Tiêm kích F-35 cải tiến có thể “phanh gấp” giữa trời
Bản nâng cấp tiêm kích tàng hình F-35 của không quân Mỹ có thể thực hiện cú “dừng đột ngột” giữa không trung, một điều khó tin dường như chỉ xuất hiện trong phim ảnh.
Thiếu tá Hanche bên chiếc F-35 nâng cấp.
Thiếu tá Morten Hanche là phi công Na Uy đầu tiên lái chiếc F-35 cho biết chiếc máy bay có thể “phanh gấp như một chiếc xe hơi giữa không trung”. Điều này giúp phi công có thể tránh khỏi sự truy đuổi của máy bay địch và lợi dụng tích tắc giữa trời để bắn hạ kẻ thù.
Trong phim Top Gun, tài tử Tom Cruise lái chiếc F-14 và bắn hạ máy bay Nga Mig. Tuy nhiên, trong thực tế F-14 không thể làm được điều này vì nó không có tính năng kĩ thuật giúp dừng giữa không trung khi đang lao đi như tên bắn.
F-35 Lightning II là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật và chiến đấu không đối không.
Video đang HOT
Thiếu tá Hanche đã tiết lộ về tính năng mới này của chiếc F-35 trong bài mới nhất trên blog cá nhân của anh. Hanche viết bài phản bác những lời chỉ trích F-35 trị giá 100 triệu USD mà tính năng không chiến chưa bằng chiếc F-16 tuổi đời hơn 40 năm.
Thiếu tá Hanche tin rằng siêu tiêm kích tàng hình F-35 có nhiều nâng cấp đáng giá hơn nhiều F-16. Hanche từng bay hơn 2.200 giờ trên chiếc F-16. Hanche cho biết sự nâng cấp này giúp máy bay có thể thực hiện những điều không tưởng như bộ phim Top Gun công chiếu năm 1986.
Tài tử Tom Cruise trong bộ phim Top Gun năm 1986.
Hanche nói: “Tôi có thể lái máy bay nhẹ nhàng như không rồi dừng đột ngột. Việc phanh chiếc F-35 giữa bầu trời chẳng khác gì phanh trên một chiếc xe hơi trong tình huống khẩn cấp”.
Hanche cho biết điều này rất quan trọng để buộc máy bay địch phải thay đổi chiến thuật, hoặc thậm chí giúp cục diện xoay chuyển hoàn toàn khi kẻ đi săn thành con mồi.
Thiếu tá người Na Uy cũng tự tin khẳng định chiếc F-35 có hệ thống khóa mục tiêu tốt hơn nhiều so với F-16. Nhờ hệ thống Góc tấn công (AOA), máy bay F-35 có thể tấn công mục tiêu ở những góc độ rộng và khó hơn nhiều so với máy bay “tiền bối”.
Khả năng “dừng giữa không trung” giúp F-35 có thêm không gian chiến đấu với máy bay địch.
Thiếu tá Hanche kết luận: “Tôi vẫn phải học hỏi nhiều kĩ thuật mới nhưng rất ấn tượng với màn trình diễn của F-35. Tôi khẳng định F-35 giúp tôi có nhiều không gian để chiến đấu hơn so với chiếc F-16 trước đây”.
Theo Danviet
Máy bay F-35 sẽ có công nghệ tấn công mạng
Chương trình Phi cơ Chiến đấu Đa chức năng F-35 Lightning II của Lockheed Martin hiện đang phát triển một hệ thống tấn công mạng gắn dưới cánh.
"Các công ty hiện đang phát triển một hệ thống bí mật không làm cản trở tín hiệu của F-35", Chuẩn Đô đốc Randy Mahr phát biểu tại một hội nghị của Hiệp hội Vũ khí Chính xác tại Springfield, Virginia.
Phi cơ chiến đấu F-35A cùng dàn vũ khí của nó.
Ông Mahr đã trả lời tạp chí IHS Jane rằng hệ thống này hiện đang "trong giai đoạn thử nghiệm" và không được hãng Lockheed Martin thiết kế, nhưng ông không tiết lộ tên của nhà cung cấp.
Trong khi đó, Chuẩn Đô đốc Mahr cho biết, phiên bản cất cánh - hạ cánh thẳng đứng của F-35 sẽ có thể lắp đặt bom đường kính ngắn Raytheon GBU-53/B (còn có tên là SDB II).
Một số hãng tin đã từng đưa tin khoang để vũ khí của F-35B, phiên bản nhỏ nhất trong số 3 phiên bản chính thức, không mang được loại bom này do bị vướng động cơ cất cánh và hạ cánh.
"SDB II sẽ vừa khoang chứa của F-35B", ông Mahr khẳng định. "Chúng tôi chỉ cần di chuyển ống thủy lực và lùi hệ thống dây điện ra khoảng 1,5cm là bom sẽ để vừa".
Ông cũng nhấn mạnh rằng hiện SDB II hiện vẫn đang trong quá trình phát triển và sẽ chưa sẵn sàng đưa vào hoạt động cho đến khi phần mềm Block IV của máy bay được hoàn thành (nghĩa là khoảng năm 2021).
Theo Infonet
Người Mỹ lạc quan khi F-35A thử thành công bom Dù F35A lần đầu thử nghiệm ném bom trong tập trận nhưng người Mỹ tin rằng kế hoạch trang bị máy bay này vào tháng 6/2016 vẫn đúng tiến độ. Theo CNN ngày 1/3, tiêm kích F-35A tại căn cứ Không quân Hill ở bang Utah, Mỹ lần đầu tiên thực hiện ném bom dẫn đường bằng laser GBU-12. Phát biểu sau sự...