Tiêm kích F/A-18E Mỹ cất cánh bằng cầu nhảy
Hải quân Mỹ lần đầu công bố ảnh thử nghiệm khả năng cất cánh bằng cầu nhảy của tiêm kích F/A-18E/F nhằm thu hút đơn hàng của Ấn Độ.
Tạp chí Naval Aviation News của không quân hải quân Mỹ hồi đầu tháng đăng bài viết và hình ảnh về đợt thử nghiệm vận hành tiêm kích F/A-18E Super Hornet từ cầu nhảy ở căn cứ Patuxent River, bang Maryland. Thử nghiệm diễn ra từ giữa tháng 8, nhưng đây là lần đầu hình ảnh tiêm kích Super Hornet cất cánh từ cầu nhảy được công bố.
Chiếc F/A-18E cất cánh từ cầu nhảy ở căn cứ Patuxent River hồi tháng 8. Ảnh: US Navy .
Trong ảnh, chiếc F/A-18E của Phi đoàn Thử nghiệm và Đánh giá số 23 đang bật chế độ tăng lực động cơ rời khỏi cầu nhảy khi cất cánh. Máy bay dường như thử nghiệm với cấu hình cơ bản, không mang vũ khí hay thùng dầu phụ, chỉ có cụm thiết bị định vị và ghi nhận tham số bay ở hai đầu cánh.
Video đang HOT
Căn cứ không quân hải quân Patuxent River có hệ thống cầu nhảy từng được dùng để thử nghiệm mẫu F-35B, phiên bản có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL).
Tập đoàn McDonnell Douglas từng tiến hành thử nghiệm tương tự với những phiên bản F/A-18 Hornet đời đầu hồi cuối thập niên 1980, cho thấy cầu nhảy dốc 9 độ có thể rút ngắn một nửa quãng đường chạy cất cánh của mẫu tiêm kích này. Tuy nhiên, phiên bản F/A-18 Super Hornet có kích thước và khối lượng lớn hơn nhiều, đòi hỏi Boeing tiến hành các đợt mô phỏng và thử nghiệm hoàn toàn mới.
Đây dường như là nỗ lực nhằm thuyết phục hải quân Ấn Độ đặt hàng tiêm kích F-18 Mỹ. Hải quân Ấn Độ đã triển khai dự án Tiêm kích hạm Đa năng (MRCBF) nhằm biên chế thêm 57 chiến đấu cơ cho tàu sân bay INS Vikramaditya và INS Vikrant, bổ sung sức mạnh cho phi đội 45 máy bay chiến đấu MiG-29K do Nga phát triển.
Cả hai tàu sân bay của Ấn Độ đều dùng thiết kế cầu nhảy và cáp hãm đà, có ưu điểm là thiết kế và vận hành đơn giản, nhưng giới hạn đáng kể tải trọng vũ khí và nhiên liệu của phi cơ, cũng như chủng loại máy bay có thể vận hành.
Các tiêm kích F/A-18 Super Hornet trên tàu sân bay Mỹ hiện đều cất cánh bằng máy phóng bằng hơi nước hoặc điện từ, giúp chúng đạt vận tốc cất cánh cao hơn, quãng đường di chuyển trên tàu sân bay ngắn hơn và mang theo được nhiều vũ khí, khí tài hơn.
Tiêm kích F-18 Mỹ tập cất cánh bằng cầu nhảy
Tập đoàn Boeing và hải quân Mỹ đang thử nghiệm khả năng cất cánh bằng cầu nhảy của tiêm kích F/A-18E/F nhằm thu hút đơn hàng của Ấn Độ.
"Boeing và hải quân Mỹ đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm vận hành tiêm kích F/A-18 Super Hornet từ cầu nhảy ở căn cứ Patuxent River, nhằm chứng tỏ khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động của hải quân Ấn Độ. Chúng tôi đã thực hiện 150 chuyến bay mô phỏng trên máy tính và chứng tỏ phiên bản Super Hornet Block III đủ sức cất cánh từ cầu nhảy, bước tiếp theo là thử nghiệm trong thực tế", phát ngôn viên tập đoàn Boeing Justin Gibson cho biết hôm 19/8.
Nguyên mẫu F/A-18F Block III bay thử tại Mỹ hồi tháng 5. Ảnh: Boeing.
Căn cứ không quân hải quân Patuxent River có hệ thống cầu nhảy từng được dùng để thử nghiệm mẫu F-35B, phiên bản có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL).
Đây dường như là nỗ lực nhằm thuyết phục hải quân Ấn Độ đặt hàng tiêm kích F-18 Mỹ. Hải quân Ấn Độ đã triển khai dự án Tiêm kích hạm Đa năng (MRCBF) nhằm biên chế thêm 57 chiến đấu cơ cho tàu sân bay INS Vikramaditya và INS Vikrant, nhằm bổ sung sức mạnh cho phi đội 45 máy bay chiến đấu MiG-29K do Nga phát triển.
Tập đoàn McDonnell Douglas từng tiến hành thử nghiệm tương tự với những phiên bản F/A-18 Hornet đời đầu hồi cuối thập niên 1980, cho thấy cầu nhảy dốc 9 độ có thể rút ngắn một nửa quãng đường chạy cất cánh của mẫu tiêm kích này. Tuy nhiên, phiên bản Super Hornet có kích thước và khối lượng lớn hơn nhiều, đòi hỏi Boeing tiến hành các đợt mô phỏng và thử nghiệm hoàn toàn mới.
Tiêm kích F/A-18A cất cánh từ cầu nhảy hồi cuối thập niên 1980. Ảnh: US Navy.
Hải quân Ấn Độ hiện có một hàng không mẫu hạm là INS Vikramaditya ra đời từ thời Liên Xô và được Nga hoán cải, trong khi chiếc INS Vikrant đóng mới dự kiến biên chế vào năm 2023.
Cả hai tàu sân bay này đều dùng thiết kế cầu nhảy và cáp hãm đà, có ưu điểm là thiết kế và vận hành đơn giản, nhưng giới hạn đáng kể tải trọng vũ khí và nhiên liệu của phi cơ, cũng như chủng loại máy bay có thể vận hành. Các tàu sân bay Mỹ hiện đều sử dụng máy phóng bằng hơi nước hoặc điện từ để phóng tiêm kích.
Anh ra mắt máy bay chiến đấu thế hệ sáu Tempest Dự án Tempest hiện đang sử dụng sức mạnh kết hợp của hơn 600 cơ quan, tổ chức khác nhau. Chiến đấu cơ thế hệ 6 Tempest. Tổ chức Tempest và Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã tiết lộ hình ảnh chiếc máy bay mới. Đây được xem là chiến cơ thế hệ thứ sáu của quân đội Anh. Trong...