Tiêm kích “hổ mang chúa” Su-27 Nga khiến NATO lo sợ nhất
Tiêm kích Su-27 của Nga được tạp chí Mỹ đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu thành công nhất, khiến Mỹ và đồng minh NATO lo ngại nhất.
Su-27 là một trong những mẫu chiến đấu cơ thành công nhất của Nga.
Theo National Interest, đối với phương Tây, các chiến đấu cơ Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh nổi tiếng nhất đều do cục thiết kế Mikoyan Gurevitch phát triển, bao gồm MiG-15, MiG-21, MiG-25 và MiG-29.
Nhưng chiếc tiêm kích thành công nhất của Nga phải kể đến Su-27 Flanker. Đây là mẫu chiến đấu cơ có nhiệm vụ đánh bại máy bay Mỹ và đồng minh NATO ở châu Âu. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Su-27 trở thành mẫu tiêm kích được xuất khẩu rộng khắp thế giới.
Trong cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, Không quân Mỹ trình diễn chiến đấu cơ F-15 và F-16 trong khi hải quân sở hữu F-14 và F/A-18. Ở thời điểm đó, Liên Xô chỉ có tiêm kích MiG-29 được đánh giá xứng tầm chiến đấu cơ Mỹ.
Chiếc Su-27 do tập đoàn Sukhoi phát triển sau này lấy theo hình mẫu của chiến đấu cơ F-15 Eagle. Mẫu thử nghiệm đầu tiên cất cánh vào ngày 20.5.1977, nhưng mãi đến năm 1985 những chiếc Su-27 đầu tiên được biên chế.
Mặc dù được thiết kế chú trọng năng lực không chiến giống như chiếc F-15 Eagle, Su-27 lại tỏ ra đa nhiệm hơn, khi có thể đồng thời đóng vai trò là máy bay đánh chặn hoặc trở thành cường kích tấn công mặt đất.
Tiêm kích Su-27 khi được trang bị đầy đủ vũ khí.
Su-27 xuất hiện khá muộn, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh nhưng cũng vì lý do đó mà tiêm kích do tập đoàn Sukhoi phát triển đạt được công nghệ và thành tựu kỹ thuật tiên tiến nhất, không bị giới hạn về khả năng hiện đại hóa.
Năng lực chiến đấu của chiếc Su-27 rõ ràng hoàn toàn vượt trội. Nó có thể đạt đến tốc độ 3.000 km/giờ, mang theo 8 tên lửa không-đối-không (đa số là tầm ngắn và tầm trung, số ít có thể tấn công ngoài tầm nhìn của mắt thường).
Video đang HOT
Su-27 cũng có thể mang theo nhiều loại tên lửa đối đất và bom. Su-27 là mẫu chiến đấu cơ gây tiếng vang khi được các phi công Nga thể hiện động tác nhào lộn cực khó gọi là cobra ( hổ mang chúa).
Khi thực hiện động tác nhào lộn này, máy bay ngẩng mạnh mũi lên cho đến khi ngả về phía sau, nhưng vẫn giữ hướng bay như cũ. Máy bay ra khỏi góc lớn hơn 90 độ, sau đó lại trở về chế độ bay bình thường mà hầu như không bị mất độ cao.
Hồi đầu năm 2017, chuyên gia phân tích về quốc phòng người Mỹ, Pierre Spray từng đánh giá cao Su-27 so với mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ. “Su-27 và thậm chí MiG-29 đều có sải cánh lớn hơn, động cơ mạnh hơn và mang nhiều vũ khí không đối không và không đối đất hơn… Vì vậy, F-35 sẽ hoàn toàn bất lực khi đối đầu với 2 loại máy bay này”.
Su-27 của Nga thực hiện động tác nhào lộn “hổ mang chúa”.
Phiên bản Su-27 Flanker chứng minh năng lực vượt trội khi trở thành món “hàng hot” trên thị trường vũ khí toàn cầu. Nó có mặt trong đơn vị không quân của 11 quốc gia trên thế giới, đa số thuộc về Nga và Trung Quốc.
Không quân Mỹ cũng từng mua 2 chiếc Su-27 của Belarus để làm máy bay huấn luyện chiến đấu cho các phi công Mỹ. Tổng cộng có 809 chiếc Su-27 được sản xuất với nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, trị giá mỗi chiếc ngày nay vào khoảng 30 triệu USD.
Thương vụ bán tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc được coi là sai lầm của Nga. Bởi Bắc Kinh sau đó đã bí mật tháo tung mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 này và sản xuất phiên bản nội địa tương tự mang tên J-11. Đây cũng là cơ sở để Trung Quốc sản xuất biến thể J-16 trang bị cho tàu sân bay.
Trong hơn 3 thập kỷ kể từ lần đầu tiên ra mắt, Su-27 đã tham gia vào nhiều chiến dịch quân sự trên khắp thế giới. Nhưng mẫu máy bay này chưa từng phải đối đầu trước máy bay đối phương ở trên không.
Su-27 trong biên chế không quân Nga từng tham chiến ở Syria và giành được không ít thành tựu.
Có thể nói, Su-27 là mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 cuối cùng vào biên chế không quân Nga và đã chứng minh năng lực vượt trội. Trải qua nhiều chương trình nâng cấp và bảo trì, những chiếc Su-27 sẽ vẫn còn hoạt động trong nhiều năm tới, cho đến khi tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 chính thức xuất hiện.
