Tiêm kích Israel áp sát không phận Syria để thử S-300
Biên đội F-16 Israel xuất hiện trên bầu trời Lebanon sau khi phòng không Syria tiếp nhận hệ thống tên lửa S-300 của Nga.
Các tiêm kích F-16 của Israel. Ảnh: JNS.
4 tiêm kích F-16 Israel ngày 8.10 hoạt động trong thời gian ngắn trên vùng trời gần thành phố Tripoli của Lebanon, quốc gia có chung biên giới với Syria, trước khi quay đầu trở về căn cứ, Interfax hôm qua dẫn các nguồn tin phương Tây chuyên theo dõi tình hình hàng không quốc tế.
Dựa trên dữ liệu ghi nhận được, các nguồn tin này nhận định rằng không quân Israel nhiều khả năng tiến hành chuyến bay nhằm thăm dò, đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Syria vừa tiếp nhận từ Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm qua khẳng định đã bàn giao miễn phí ba hệ thống S-300PM với 24 xe bệ phóng cùng hơn 300 quả đạn tên lửa cho quân đội Syria. Theo kế hoạch, quân nhân Syria sẽ được huấn luyện trong ba tháng để vận hành hệ thống tên lửa hiện đại này.
Khi sở hữu S-300, lực lượng phòng không Syria được cho là có thể giám sát vùng trời rộng lớn, bao trùm không phận quốc gia láng giềng Lebanon, nhằm ngăn chặn nguy cơ bị tấn công bất ngờ từ trên không.
Lebanon giáp biên giới với cả Syria và Israel. Đồ họa: AlJazeera.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định chuyển giao S-300 cho Syria sau khi trinh sát cơ Il-20 của Nga bị phòng không Syria bắn nhầm hồi tháng 9 khiến 15 quân nhân thiệt mạng. Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc tiêm kích Israel đã cố tình núp bóng máy bay Nga, khiến phòng không Syria bị nhầm lẫn nên khai hỏa.
Israel bác cáo buộc, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các cuộc không kích trên lãnh thổ Syria để ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí cho lực lượng Hezbollah mà Tel Aviv coi là khủng bố.
Giới quan sát nhận định rằng dù quân đội Israel có thể đối phó được với S-300, hệ thống phòng không này sẽ buộc họ phải hành động cẩn trọng hơn trong các vụ không kích tiếp theo trên không phận Syria.
Theo Nguyễn Hoàng (VnExpress)
Chuyên gia: F-22 cũng không thể thoát khỏi S-300 tại Syria
Việc Nga chuyển giao hệ thống S-300 cho Syria đã khiến truyền thông Mỹ nghĩ rằng Không quân Mỹ nên triển khai máy bay tàng hình F-22 để loại phòng không Syria ra khỏi cuộc chiến.
Trong lúc đó, Washington cũng hứa cung cấp thêm F-35 cho Israel. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, máy bay thế hệ 5 vẫn không thể thoát khỏi các hệ thống của Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 khai hỏa. Ảnh: Sputnik.
Theo Sputnik dẫn lời các nhà quan sát quốc phòng, Không quân Mỹ có thể tận dụng việc Nga chuyển S-300 cho Syria để tìm hiểu các hệ thống phòng không này trên thực địa chiến trường. Công cụ được Washington sử dụng cho lần này sẽ là F-22 - "Chim săn mồi" được chế tạo đặc biệt để áp chế và phá hủy các hệ thống phòng không công nghệ cao. Tuy nhiên, theo ông Sergei Sudakov - giáo sự thuộc Học viện Khoa học Quốc phòng, việc người Mỹ có thể và người Mỹ sẽ làm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
"Chiến thuật mà người Mỹ dùng cho F-22 sẽ như sau: 1 hay vài chiếc F-22 đi vào khu vực radar của đối phương bằng tính năng tàng hình rồi sau đó bật hệ thống áp chế vô tuyến điện tử lên để làm nghẽn hệ thống nhận diện và dẫn đường của radar. Cùng lúc đó, các máy bay sẽ không kích các ổ radar, ống phóng tên lửa đánh chặn và sở chỉ huy của hệ thống", ông Sudakov giải thích.
"Sau khi chọc thủng lớp phòng không, một nhóm máy bay tiêm kích kiêm đánh bom sẽ được triển khai để hoàn toàn xóa xổ đối phương. Bị tê liệt bởi đòn tấn công tàng hình, phòng không bên địch sẽ không thể chống cự. Tuy nhiên, đây là lý thuyết trên giấy tờ".
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ. Ảnh: USAF.
Theo vị chuyên gia, kể cả các radar mặt đất không "thấy" được F-22, máy bay vẫn sẽ bị lộ mình khi bật hệ thống áp chế điện tử. Khi ấy, các hệ thống điều khiển mặt đất vẫn có thể xác định nguồn áp chế radar, qua đó phát hiện vị trí của máy bay và phóng tên lửa đối không nhằm tiêu diệt mục tiêu.
