Tiêm kích F-35 tự bay hơn 11 phút dù không có phi công
Phi công bị cáo buộc đã nhận định sai tình hình, thoát khẩn cấp khỏi tiêm kích F-35 trong điều kiện nguy hiểm dù máy bay vẫn còn bay được.
Thủy quân lục chiến Mỹ ngày 31.10 công bố kết luận điều tra vụ tiêm kích F-35B tự bay trong hơn 11 phút sau khi phi công nhảy dù vào ngày 17.9.2023, theo CBS News.
Tiêm kích F-35B. ẢNH: THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ
Báo cáo kết luận vụ ta.i nạ.n là do lỗi phi công. Người này đã nhận định tình hình “không chính xác”, cho rằng đang gặp tình huống bay khẩn cấp ngoài tầm kiểm soát và kích hoạt ghế phóng thoát ra dù “máy bay vẫn còn bay được”.
Theo báo cáo, điều kiện bay và nhận thức khi đó là cực kỳ khó khăn. Phi công nhảy dù khỏi chiếc F-35 giữa một cơn bão lớn sau khi gặp nhiều sự cố hỏng hóc về điện và hiển thị.
Sau khi phi công thoát ra, chiếc máy bay trị giá 100 triệu USD tiếp tục tự bay trong 11 phút 21 giây với quãng đường hơn 112 km trước khi rơi xuống vùng nông thôn gần thị trấn Hemmingway, bang Nam Carolina.
Phi công nhảy dù hạ cánh xuống một con đường và vào nhà dân nhờ gọi lên đường dây khẩn cấp 911, báo cáo chiếc F-35 bị mất tích. Hiện trường được tìm ra một ngày sau đó.
Trước khi rơi, chiếc F-35 đã “cày” ngang qua một khu rừng rậm, cánh đồng bông vải và đậu nành. Những mảnh vỡ được tìm thấy trong khu vực dài gần 550 m và rộng nhất 91 m. Càng đáp phía trước của chiếc F-35 được tìm thấy còn dính trên một thân cây cao.
Các nhà điều tra cho rằng máy bay có thể tự bay xa như vậy là nhờ hệ thống kiểm soát hành trình bay tự động. Trong khi đó, quân đội bị mất dấu chiếc F-35 là do máy bay bay thấp, bộ hồi đáp tín hiệu bị vỡ và một phần vì công nghệ tàng hình tiên tiến của dòng tiêm kích thế hệ 5 này.
Trước khi nhảy dù, phi công gặp tình huống về điện, gây hỏng hệ thống vô tuyến, bộ hồi đáp tín hiệu, hệ thống dẫn đường và hệ thống hạ cánh. Tuy nhiên, các hệ thống dự phòng đã giúp máy bay “có thể bay được”, xét đến việc máy bay đã tiếp tục bay trong thời gian dài sau khi phi công nhảy dù.
Vụ việc không gây thương tích cho ai trên mặt đất nhưng gây phá hoại mùa màng và đất rừng tư nhân. Báo cáo không đưa ra đề xuất kỷ luật nào cho vụ việc.
Tuy nhiên, đại tá Charles Del Pizzo (49 tuổ.i) xác nhận với Defense News rằng ông là người đã lái chiếc máy bay đó. Ông Ddel Pizzo cho biết Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Eric Smith đã ra lệnh cách chức ông khỏi vị trí chỉ huy Phi đội thử nghiệm và đán.h giá số 1 sau khi xem xét báo cáo điều tra.
Mặc dù các nhà điều tra cho rằng ông Del Pizzo đã tuân theo quy trình phù hợp và không lơ là trách nhiệm, song ông đáng ra có thể tiếp tục lái máy bay và quyết định nhảy dù là một sai lầm.
UAV 'trợ thủ' chỉ điểm mục tiêu thành công cho F-35 trong thử nghiệm mới
Thủy quân lục chiến Mỹ vừa thông báo đã hoàn thành thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) XQ-58A với vai trò sát cánh cùng tiêm kích F-35.
Trang Business Insider ngày 24.10 đưa tin Thủy quân lục chiến Mỹ hồi đầu tháng này đã tổ chức diễn tập tại căn cứ không quân Eglin ở bang Florida. Trong đó, có kế hoạch triển khai UAV XQ-58A Valkyrie với vai trò hỗ trợ phát hiện và truyền dữ liệu mục tiêu cho tiêm kích F-35.
Thủy quân lục chiến nói XQ-58A "đã chứng minh hiệu quả khả năng cảm biến, cung cấp dữ liệu quan trọng để hỗ trợ tiêm kích thế hệ thứ 5 xác định mục tiêu, nhanh chóng hoàn tất kế hoạch tiê.u diệ.t. Đây là lần thử nghiệm thứ 4 của UAV này.
UAV XQ-58A Valkyrie (phía dưới) bay cùng tiêm kích F-35 của Mỹ trong cuộc diễn tập đầu tháng 10. ẢNH: THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ
XG-58A Valkyrie là mẫu UAV tàng hình đang được thử nghiệm, với nhiệm vụ chính là thu thập dữ liệu và trinh sát thông tin cho máy bay cùng cặp. Khi tác chiến trên không truyền thống, các tiêm kích thường sẽ nhóm theo cặp, với một phi cơ chính và chiếc còn lại đóng vai trò "trợ thủ" (wingman).
Chiếc UAV mới còn được gọi là "trợ thủ trung thành", với khả năng tự động nhờ vào trí tuệ nhân tạo. Thủy quân lục chiến Mỹ cho hay trong quá trình tác chiến, UAV Valkyrie phối hợp với F-35B và các máy bay khác, cùng lực lượng mặt đất để cập nhật thông tin qua nền tảng kỹ thuật số.
UAV XG-58A Valkyrie, được sản xuất bởi Công ty Kratos Defense & Security Solutions (Mỹ) được đán.h giá là có thể cải thiện năng lực tác chiến của tiêm kích F-35, chiến đấu cơ chủ lực của quân đội Mỹ. Thủy quân lục chiến đã đặt mua 2 chiếc UAV này theo chương trình mua sắm năm 2022.
So tài chiến đấu cơ thế hệ 5: J-20 có ngang sức F-35?
Các loại UAV ngày càng thể hiện được vị thế trên chiến trường và được giới chuyên gia quân sự đán.h giá có thể thay đổi phương thức tác chiến trong tương lai. Hiện nhiều UAV đã được triển khai tiến hành các cuộc tấ.n côn.g trong xung đột tại Trung Đông và Ukraine.
Tiêm kích bom Su-34 Nga rơi vì lỗi kĩ thuật Quân đội Nga xác nhận một tiêm kích bom Su-34 gặp nạn ở vùng núi Bắc Ossetia do lỗi kĩ thuật, khiến các phi công điều khiển thiệ.t mạn.g. Tiêm kích bom Su-34 của Nga. Ảnh: GettyImages Thông tấn Nga RiaNovosti hôm nay (11/6) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận "một máy bay quân sự Su-34 của không quân...