Theo Danviet
Uy lực siêu tên lửa Nga xuyên thủng mọi lá chắn Mỹ trong 10 phút
Siêu tên lửa Kh-47M2 Kinzhal là một trong bộ 3 vũ khí mới mà Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu hồi đầu tháng này, với khả năng tấn công mục tiêu ở tốc độ 12.000km/giờ và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tiêm kích MiG-31 phóng tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thế hệ mới.
Theo Military Today, Bộ Quốc phòng Nga mới đây công bố video tiêm kích MiG-31 Foxhound phóng siêu tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thế hệ mới. Đây là một trong bộ 3 vũ khí mới nhất của Nga, được ông Putin nói là đủ khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, đoạn video được làm mờ để giấu đi những thành phần quan trọng của tên lửa. Nhưng Kinzhal dường như là mẫu tên lửa đạn đạo hơn là tên lửa sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scramjet).
"Phi công lái MiG-31 đã phóng thành công tên lửa Kinzhal với độ chính xác cao vào mục tiêu giả định, trong một đợt huấn luyện chiến đấu", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố. "Tên lửa siêu thanh phóng đi đúng theo cơ thế hoạt động của hệ thống Kinzhal".
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa Kinzhal có thể tấn công cả mục tiêu di động trên mặt đất và trên biển. "Hệ thống Kinzhal được thiết kế để tiêu diệt cả mục tiêu trên mặt đất và mục tiêu trên biển. Kết hợp với tính năng chiến đấu vượt trội của tiêm kích MiG-31, tên lửa Kinzhal hoàn toàn không có đối thủ trên thế giới".
Kh-47M2 Kinzhal gắn trên tiêm kích MiG-31.
MiG-31 là máy bay phù hợp nhất để trang bị tên lửa Kinzhal vì tầm hoạt động, khả năng mang tên lửa cỡ lớn và tầm cao vượt trội. Máy bay có thể khai hỏa ở độ cao tới 20.000 mét, trong khi bay với tốc độ tối đa 3.500 km/giờ.
Tốc độ cao giúp MiG-31 dễ dàng đưa tên lửa Kinzhal vào vị trí phóng, tăng động năng cho tên lửa.
Theo các chuyên gia quân sự, Kinzhal thực chất chính là tên lửa đạn đạo Iskander, vốn có thể tự động thay đổi hành trình và quỹ đạo bay để né tránh hệ thống phòng thủ của đối phương.
Hiện chưa có bất kỳ một quốc gia nào khác trang bị tên lửa đạn đạo gắn trên chiến đấu cơ, nên tuyên bố của Nga nói Kinzhal không có đối thủ là hoàn toàn có cơ sở.
So với Iskander phóng từ mặt đất, Kinzhal có tầm bắn xa hơn, lên tới 2.000km. Tên lửa dùng để trấn áp hệ thống phòng thủ đối phương, vô hiệu hóa mục tiêu quan trọng và có thể dùng để tấn công cả tàu sân bay.
Kinzhal là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander.
Các chiến đấu cơ tàng hình Su-57 hay máy bay ném bom chiến lược Nga được cho là có thể mang theo Kh-47M2 Kinzhal. So với những tên lửa hành trình như Kh-55SM, Kh-101, Kinzhal vượt trội nhờ đạt tốc độ tối đa tới 12.000 km/giờ.
Tên lửa chỉ cần 10 phút để tấn công mọi mục tiêu trong phạm vi tấn công, chưa kể tầm hoạt động của tiêm kích MiG-31. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hay các tổ hợp tên lửa đánh chặn.
Kinzhal cũng có thể được trang bị đầu đạn nổ thông thường, hoặc đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ. Tên lửa Nga hiện tại tấn công mục tiêu chính xác nhờ vào hệ thống dẫn đường tiên tiến bằng vệ tinh.
Tronng video mô phỏng tính năng chiến đấu, Nga cũng cho thấy khả năng của Kinzhal khi bắn trúng tàu chiến giả định ở góc 90 độ.
Tên lửa Kh-47M2 Kinzhal tạo ra mối đe dọa không nhỏ với tàu sân bay Mỹ.
Việc Nga công bố Kinzhal được cho là làm tăng sức ép đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Mỹ và các đồng minh phải phát triển những cảm biến mới để phát hiện và xác định mục tiêu tiêu siêu thanh như Kinzhal.
Mỹ và NATO cũng có thể phải chế tạo thêm những tên lửa mới có thể ngăn chặn được Kinzhal. Sự xuất hiện của Kh-47M2 cũng là động lực để Mỹ hoàn thiện vũ khí laser và các tên lửa không đối không tầm xa.
Tuy vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis mới đây cho rằng tên lửa mới của Nga chưa thực sự ấn tượng.
"Tôi đã xem video mà ông Putin công bố. Tôi có thể nói là loại vũ khí này chưa làm thay đổi cán cân quân sự, ít nhất là trong thời điểm hiện tại", ông Mattis nói. "Người Nga đang đổ tiền vào loại vũ khí mà thực sự không làm thay đổi yếu tố quyết định trên chiến trường".
Theo Danviet
Bên trong nhà máy Belarus chuyên hồi sinh tiêm kích Su-30 Nhà máy sửa chữa số 558 phụ trách hàng loạt hợp đồng đại tu, nâng cấp tiêm kích MiG-29, Su-27 và Su-30 cho Nga và khách hàng nước ngoài. Nhà máy sửa chữa máy bay số 558 được thành lập ngày 26/6/1941, là một trong những đơn vị đại tu và hiện đại hóa phi cơ lớn nhất dưới thời Liên Xô và...