Tiêm kích F-35 còn sót gần 900 lỗi
Dòng tiêm kích tàng hình F-35 vẫn còn 871 lỗi có thể ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chiến đấu, dù đã được biên chế nhiều năm.
Hãng tin Bloomberg hôm 12/1 công bố nội dung báo cáo sắp công bố của Trưởng ban Kiểm tra Vận hành và Đánh giá hoạt động thuộc Lầu Năm Góc Robert Behler, trong đó cho biết tiêm kích F-35 “vẫn tồn tại lượng lớn vấn đề”, phần nhiều trong số này được phát hiện trước khi kết thúc giai đoạn phát triển và thử nghiệm hồi tháng 4/2018.
Theo báo cáo, tiêm kích F-35 hiện còn ít nhất 871 lỗi, chỉ giảm hai lỗi so với đầu năm ngoái và 941 lỗi hồi năm 2018. Những lỗi phần cứng và phần mềm chưa được khắc phục này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sẵn sàng chiến đấu và bảo dưỡng của dòng F-35.
Phát ngôn viên Văn phòng F-35 thuộc Lầu Năm Góc Laura Seal từ chối bình luận cho tới khi báo cáo của Behler được công bố.
Video đang HOT
Dây chuyền chế tạo tiêm kích F-35 của Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin .
Ngoài vấn đề kỹ thuật, dự án F-35 cũng đối mặt tình trạng thiếu 10 tỷ USD ngân sách trong giai đoạn 2021-2025. Chính quyền Tổng thống Donald Trump thông qua ngân sách 78 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, mua sắm, vận hành, bảo dưỡng và xây dựng cơ sở hạ tầng cho dòng F-35 trong 5 năm tới, trong khi Lầu Năm Góc ước tính sẽ cần đến 88 tỷ USD.
Dự án tiêm kích F-35 được khởi động từ năm 2001, thời điểm tập đoàn Lockheed Martin được chọn làm nhà thầu cho chương trình Tiêm kích Tiến công Liên quân (JSF). Mỹ đã xuất xưởng và bàn giao tổng cộng 600 tiêm kích F-35 trong số 3.200 chiếc dự kiến được chế tạo. Dù nhiều phi đội F-35 đã được biên chế tại 9 quốc gia, dự án vũ khí đắt nhất lịch sử Mỹ với giá trị 1.500 tỷ USD vẫn chưa hoàn tất phát triển, khi nhiều máy bay xuất xưởng gặp vấn đề kỹ thuật.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và duy trì lực lượng Ellen Lord hôm 2/1 hủy “Cột mốc C”, thời điểm ra quyết định tăng tốc hết công suất với dây chuyền sản xuất hàng loạt tiêm kích F-35 dự kiến diễn ra vào tháng 3 năm nay.
Quyết định cho phép sản xuất hết công suất được coi là “con dấu chứng nhận” của Lầu Năm Góc rằng tiêm kích F-35 đã được thử nghiệm đầy đủ, có hiệu quả với những mối đe dọa nguy hiểm nhất, có thể đáp ứng mục tiêu bảo dưỡng và dây chuyền chế tạo vận hành hiệu quả.
Mỹ cân nhắc "xuất xưởng" 50 tiêm kích F-35 cho UAE, dự kiến thu về 10 tỉ USD
Sau khi được thông báo chính thức, Quốc hội Mỹ có thể đồng thuận hoặc ngăn chặn việc mua bán này.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa tuyên bố chấp thuận thương vụ bán 50 chiếc máy bay tiêm kích F-35 cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đồng thời cho biết sẽ cố gắng đảm bảo duy trì lợi thế quân sự cho Israel. Thỏa thuận này có giá trị lên đến 10 tỉ USD.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Enge xác nhận một thông báo không chính thức đã được gửi tới Quốc hội vào hôm 30-10. "Khi Quốc hội xem xét thương vụ này, cần phải chắc chắn rằng những thay đổi mới sẽ không khiến lợi thế quân sự của Israel gặp rủi ro" - ông tiết lộ.
Tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Reuters
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đặt ra mục tiêu để đưa ra thông báo chính thức về thỏa thuận với UAE trong những ngày tới. Sau khi được thông báo chính thức, Quốc hội Mỹ có thể đồng thuận hoặc ngăn chặn việc mua bán này.
Thông thường, quy trình thông qua giao dịch mua bán mặt hàng phức tạp như máy bay F-35 sẽ mất khoảng 40 ngày, nhưng chính quyền Washington đang cố gắng để rút ngắn thời gian xuống chỉ còn vài ngày nhằm đáp ứng mục tiêu đạt được thỏa thuận trước ngày Quốc khánh của UAE.
Trước đó, vào tháng 9, Mỹ và UAE đã bày tỏ mong muốn đạt được thỏa thuận cho thương vụ mua bán máy bay tiêm kích tàng hình F-35 vào đúng ngày Quốc khánh của UAE, được tổ chức vào ngày 2-12 hằng năm.
Trong khi đó, bất kỳ thỏa thuận bán vũ khí nào giữa Mỹ với các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông khác đều phải đáp ứng thỏa thuận lâu dài với Israel rằng thương vụ ấy không làm suy giảm lợi thế quân sự của Israel. Israel ban đầu tỏ ra dè dặt trước thương vụ này cho đến tuần trước, chính quyền nước này đã rút lại những phản đối của mình sau khi chắc chắn rằng Mỹ sẽ đảm bảo duy trì ưu thế quân sự của Tel Aviv.
Theo đó, Washington phải đảm bảo rằng loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Israel "có chất lượng vượt trội" so với vũ khí được bán cho các nước láng giềng.
Mỹ hoãn sản xuất F-35 hết công suất Lầu Năm Góc hoãn vô thời hạn giai đoạn sản xuất hết công suất F-35 do mẫu tiêm kích tàng hình này chưa hoàn tất thử nghiệm. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và duy trì lực lượng Ellen Lord đã hủy "Cột mốc C", thời điểm ra quyết định tăng tốc hết công suất với dây chuyền sản xuất...