Tiêm kích F-35A hủy diễn tập vì sợ sét
Hà Lan thừa nhận phải hủy nội dung diễn tập của tiêm kích F-35A với oanh tạc cơ Mỹ hồi tháng 8 do lo ngại nguy cơ sét đánh.
“Các tiêm kích F-35A Hà Lan dự kiến cất cánh từ căn cứ không quân Leeuwarden để hộ tống phi đội B-52 Mỹ trong đợt diễn tập Allied Sky. Tuy nhiên, nguy cơ sấm sét quá lớn khiến chúng tôi không thực hiện nội dung đó”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hà Lan Sidney Plankman tiết lộ trong cuộc phỏng vấn hồi tuần trước.
Tiêm kích F-35A đầu tiên của Hà Lan hồi năm 2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hà Lan.
Bộ Quốc phòng Hà Lan cũng ra thông cáo giải thích nguyên nhân hủy nội dung diễn tập, cho rằng vấn đề nằm ở Hệ thống tạo khí trơ trên khoang (OBIGGS), được thiết kế để bơm khí nitơ vào hệ thống nhiên liệu, ngăn nguy cơ tích tụ hơi dầu và oxy dẫn đến cháy nổ.
Video đang HOT
“Một số tiêm kích F-35A Mỹ đã gặp tình trạng hỏng ống dẫn OBIGGS. Mỹ đã khuyến cáo các quốc gia vận hành F-35A tránh bay gần những trận giông sét, cũng như đưa phi cơ vào nhà chứa hoặc dựng cột thu lôi khi chúng không hoạt động. Một số chiếc F-35A Hà Lan cũng được phát hiện hỏng ống dẫn OBIGGS, nguyên nhân đang được điều tra”, thông cáo có đoạn viết.
Cuộc diễn tập Allied Sky diễn ra ngày 28/8, trong đó biên đội 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52H Mỹ bay qua không phận 30 quốc gia thành viên NATO. 4 máy bay thuộc Không đoàn ném bom số 4 bay đơn lẻ trên bầu trời châu Âu, trong khi hai chiếc còn lại bay theo biên đội tại Mỹ và Canada.
Các nước NATO và đối tác đều cử tiêm kích hộ tống những chiếc B-52H. Quân đội Hà Lan khi đó cho biết nhiệm vụ của những chiếc F-35A bị đình chỉ do “thời tiết xấu”.
Tiêm kích F-35 đang gặp hàng loạt vấn đề với khả năng chống sét. Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết cấu trúc composite của F-35 không có khả năng phòng chống sét thụ động như các tiêm kích đời cũ dùng vỏ kim loại. Một số quan chức Mỹ cũng nghi ngờ độ tin cậy của OBIGGS sau khi phát hiện nhiều ống dẫn từ hệ thống này đến thùng dầu chính của tiêm kích F-35 bị hư hại hồi đầu năm nay.
Ngay cả khi OBIGGS hoạt động bình thường, vẫn còn nhiều nghi ngại về tính hiệu quả của nó, khi những chiếc F-35 không duy trì đủ lượng khí trơ trong 12 tiếng sau chuyến bay như yêu cầu. Điều đó buộc các kỹ thuật viên phải áp dụng nhiều phương án chống sét và cháy nổ thay thế, tăng chi phí và thời gian bảo dưỡng phi cơ.
Không quân Hà Lan đặt mua tổng cộng 46 tiêm kích F-35A, trong đó 8 chiếc đầu tiên đã được bàn giao trong giai đoạn 2016-2019 nhưng đóng quân tại Mỹ để tham gia huấn luyện phi công. Phi cơ đầu tiên được triển khai trên lãnh thổ nước này hồi tháng 11/2019, nhưng có nguy cơ hỏng vỏ tàng hình vì xe cứu hỏa phun nhầm bọt chữa cháy trong lễ đón.
Lính Mỹ diễn tập đột kích tàu trên Biển Đông
Binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ tham gia cuộc diễn tập đột kích, khống chế "tàu nước ngoài" chở vũ khí tại khu vực Biển Đông.
Cuộc diễn tập đột kích được tiến hành trên Biển Đông hôm 6/9 với sự tham gia của các binh sĩ thuộc đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh (MEU) 31 và nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng USS America, theo thông cáo ngày 15/9 của thủy quân lục chiến Mỹ.
"Trong cuộc diễn tập, tàu đổ bộ USS Germantow đóng vai tàu nước ngoài bị xác định không tuân thủ luật lệ và vận chuyển hàng lậu. Tàu đổ bộ USS New Orleans và tàu sân bay trực thăng USS America triển khai nhiệm vụ đột kích", thông cáo cho biết, nhưng không nêu cụ thể địa điểm cuộc diễn tập.
Binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ tham gia diễn tập trên Biển Đông ngày 6/9. Ảnh: US Marine.
Các binh sĩ thủy quân lục chiến từ trực thăng MH-60 và CH-53E đu dây đổ bộ lên USS Germantow, cắt phá chướng ngại vật mô phỏng, di chuyển qua các lối đi nhỏ hẹp của con tàu để bắt các nghi phạm chống đối và xác định vị trí kho vũ khí bất hợp pháp.
Nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng USS America và MEU 31 sẽ tiếp tục hoạt động tại Biển Đông "trong khoảng thời gian ngắn" trước khi triển khai các cuộc diễn tập ở nơi khác trong khu vực, thông cáo cho biết. Tuy nhiên, thủy quân lục chiến Mỹ không công bố vị trí của lực lượng ở Biển Đông và thời điểm cụ thể họ rời khỏi vùng biển.
Đợt diễn tập của thủy quân lục chiến Mỹ nằm trong chuỗi hoạt động huấn luyện của quân đội nước này tại Biển Đông. Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan của Mỹ hồi tháng 7 hai lần diễn tập chung tại Biển Đông. Nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan hồi giữa tháng 8 tổ chức diễn tập phòng không trên khu vực Biển Đông, song không công bố vị trí cụ thể.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: Google.
Mỹ triển khai nhiều hoạt động quân sự tại Biển Đông trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc xấu đi trên nhiều lĩnh vực. Trung Quốc hồi tháng 8 phóng hai tên lửa chống hạm tại Biển Đông, truyền thông nước này nhận định đó là "lời cảnh báo rõ ràng tới Mỹ". Vụ phóng xảy ra một ngày sau khi Trung Quốc cáo buộc một trinh sát cơ U-2 xâm nhập vùng cấm bay để do thám cuộc diễn tập của quân đội nước này.
Mỹ sẽ tăng hiện diện quân sự đối phó Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ đang xem xét các hoạt động triển khai quân sự ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đảm bảo chống lại mọi mối đe dọa từ Trung Quốc, theo các nhà phân tích. Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ James McConville gần đây cho biết ông đang đặt "hỏa lực chính xác tầm xa" là ưu tiên hàng đầu và...