Trong tình huống này, điều duy nhất mà phi công "Chim săn mồi" có thể làm để đảm bảo an toàn là xác định khoảng khu vực hoạt động của phòng không đối phương. Tuy nhiên, biện pháp này không áp dụng được với các hệ thống S-300 vốn di động và có thể được triển khai tại một địa điểm mới. Cuối cùng, không một máy bay nào là tàng hình hoàn toàn cả, kể cả F-22 hoặc F-35.
"Việc F-22 có diện tích phản xạ radar thấp là điều ai cũng biết", phóng viên quân sự Mikhail Khodaryonok - chuyên gia có bề dày kinh nghiệm 29 năm về phòng không Liên Xô và sau này là Nga - cho biết.
"Thế nhưng, cho rằng máy bay hoàn toàn tàng hình trước hệ thống radar của S-300 lại là thái quá. Ở băng tần S, F-22 thực sự gần như tàng hình nhưng vẫn có cơ hội bắn được. Còn ở bằng tần VHF, F-22 có thể bị phát hiện dễ dàng", vị đại tá về hưu giải thích.
Băng tần S là một phần của băng tần vi ba thuộc phổ điện từ. Nó được định nghĩa theo một tiêu chuẩn của IEEE cho sóng vô tuyến với tần số trong dải 2 tới 4 GHz, tần số 3 GHz là ranh giới giữa UHF và SHF. Băng S được dùng cho radar thời tiết, radar tàu biển, vệ tinh thông tin, đặc biệt là NASA dùng cho liên lạc giữa tàu con thoi và trạm không gian quốc tế. Radar băng ngắn 10 cm có dải tần 1,55 tới 5,2 GHz.
Tần số rất cao (VHF) là dải tần số vô tuyến nằm từ 30 MHz tới 300 MHz. Việc phân bổ tần số do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) thực hiện.
Các dịch vụ sử dụng VHF là quảng bá vô tuyến FM, truyền hình, trạm di động mặt đất (khẩn cấp, kinh doanh, tư nhân và quân sự), liên lạc dữ liệu tầm xa với modem vô tuyến, vô tuyến nghiệp dư, liên lạc hàng hải, liên lạc điều khiển không lưu và dẫn đường hàng không (ví dụ như VOR, DME và ILS).
Theo ông Khodaryonok, việc truyền thông Mỹ hiện tại chê bai S-300 chỉ là "chuyện phiếm".
"Ngay bây giờ, khẩu chiến giữa 2 bên đang diễn ra. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng cả người Mỹ lẫn người Israel sẽ không tấn công các hệ thống S-300 được điều khiển bởi các chuyên gia Nga", ông Khodaryonok nhấn mạnh.
"Tuy nhiên, ngay khi hệ thống được chuyển giao cho các kíp điều khiển của quân đội Syria, Washington và Tel Aviv sẽ có thể thử việc này".
Nga tuyên bố sẽ tặng không các hệ thống S-300 cho Syria. Ảnh: AP.
Vị nhà báo quân sự chia sẻ rằng mức độ huấn luyện của binh sĩ Syria chưa đủ để đạt tới trình độ phòng không hiệu quả có chiều sâu như ở căn cứ không quân Khmeimim. Do đó, Moscow không thể mạo hiểm đặt danh tiếng của mình vào tay Damascus.
Để ngăn chặn Mỹ và Israel "giở trò", ngoài việc chuyển giao các hệ thống S-300, Nga còn cung cấp cho Syria hệ thống phân biệt bạn-thù độc nhất của Moscow, đồng thời hứa trợ giúp chống lại hệ thống áp chế vô tuyến điện tử của vệ tinh dẫn đường, radar trên không và hệ thống thông tin liên lạc chiến đấu của bất kỳ loại máy bay nào có ý định tấn công Syria.
Cuối cùng, nhà quan sát quân sự Andrei Kotz của Sputnik kết luận rằng Lầu Năm Góc sẽ phải suy nghĩ tới... 10 lần trước khi "dùng những chiếc máy bay tốt nhất để thử các hệ thống phòng không giống S-300. Duy trì danh tiếng của một loại vũ khí trong chiến tranh thực là con dao hai lưỡi. Chỉ cần 1 máy bay F-22 bị bắn hạ, không chỉ Không quân Mỹ bị tổn hại mà cả ngành công nghiệp quốc phòng cũng chịu thiệt hại danh tiếng cực kỳ lớn".
Theo Danviet
Israel có thể tiếp tục không kích ở Syria dù bị tên lửa S-300 đe dọa Theo hãng TASS, ngày 8/10, ông Alexander Zotov - cựu Đại sứ Nga tại Damascus và là chuyên gia phân tích chính trị, cho rằng Israel sẽ tiếp tục những chiến dịch không kích nhằm vào các lực lượng Iran và phong trào Hồi giáo Hezbollah, bất chấp việc Nga chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 cho Syria. Hệ thống phòng thủ...