Tàu sân bay Type 001A sẽ thừa hưởng những đặc điểm cơ bản của tàu Liêu Ninh, đồng thời được cải tiến ở một số chi tiết. Nó có lượng giãn nước trung bình khoảng 50.000 - 60.000 tấn, sở hữu hệ thống cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh bằng cáp hãm đà (STOBAR). Dù hiệu quả nhưng STOBAR vẫn thua kém so với hệ thống máy phóng CATOBAR mà Mỹ trang bị cho hạm đội tàu sân bay lớp Nimitz. CATOBAR cho phép các máy bay được phóng mang theo nhiều nhiên liệu và hàng hóa hơn.
Vì thế, Type 001A chỉ đơn giản như một bước đệm trong chương trình xây dựng hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc. Bắc Kinh dường như đang tìm cách để đưa chúng tiến xa hơn nữa với hệ thống CATOBAR hay thậm chí là cả động cơ đẩy hạt nhân, theo Stratfor. Trong tương lai, Trung Quốc có thể nắm trong tay các siêu tàu sân bay với kích cỡ và lượng giãn nước ngang bằng lớp tàu sân bay Nimitz Mỹ. Song đó là mục tiêu dài hơi. Để sánh ngang Mỹ, Trung Quốc vẫn cần hàng thập kỷ kinh nghiệm nữa.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Tàu sân bay Trung Quốc - phế phẩm trong mắt tướng lĩnh Mỹ Lầu Năm Góc tin rằng tàu sân bay Trung Quốc không sở hữu những công nghệ cần thiết để có thể đe dọa trực tiếp đến lực lượng Mỹ trên các vùng biển sâu. Tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc. Ảnh: PA Ngày 3/3, Xinhua dẫn lời Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo, cố vấn chính trị quốc gia, thành...